Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi dùng ngoài là loại thuốc có từ xa xưa và thường được gọi là thuốc mỡ.
Ảnh minh họa: Internet
Dạng mỡ
Là dạng thuốc có thể chất mềm, thành phần cấu tạo nhiều tá dược thân dầu như: lanolin, vaselin, mỡ, sáp… Ưu điểm là có tác dụng dịu nhẹ đối với da và niêm mạc, nhưng nhược điểm là hạn chế sự trao đổi chất bình thường giữa chỗ bôi thuốc và môi trường bên ngoài, gây bẩn da quần áo và khó rửa sạch bằng nước. Dạng này thích hợp với loại da khô, sần sùi, sừng hóa.
Dạng kem
Cũng có thể chất mềm mịn. Tá dược là các chất nhũ tương chứa một lượng chất lỏng đáng kể. Dạng này không cản trở sự trao đổi chất bình thường giữa chỗ bôi thuốc và môi trường bên ngoài, không gây bẩn và dễ rửa. Tác dụng là làm dịu nhẹ và làm chỗ bôi thuốc được khô ráo mát mẻ, có khả năng hút các dịch tiết ra khỏi vết thương, giữ độ ẩm cần thiết cho da. Dạng thuốc này thuận lợi với các tổn thương có dịch rỉ hoặc dùng để bôi vào các hốc sâu như âm đạo.
Dạng gel
Có tá dược là các polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp. Dạng này có ưu điểm dễ bám thành lớp mỏng lên da hoặc niêm mạc, không cản trở sự trao đổi chất bình thường giữa chỗ bôi thuốc và môi trường bên ngoài. Tác dụng làm dịu da, không gây bẩn quần áo, dễ rửa. Dạng gel này và các dạng khác như xịt, phun thích hợp với các tổn thương ở vùng có nhiều lông như da đầu hoặc nếp gấp (nách, bẹn). Đặc biệt, thuốc không thấm qua da lành, thích hợp vùng da hoặc niêm mạc bị tổn thương hay mẫn cảm với tá dược béo.
Thuốc bôi có chứa corticoidsm
Video đang HOT
Khi bôi, corticoid được hấp thu vào tế bào da. Corticoid ngăn chặn các tế bào da tạo ra các chất gây viêm khi da tiếp xúc với kích thích hay dị nguyên (tác nhân gây dị ứng). Khi có các chất gây viêm thì các mạch máu ở da giãn nở rồi sưng đỏ ngứa.
Có các loại corticoid với tiềm năng khác nhau. Ví dụ: hydrocortison 1% có tiềm lực trung bình; triamcinolon acetonide 0,1%, betamethason valerate 0,1%, fluticason propionate có tiềm lực mạnh; clobetasol propionate 0,05% có tiềm lực rất mạnh…
Khi dùng corticoid, thầy thuốc và bệnh nhân hay nghĩ đến tác dụng phụ. Tuy vậy, tác dụng phụ còn phụ thuộc vào tiềm lực của thuốc, thời gian sử dụng, vị trí và độ lớn của vùng da bôi.
Hay gặp nhất là teo da (da mỏng đi), giãn mạch (mạch máu giãn nở và nổi rõ dưới da), mất sắc tố tạm thời ở vùng da bôi. Riêng da mặt mỏng, hấp thu corticoid rất dễ nên dễ gây tổn thương da do thuốc. Vì vậy, chỉ dùng corticoid có tiềm lực nhẹ và theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên dùng corticoid ở phụ nữ có thai, cho con bú trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.
Lưu ý: các dạng thuốc trên khi bôi phải vô khuẩn. Do đó, thuốc còn lại của đợt điều trị trước hoặc thuốc còn lại của người trước đã sử dụng thì không nên dùng.
Theo Sức khỏe đời sống
Các sai lầm hay gặp khi dùng thuốc
Có bệnh thì phải dùng thuốc, nhưng phải dùng đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều.
Nhiều người có thói quen tự ý dùng thuốc ngay cả khi chưa có bệnh hoặc không biết cách sử dụng thuốc. Khi đó, thuốc sẽ không phát huy được tác dụng chữa bệnh mà người sử dụng sẽ gặp những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
Không dùng thuốc corticoid tùy tiện.
Bôi thuốc mỡ chứa corticoid: chữa bách bệnh về da
Thuốc mỡ (dạng cream bôi) chứa corticoid là những chế phẩm có tác dụng nhanh trong điều trị một số bệnh ngoài da, sẩn ngứa, dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh... Thuốc được hấp thu nhanh, nhiều ở vùng da mỏng như: bẹn, bìu, hố nách, mặt cổ và da đầu. Được hấp thu ít là bôi ở vùng cẳng tay, đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay. Qua da, lượng thuốc được hấp thu sẽ phân bố vào da, cơ, gan, ruột và thận.
Tuy thuốc mỡ corticoid có tác dụng tốt và nhanh nhưng không phải là thuốc chữa được "bách bệnh" về da. Mặt khác, thuốc còn có chống chỉ định trong một số trường hợp và có những tác dụng phụ, phản ứng quá mẫn như viêm da, ngứa, trứng cá đỏ, thậm chí có thể bị teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát...
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của corticoid bôi tại chỗ là gây teo da. Biến chứng này thường xảy ra sớm với các loại corticoid tác dụng mạnh như clobetasol propionate, fluocinolon acetonide... Trẻ em có nguy cơ teo da cao nhất. Dùng phối hợp với corticoid toàn thân hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng sau thoa thuốc cũng làm tăng nguy cơ teo da.
Biểu hiện của teo da bao gồm các vết bầm tím, da trở nên bóng và có các khía. Khi dùng thuốc chỉ bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh, nếu bôi dày, bôi nhiều lần (hơn 3 lần/ngày), kéo dài (quá 1 tuần) thì dễ bị tác dụng phụ của corticoid và các thành phần phối hợp. Đối với một số người có cơ địa quá mẫn cảm, nếu bôi lâu ngày, nhất là ở vùng da mỏng (da vùng cổ, mặt, lòng trong cánh tay...) sẽ gây teo da, giãn mạch.
Việc lạm dụng thuốc mỡ corticoid trong thời gian dài còn bị phản tác dụng vì thuốc không ngăn ngừa được bệnh tái phát, mà khi tái phát, bệnh lại nặng hơn trước, cứ thế người bệnh luôn phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, người ta còn thấy tác dụng chống viêm của các corticoid có thể bị giảm nhanh khi dùng nhắc lại.
Tuyệt đối không được bôi thuốc mỡ corticoid lên vùng da bị nấm (hắc lào, lang ben...) hay lên các vùng da tổn thương do virut (herpes, thủy đậu...) hoặc các vết thương hở đang có nhiễm khuẩn cấp tính sẽ làm bệnh nặng thêm và lan rộng.
Dùng thuốc nhỏ mắt để phòng bệnh
"Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng" - câu này nói lên sự khó chịu thế nào khi bị đau mắt. Vậy nên nhiều người khi thấy mắt có hơi chút lộm cộm là đi mua thuốc nhỏ mắt về dùng. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt chứa nhiều hoạt chất khác nhau, để điều trị, chủ yếu có hai loại: thuốc chỉ chứa kháng sinh và thuốc kết hợp corticoid với kháng sinh.
Việc lạm dụng thuốc sẽ gây những hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là loại thuốc kết hợp corticoid với kháng sinh. Trong thành phần thường có một kháng sinh là: polymyxin, neomyxin hoặc chloramphenicol (có tác dụng chống nhiễm khuẩn) và một thành phần là corticoid như dexamethason (có tác dụng chống viêm).
Khi tra, nhỏ các thuốc có chứa các thành phần trên sẽ nhanh chóng làm giảm đỏ mắt. Thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị đau mắt đỏ và được dùng trong các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm thượng củng mạc... Corticoid là chất kháng viêm rất mạnh, dùng đúng chỉ định sẽ có kết quả tốt trong điều trị. Còn sử dụng corticoid không đúng chỉ định sẽ gây biến chứng.
Thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ, chói mắt khi ra trời nắng, thị lực giảm nhiều). Biến chứng đáng sợ của thuốc nhỏ mắt chứa corticoid là gây tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và gây giảm thị lực vĩnh viễn...
Dùng men vi sinh cùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh đang là loại thuốc bị lạm dụng nhiều nhất hiện nay khiến cho vi khuẩn ngày càng nhờn và kháng lại kháng sinh. Điều này làm đau đầu các nhà quản lý và giới chuyên môn. Nhiều trường hợp tự mua kháng sinh về dùng như một biện pháp phòng bệnh. Bệnh chưa cần thiết phải dùng kháng sinh cũng uống kháng sinh. Uống kháng sinh không đủ liều...
Bên cạnh đó, một sai lầm rất dễ gặp khi dùng kháng sinh, đặc biệt là cho trẻ nhỏ là: dùng kháng sinh đồng thời với men vi sinh và sữa chua. Nhiều người cứ nghĩ rằng khi dùng kháng sinh phải dùng kết hợp chế phẩm vi sinh, sữa chua để phòng tránh táo bón do kháng sinh gây ra. Trong đơn thuốc, bác sĩ cũng kê chế phẩm vi sinh và kháng sinh cho người bệnh mà không dặn dò kỹ về thời điểm dùng hai loại thuốc này khiến nhiều người uống chế phẩm vi sinh đồng thời kháng sinh.
Cách dùng này không đúng vì khi vào cơ thể, kháng sinh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh, cơ thể bị mất đi một lượng lớn vi khuẩn có lợi. Để giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, cần bổ sung chế phẩm vi sinh hoặc sữa chua vào thời điểm khi đã hết một liệu trình uống kháng sinh, không uống cùng thời điểm dùng kháng sinh.
Vì trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn thì chế phẩm vi sinh lại "làm việc ngược lại" là cung cấp thêm lợi khuẩn cho cơ thể, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh. Vì vậy, kháng sinh và chế phẩm vi sinh sẽ "công" nhau và làm giảm tác dụng của nhau.
Tóm lại, khi có bệnh, cần đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh kê đơn thuốc, tuân theo chỉ dẫn trong đơn thuốc, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
Theo DS. Trung Đức
Sức khỏe và Đời sống
Kiểm soát cơn đau khớp khi chuyển mùa Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn, không ngừng tàn phá sức khỏe người bệnh. Theo các chuyên gia, ngoài các biện pháp giảm đau tại chỗ, người bệnh nên cải thiện chất lượng sụn khớp càng sớm càng tốt. Cách khắc phục cơn đau khớp khi trái gió trở trời được độc...