Lưu ý bôi kem chống nắng đúng cách khi đi biển
Việc dành hàng giờ vui chơi trên bãi biển mùa hè có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da.
Do đó, bôi kem chống nắng đúng và đủ là một bước quan trọng để bảo vệ làn da khỏe mạnh.
Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 5 triệu ca ung thư da, 20% trong số đó mắc bệnh ở tuổi 70. Điều đáng nói, phần lớn ca bệnh này đều có thể ngăn ngừa bằng cách bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím. Vì vậy, hãy sử dụng kem chống nắng mỗi ngày – đặc biệt là khi đi biển mùa hè.
1. Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da
Sử dụng kem chống nắng mang lại rất nhiều lợi ích. Kem chống nắng giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như nám, sạm đen, nếp nhăn sớm… Nó còn giúp bảo vệ da, tránh tình trạng cháy nắng, làm giảm nguy cơ phát triển ung thư da.
Do đó, hãy lựa chọn kem chống nắng phù hợp để bảo vệ da, đặc biệt là khi đi biển vào mùa hè. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến cáo sử dụng kem chống nắng có những tác dụng sau:
Bảo vệ “phổ rộng” (bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB) Hệ số bảo vệ chống nắng SPF 30 hoặc SPF 50: SFP 30 lọc 96,7% bức xạ tia cực tím (UVR) và SPF 50 lọc 98%. Khả năng chống nước ít nhất từ 40 đến 80 phút.
Tia UVA có liên quan đến nếp nhăn, đốm đen và lão hóa da, trong khi tia UVB là tia gây cháy nắng và có liên quan nhất đến ung thư da.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, nên chọn kem chống nắng gốc khoáng, có chứa titanium dioxide hoặc oxit kẽm – các thành phần khoáng hoạt tính này ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng hơn so với các thành phần trong kem chống nắng hóa học như oxybenzone, avobenzone, octisalate và octinoxate.
Chọn kem chống nắng phù hợp để bảo vệ da.
2. Bôi kem chống nắng đúng cách
Khi đã chọn được kem chống nắng phù hợp, bạn cần thoa kem đúng cách. Da cần thời gian để hấp thụ kem chống nắng.
Dù sử dụng kem chống nắng dạng nào, chỉ cần đảm bảo bạn thoa lên da ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài cho tất cả các vùng da tiếp xúc.
Một số mẹo để thoa kem chống nắng đúng cách:
Theo Drugs, một số bác sĩ đề xuất quy tắc “muỗng cà phê” để lấy đủ lượng kem chống nắng: Khoảng 1 muỗng cà phê kem chống nắng cho mặt và vùng cổ, 2 muỗng cà phê cho vùng ngực và lưng, 1 muỗng cà phê cho mỗi cánh tay (trước, sau và bàn tay), và 2 muỗng cà phê cho mỗi chân (trước, sau và bàn chân). Đừng quên bảo vệ môi bằng một loại son dưỡng môi có tác dụng chống nắng với chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều. Lưu ý những vùng da thường bị bỏ sót không thoa kem chống nắng như bàn chân, gáy, tai, bàn tay và mu bàn chân. Những vùng da đầu lộ ra do bị hói hoặc tóc mỏng cũng cần được bảo vệ bằng mũ hoặc che ô. Sử dụng kem chống nắng ngay cả khi trời âm u, không có nắng.
Đối với trẻ nhỏ, kem chống nắng được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách mặc quần áo dài, đội mũ có vành che cổ và giữ trẻ trong bóng râm.
Bôi kem chống nắng đúng cách trước khi ra ngoài 15-30 phút.
3. Kem chống nắng dạng xịt có hiệu quả không?Kem chống nắng dạng xịt mang lại sự tiện lợi và cách sử dụng nhanh chóng. Chúng thấm nhanh và không gây cảm giác nhờn dính và không tốn nhiều công sức.
Tuy nhiên, dạng xịt cũng khiến bạn khó biết được lượng bạn đang thoa có thực sự đủ để bảo vệ làn da của bạn hay không, đặc biệt xịt kem chống nắng ngoài trời, có gió làm tăng khả năng bạn bỏ sót nhiều khu vực trên da.
Thay vì xịt trực tiếp, tốt nhất nên xịt kem chống nắng ra tay sau đó thoa đều lên da để tránh bỏ sót bất kỳ khu vực nào.
Lưu ý không bao giờ xịt kem chống nắng xung quanh hoặc gần mặt hoặc miệng. Thận trọng khi sử dụng quanh các nguồn bắt lửa như lò nướng hoặc bật lửa vì chúng dễ cháy.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Chống nắng: Sử dụng mỹ phẩm chứa SPF có đủ không? Thứ tự trang điểm khi dùng kem chống nắng? | SKĐS
Thực phẩm chống cháy nắng cho da trong mùa hè
Trà xanh, cà chua, dâu tây... là thực phẩm bạn nên thường xuyên ăn nếu muốn bảo vệ làn da.
Trà xanh
Ảnh minh họa.
Trà xanh có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tác hại của tia UV nhờ có chất chống oxy hóa (EGCG) và tannin.
Cà chua
Các chất chống oxy hóa trong cà chua như lycopene, vitamin C giúp cho da và cơ thể luôn giữ được lượng nước hợp lý. Nhờ đó, việc ăn nhiều cà chua giúp ngăn chặn quá trình xâm nhập của tia UV vào da, bảo vệ các mô da khỏi bị tổn thương, tránh tình trạng cháy nắng.
Dâu tây
Dâu tây chứa rất nhiều vitamin A, B và C, giúp cho da luôn đủ độ ẩm. Ngoài ra, nhờ chứa anthocyanin, dâu tây cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giúp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Quả lựu
Hiệu lực chống cháy nắng của quả lựu rất tuyệt vời, bởi nó giàu acid ellagic có hiệu quả bảo vệ da trước nguy cơ tàn phá của tia UVA, UVB gây hủy hoại tế bào. Quả lựu còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa kháng viêm và có khả năng tạo ra những lớp vỏ bọc tốt cho da. Có thể dùng lựu bằng cách ăn trực tiếp trong những tháng mùa hè hoặc ép nước uống hoặc làm xalát theo sở thích của từng người.
Dưa chuột
Đây là loại quả có sẵn trong mùa hè, dễ kiếm. Tác dụng tốt nhất của dưa chuột là dùng làm mặt nạ đắp lên những vùng da bị cháy, nó sẽ bổ sung các hợp chất hữu ích để giảm đen da và phục hồi sức khỏe cho da. Ngoài ra có thể dùng nước ép dưa chuột, bổ sung glycerin và dầu hoa hồng và thoa lên da sẽ có tác dụng làm mới da và hạn chế nguy cơ bị cháy nắng.
Rau diếp
Một trong những lợi thế của rau diếp là có chứa nhiều hợp chất chống cháy nắng, sạm da. Cách làm như sau: luộc rau diếp (luộc kỹ) lọc lấy nước và cho tủ lạnh trong vài giờ sau đó dùng bông thấm và lăn nhẹ lên vùng da cháy nắng, làm vài lần mỗi ngày sẽ có tác dụng tức thì.
Làm sao để giữ được làn da khỏe đẹp trong các chuyến du lịch? Với nhiều người, mỗi chuyến du lịch là một chuyến tàn phá làn da. Nhưng không hẳn vậy, nếu biết các bí quyết này, bạn hoàn toàn có thể duy trì một làn da khỏe đẹp. Làm sao để giữ được làn da khỏe đẹp trong các chuyến du lịch? Sau đây là những bí quyết được BS Trần Nguyên Ánh Tú -...