Lưu ý doanh nghiệp chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại
Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, bên cạnh những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại như ưu đãi về mặt thuế quan, doanh nghiệp đang phải đối diện nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Các dây chuyền dệt may của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An tại KCN Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, việc tham gia 14 FTA đã tham gia đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Điều này thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ mức 15 tỷ USD vào năm 2001 lên gần 100 tỷ USD năm 2011 và dự kiến đạt 270 tỷ USD vào năm 2020.
Cùng với việc gia tăng xuất khẩu, số vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài với hàng hóa Việt Nam cũng đang gia tăng. Các chuyên gia thương mại cũng chỉ ra rằng nếu như giai đoạn 2005 – 2010 mới chỉ có 21 vụ việc thì đến giai đoạn 2016 tới tháng 11/2020 là 99 vụ.
Đáng lưu ý, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Lý giải của các chuyên gia cho thấy, nguyên nhân chính của xu thế gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam là do xuất khẩu tăng nhanh với tác động tích cực từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các FTA.
Video đang HOT
Hơn nữa, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường các nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất tại các nước đề nghị Chính phủ họ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước bối cảnh đó, các chuyên gia lưu ý doanh nghiệp Việt cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài bằng cách không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, bất hợp pháp. Đây cũng là biện pháp an toàn hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể tham gia để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Cùng với đó, doanh nghiệp nên xây dựng một chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện.
Mặt khác, các chuyên gia cũng khuyến cáo doanh nghiệp chủ động hơn khi tham gia vào các vụ việc phòng vệ thương mại cũng như trả lời các câu hỏi của bên điều tra, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu theo đúng yêu cầu, chuẩn bị thời gian, luật sư phiên dịch… Bởi chính sự chủ động hợp tác, tham gia của doanh nghiệp quyết định đến 90% kết quả của vụ điều tra.
Hơn nữa, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, chứng từ đầy đủ và rõ ràng. Đặc biệt, phải có bộ phận pháp chế, nghiên cứu các quy định về thương mại, cân nhắc tư vấn từ luật sư am hiểu pháp luật quốc tế khi cần thiết.
Theo các chuyên gia, các biện pháp đối phó với phòng vệ thương mại được chuẩn bị chủ động sẽ khiến doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Bởi, các vụ khởi xướng điều tra có thể bắt đầu với bị đơn là một hoặc một vài doanh nghiệp nhưng nguy cơ thiệt hại cho cả ngành hàng là rất lớn. Vì thế, doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi thông tin, tích cực phối hợp với hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý Nhà nước để cùng giải quyết hiệu quả.
Quý I, Công ty Bảo hiểm Nông nghiệp lãi ròng gần 82 tỷ đồng, tăng 36%
Lợi nhuận quý I của ABIC chủ yếu đến từ mảng kinh doanh bảo hiểm với mức tăng 11,6%, dù tăng trưởng từ mảng tài chính cao hơn, ở mức 22%.
Ảnh minh họa.
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với lợi nhuận đạt được khả quan.
Theo đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 14%, đạt 473 tỷ đồng.
Nguồn thu phí từ mảng sức khoẻ và tai nạn con người chiếm chủ yếu 71,6% và đạt 338,9 tỷ đồng; Thu phí từ xe cơ giới đứng thứ 2 với tỷ lệ 14,1%, 66,7 tỷ đồng; Thu phí từ tài sản và thiệt hại chiếm 10,6%, đạt 50,6 tỷ đồng; Thu phí từ nông nghiệp chỉ vỏn vẹn 602 triệu đồng, tỷ trọng 0,12%...
Trong kỳ, phí nhượng tái bảo hiểm tăng 54%, đạt 24,7 tỷ đồng. Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác về bảo hiểm cũng gấp 2,4 lần cùng kỳ, đạt 8,8 tỷ đồng.
Do đó, doanh thu thuần về kinh doanh bảo hiểm tăng 17%, đạt 396 tỷ đồng.
3 tháng đầu năm, ABIC chi bồi thường bảo hiểm gốc 96,2 tỷ đồng, tăng gần 20%, trong đó chủ yếu chi bồi thường sức khoẻ và tai nạn con người 67,7 tỷ đồng (70,5%); bồi thường xe cơ giới 23 tỷ đồng (24%); bồi thường tài sản và thiệt hại 3,8 tỷ đồng (4%), bồi thường nông nghiệp 49 triệu đồng (0,5%)...
Tổng chi phí kinh doanh bảo hiểm trong kỳ là 204 tỷ đồng, tăng 23%.
Lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm tăng 11,6%, đạt 191 tỷ đồng.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đạt 33,3 tỷ đồng, tăng 22%, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi có kỳ hạn. Lợi nhuận khác đóng góp 416 triệu đồng.
Trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 3 tỷ đồng, ở mức 123 tỷ đồng, khiến lợi nhuận trước thuế tăng gần 30%, đạt 102 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 82 tỷ đồng, tăng 36%.
Tính đến 31/3/2020, tổng tài sản của ABIC đạt 2.679 tỷ đồng, tăng 4,3%, chủ yếu tăng ở khoản tiền mặt 69% lên 80,5 tỷ đồng và tăng ở khoản mục phải thu ngắn hạn khác 54% lên 96 tỷ đồng.
FPT Retail (FRT) với bài toán dòng tiền khi nào quay trở về trước thềm ĐHCĐ 2020 CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã chứng khoán FRT - sàn HOSE) sẽ tổ chức đại hội cổ đông 2020 vào chiều ngày 28/04/2020. Doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 15.320 tỷ đồng, lợi nhuận là 220 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 21% so với thực hiện năm 2019. Đồng thời, FRT lên...