LƯU Ý: Ăn đậu hũ 2 lần/tuần sẽ đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này
Món đậu hũ phổ biến ở các nước châu Á có thể là “thần dược” đẩy lùi bệnh tim, nguyên nhân nhất nhì dẫn đến cái chết sớm ở các nước phương Tây.
Nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Harvard và Bệnh viện Brigham and Woman (Mỹ) đã phân tích dữ liệu sức khỏe và chế độ ăn của hơn 200.000 tình nguyện viên, và phát hiện ra chỉ cần ăn món đậu hũ hơn 1 lần mỗi tuần, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ giảm ngay 18%!
Điều kỳ diệu nằm ở isoflavone, một hóa chất rất dồi dào trong những miếng đậu hũ. Một số món khác như đậu xanh, quả hồ trăn, đậu phộng… cũng giàu isoflavone, tuy không nhiều bằng món ăn được chế biến từ đậu nành này.
Đậu hũ chứa nhiều isoflavone, “thần dược” cho trái tim – ảnh minh họa từ internet
Lợi ích này rõ ràng nhất ở phụ nữ, bao gồm phụ nữ trước tuổi mãn kinh và người đã mãn kinh không dùng hormone thay thế.
Video đang HOT
Điều tra dịch tễ học cho thấy ở các nước châu Á ưa chuộng món đậu hũ, ví dụ như Nhật Bản và Trung Quốc, tỉ lệ bệnh tim mạch cũng thấp hơn.
Tuy nhiên tác giả chính, tiến sĩ Qi Sun từ Trường Y tế công cộng T.H. Chan (thuộc Đại học Harvard) cũng nhấn mạnh đừng xem đậu hũ là “viên đạn ma thuật”. Một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể luôn là cần thiết nếu bạn muốn đẩy lùi bệnh tim mạch – nhóm bệnh dễ dẫn đến những tai biến nguy hiểm và là nguy cơ dẫn đến cái chết sớm xếp hàng nhất nhì ở nhiều nước phương Tây.
Ngoài ra, do đậu hũ là một nguồn đạm lành mạnh từ thực vật, ăn nhiều nó cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt các món đạm không tốt cho tim như thịt đỏ, thịt chế biến.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Circulation.
A. Thư
Đành ăn bám vợ qua mùa dịch
Mùa dịch bệnh, công việc hướng dẫn viên du lịch của tôi coi như mất việc. Tôi chưa tìm được việc khác trong khi bao nhiêu khoản phí đến kỳ phải trả.
Tình hình dịch COVID-19 khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề không riêng gì Việt Nam. Bao nhiêu cửa hàng, dịch vụ kinh doanh, mua sắm buộc phải tạm ngưng. Nhân viên nghỉ việc dài hạn hoặc các cửa hàng thay đổi giờ hoạt động để cắt giảm chi phí, cố thoi thóp qua mùa dịch toàn cầu.
Cái nghề hướng dẫn viên (HDV) của tôi thường được mọi người ví von với nhiều danh xưng như đại sứ văn hoá du lịch, người thổi hồn cho lịch sử, hay thường nghe nhất là "Google sống" vì phải tìm hiểu nhiều. Nghề nào cũng có góc khuất, nghề này thì vô vàn, không phải lúc nào cũng được "ăn nhà hàng, ngủ khách sạn 5 sao" như người ta lầm tưởng. Năm ngoái, tôi tự đề ra cho mình một số mục tiêu phải đạt được trong năm nay, nhưng đầu năm dịch ập đến làm mọi kế hoạch tiêu tan.
Hướng dẫn viên không có lương cứng cho mình mỗi tháng như các ngành nghề khác. Thu nhập của tôi bao gồm khoản công tác phí tính cho mỗi ngày và một khoản nhỏ hoa hồng trên những tour đưa khách đi tham quan. Vào dịp hè hay lễ, tết, lượng khách có nhu cầu đi du lịch cao, những tháng còn lại thì HDV phải sống lay lắt qua ngày, trừ HDV của các công ty lớn lượng khách đông đảo, thu thập khá ổn.
Đã nhiều lần vợ khuyên tôi tìm công việc ổn định, gần gia đình, nhưng niềm đam mê khiến tôi không thể từ bỏ nghề.
Những ngày đầu bùng phát dịch, vẫn có tour, nhưng miệng ăn thì nhiều còn chén cơm thì ít, vì thế mà đa số HDV phải giành nhau "moi mót tour" từ những công ty lớn nhỏ để có thu nhập mà trả tiền nhà, tiền gửi về quê, tiền ăn, tiền học cho con... Tôi cũng trong số ấy.
Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh ngày càng cao. Những hôm trước tôi còn do dự có nên liều đi làm kiếm tiền hay không, nhưng nay thì tôi thà ở nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Tôi nằm nhà, còn có vợ làm văn phòng, vẫn có đồng ra đồng vô trả hoá đơn tiền nhà, các khoản sinh hoạt phí. Vợ đi làm, tôi thay vợ làm việc nhà và chăm sóc các con. Nhờ có khoảng thời gian này tôi mới hiểu sự vất vả của vợ.
Thay vì than vãn về công việc, tôi biết quý trọng những ngày này khi có thời gian gần gũi, chơi đùa với con mình nhiều hơn. Nghĩ lại có vợ đỡ đần một phần trong thời điểm này, tôi vẫn cảm thấy may mắn hơn những đồng nghiệp khác. Họ còn khốn khổ hơn tôi vì họ làm ra nguồn thu chính của gia đình, vợ chỉ lo nội trợ nên mất việc là không biết bám vào đâu để xoay sở.
Ngày trước, chỉ cần một cuộc gọi là nhóm chúng tôi có mặt đông đủ, ngồi nhâm nhi tách trà bàn chuyện nghề, chuyện đời. Mùa dịch ai ở đâu thì ngồi yên ở đấy. "Cô-vy" cũng không bằng cô đơn những ngày này, để có một cuộc vui lành mạnh, chúng tôi mới quyết định họp mặt bằng Facebook.
Tâm sự rồi bạn bè phán tôi may mắn vì "còn có váy vợ mà bám". Như bạn tôi, có đứa thì chuyển sang chạy Grab, đứa thì đi bán bảo hiểm. Có đứa còn kể là công ty du lịch phải tạo điều kiện hỗ trợ HDV vay vốn trong mùa dịch. Chúng tôi than thở vui với nhau rằng: "Thanh long, dưa hấu cho đến hạn hán, ngập mặn miền Tây đều được giải cứu, còn nghề du lịch thì biết cầu cứu ai?".
Duy Mạnh
Từ khi nào loài người đã bắt đầu nghiên cứu về cách làm cho mình hạnh phúc? Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 là một sự kiện thường niên do Liên Hợp Quốc tổ chức nhằm quảng bá cho ý tưởng, cảm thấy hạnh phúc là một quyền cơ bản của nhân loại toàn cầu. Với chủ đề "Hạnh phúc cho tất cả và mãi mãi", Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2020 muốn tập trung vào những điều mà...