Lưu ý cho tài xế khi căn chỉnh thước lái
Nhắc đến sự an toàn, bánh xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên ô tô. Do đó, bảo dưỡng bánh xe, bao gồm căn chỉnh góc đặt bánh xe (chỉnh thước lái) là điều vô cùng cần thiết.
Không giống như các vấn đề thông thường như thay nhớt hoặc sửa chữa các vết lõm nhỏ ngoài thân xe, vấn đề bánh xe không thẳng hàng có thể dẫn đến hiện tượng lốp mòn không đều, xe bị chao đảo và thậm chí có thể gây ra tai nạn nếu phát sinh sự cố nghiêm trọng.
Căn chỉnh góc đặt bánh xe là gì?
Căn chỉnh góc đặt bánh xe là quá trình các kỹ thuật viên điều chỉnh lại góc tiếp xúc của bánh xe so với mặt đường và giữa các bánh xe với nhau đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất lúc mới xuất xưởng.
Các công việc liên quan đến căn chỉnh độ thẳng bánh xe gồm:
Cân bằng lốp (Tire Balancing)
Không nên nhầm lẫn cân bằng lốp với việc căn chỉnh bánh xe. Đây tên gọi thao tác khi lốp xe được cân và đo để đảm bảo rằng chúng quay với sự cân bằng không đổi theo mọi hướng.
Đảo lốp (Tire Rotation)
Đảo các lốp bánh xe với nhau sẽ giúp đảm bảo độ mòn và độ bền bỉ đồng đều giữa các lốp. Cách đảo lốp cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại xe nhưng thông thường ở lốp xe con sẽ được đảo theo đường chéo, có nghĩa là lốp trước bên lái sẽ được đảo vị trí cho lốp sau bên phụ và ngược lại.
Độ chụm nhìn từ phía trên của xe
Cụ thể, thuật ngữ “toe in” là độ chụm phía trước và “toe out” là độ chụm phía sau của các bánh xe được đo bằng hiệu số giữa 2 khoảng cách phía trước và sau của bánh.
Độ chụm nhìn từ phía đầu xe
Cụ thể, thuật ngữ “negative camber” là độ chụm phía trên và “positive camber” là độ chụm phía dưới.
Các góc điều chỉnh trong căn chỉnh bánh xe (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi nào cần chỉnh góc đặt bánh xe?
1. Khi chiếc xe có cảm giác không cân bằng, tay lái hoặc cả xe bị rung lắc khi đang lái với tốc độ 48 km/h trở lên.
2. Trong quá trình lái xe, chiếc xe bị chệch sang trái hoặc sang phải, không chạy thẳng được nếu chủ xe không ghì tay để giữ vô lăng. Hiện tượng này còn gọi là “nhao lái”.
Lỗi sai lệch liên quan đến góc đặt bánh xe thường xảy ra bất ngờ, do đó, nhiều chủ xe thường vô ý bỏ qua và chủ quan nên không nhận thức được sự sai lệch này.
Xe có thể gây tai nạn nếu bánh xe bị chệch hướng (Ảnh minh họa)
Mặc dù đem xe đến gara để bảo dưỡng hoặc được điều chỉnh bởi các chuyên viên về ô tô là lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên, chủ xe vẫn có thể thực hiện quá trình căn chỉnh góc đặt bánh xe tại nhà, tuân theo các yêu cầu về an toàn và kĩ thuật.
Các dụng cụ cần thiết: Bộ kích nâng gầm, thiết bị chặn bánh xe, thước cân bằng, găng tay kĩ thuật, thước dây, sơn (phấn hoặc các vật liệu khác) để đánh dấu.
Các công cụ và thiết bị nên được sắp xếp khoa học để có thể lấy được dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Đảm bảo an toàn khi căn chỉnh góc đặt bánh xe
- Tiến hành thực hiện trên mặt sàn bằng phẳng chẳng hạn như sàn nhà để xe, hoặc các đoạn đường bằng phẳng.
- Sử dụng bộ kích nâng gầm có thể điều chỉnh theo độ cao chuẩn đã được kiểm định.
- Nếu phải tháo một bánh xe bất kỳ tại thời điểm thực hiện thao tác căn chỉnh thì chủ xe cần đảm bảo sẽ lắp lại bánh xe đó đúng cách, tránh trường hợp rơi bánh xe khi đang vận hành trên đường.
- Quá trình căn chỉnh góc đặt bánh xe cần được thực hiện trong một khu vực thông gió. Sử dụng sơn hoặc phấn để đánh dấu bánh xe trong quá trình thực hiện.
Cần thực hiện căn chỉnh thẳng bánh xe với bộ kích nâng gầm đạt tiêu chuẩn, an toàn (Ảnh minh họa)
Các bước căn chỉnh độ thẳng bánh xe
- Đỗ xe trên mặt bằng, trả thẳng lái, sau đó nâng xe lên.
- Lấy sơn, phấn hoặc dụng cụ đánh dấu khác và giữ nó trên một điểm cố định của lốp xe. Nhẹ nhàng xoay lốp để tạo ra một đường chạy quanh lốp trên các rãnh. Điều này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách đặt một lon sơn trên sàn để xe và xịt nhẹ trong khi xoay bánh xe bằng tay kia.
- Lặp lại quy trình trên cho cả hai bên.
- Sử dụng thước dây để đo khoảng cách giữa lớp sơn trên mỗi bánh trước so với mặt trước của các bánh và lặp lại quy trình một lần nữa trên mặt sau của mỗi bánh trước.
Ảnh 4: Dùng giá đỡ để nâng xe lên (Ảnh minh họa)
2. Đo góc nghiêng bánh xe
- Nếu xe đã được nâng lên để kiểm tra độ chụm, hãy hạ nó xuống độ cao ban đầu để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng thước cân bằng gắn vào bánh xe, đảm bảo đặt nó càng gần bằng phẳng trên bề mặt bánh xe càng tốt.
- Nếu bánh xe không đồng đều hoặc bị lệch, chắc chắn thước cân bằng sẽ báo hiệu lệch tâm.
Dùng thước cân bằng gắn vào bánh xe (Ảnh minh họa)
Việc tự cân chỉnh bánh xe có thể thực hiện ở nhà nhưng theo các chuyên gia, chủ xe vẫn nên mang ô tô đến các trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp khi thấy chiếc xe của mình có vấn đề. Tại đây có các thiết bị chuyên dụng, do đó các bánh xe sẽ được hiệu chỉnh góc đặt thật chính xác, đảm bảo độ an toàn tốt nhất khi sử dụng xe.
Chia sẻ kinh nghiệm lái xe giúp tài xế không đau lưng
5 kinh nghiệm lái xe dưới đây sẽ giúp tài xế sẽ không bị đau lưng và góp phần đảm bảo sức khỏe, thể chất tốt.
Ngồi đúng tư thế
Để giải quyết cơn đau lưng, vị trí ngồi của người lái rất quan trọng nhất. Tài xế lưu ý, ngồi càng sát vào ghế càng tốt và đảm bảo thành ghế tiếp xúc với lưng càng nhiều càng tốt. Chân và thân của bạn nên tạo ra một góc từ 100 đến 110 độ, ngả ra xa hơn mức này có thể làm căng cơ cổ và vai.
Tài xế cần ngồi đúng tư thế khi lái xe. (Ảnh: oto.com)
Bên cạnh đó, phần đùi của người lái phải song song với sàn xe ô tô. Nếu có thể, hãy điều chỉnh đế ghế có thể hỗ trợ toàn bộ phần đùi. Ngoài ra, hãy trượt ghế đến vị trí mà bạn có thể nhấn bàn đạp trong khi hơi uốn cong đầu gối. Tâm của tựa đầu ghế phải thẳng hàng với giữa đầu của người lái xe.
Điều chỉnh vô lăng và gương
Tài xế hãy điều chỉnh vô lăng đến vị trí cảm thấy thoải mái, giúp khuỷu tay đặt ở góc ít nhất là 90 độ. Tuy nhiên, vô lăng không được quá gần ngực, vì như vậy túi khí có thể không hoạt động hiệu quả.
Tiếp đó, hãy điều chỉnh gương chiếu hậu giúp bạn quan sát phù hợp. Nếu bạn có hệ thống định vị vệ tinh hoặc hệ thống thông tin giải trí, bạn có thể vận hành những hệ thống này mà không cần thực hiện thủ công.
Nghỉ giải lao thường xuyên
Ngồi yên ở một vị trí quá lâu sẽ làm giảm lưu lượng máu và hạn chế việc cung cấp oxy cho cơ bắp. Do đó, ít nhất hai đến ba giờ một lần, bạn nên tạm dừng lái xe để nghỉ ngơi.
Lúc này, bạn hãy ra ngoài xe đi bộ một đoạn ngắn để lưu thông tuần hoàn máu và tăng cường sự tập trung khi quay trở lại lái xe. Khi xe đang chạy, bạn cũng có thể nhẹ nhàng bóp các cơ bị ảnh hưởng với điều kiện đảm bảo an toàn.
Nghỉ giải lao là kinh nghiệm lái xe an toàn, giảm thiểu đau lưng. (Ảnh: oto.com)
Tăng cường thể chất
Tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện sức mạnh cốt lõi và cho phép bạn lái xe mà không bị đau lưng. Bơi lội đặc biệt tốt, ngoài ra đạp xe đạp và chạy bộ cũng có lợi. Nếu công việc của bạn liên quan đến việc nâng vật nặng, điều quan trọng là bạn phải giữ thẳng lưng và đầu gối cong khi xếp dỡ hàng hóa.
Bảo dưỡng xe thường xuyên
Tài xế lưu ý, hãy chăm sóc xe của mình vì xe sẽ chăm sóc lại bạn. Việc bảo trì bảo dưỡng thường xuyên sẽ tạo ra cảm giác lái thoải mái và êm ái tối đa.
Hãy kiểm tra hệ thống treo của xe nếu nó có dấu hiệu hoạt động kém đi. Bên cạnh đó, kiểm tra áp suất lốp thường xuyên cũng giúp giảm các lực tác động từ những rung lắc khi xe chạy qua đoạn đường xấu.
Để cửa ô tô mở khi đang chạy có thể bị phạt nặng Người ngồi trên ô tô trước khi mở cửa phải quan sát; đồng thời không được mở cửa, để cửa mở khi phương tiện đang di chuyển,... là một trong những điểm mới của dự thảo Luật mà Bộ Công an đang chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an...