Lưu thông tạm trên cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cần đáp ứng điều kiện gì?
Việc cho phép các loại phương tiện lưu thông một chiều trên tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận 5 ngày trước và 5 ngày sau Tết được kỳ vọng sẽ giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên QL1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang.
Ngày 29/1, tại cuộc họp bàn về việc lưu thông tạm trên cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, ông Trần Văn Bon – Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang cho hay, theo phương án đưa ra, phương tiện được phép lưu thông là xe ô tô dưới 16 chỗ ngồi và xe tải dưới 2,5 tấn, tốc độ tối đa cho phép là 40 km/giờ, các phương tiện lưu thông trên cao tốc không được rẽ ra đường nhánh hoặc từ đường nhánh nhập vào đường cao tốc.
Thời gian lưu thông là từ 6h đến 17h trong các ngày, gồm 5 ngày trước Tết (7-11/2, tức 26-30 tháng Chạp, lưu thông theo hướng từ Trung Lương về Mỹ Thuận) và 5 ngày sau Tết (15-19/2, nhằm mùng 4 đến mùng 8 Tết, lưu thông từ Mỹ Thuận đến Trung Lương).
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã thông tuyến. Ảnh: Cảnh Kỳ
Video đang HOT
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn còn chờ UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt thông qua mới có thể triển khai thực hiện. “Về thẩm quyền ra quyết định, chúng tôi sẽ tham mưu UBND tỉnh để xem xét và quyết định vì tuyến cao tốc này đang trong thời gian thi công và UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền” – ông Bon nói.
Đại diện Sở GTVT Tiền Giang cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải bổ sung một số biển báo và chỉ dẫn để hoàn thiện việc tổ chức lưu thông. Trong quá trình tổ chức lưu thông, cần thành lập các tổ, bố trí lực lượng và có các rào chắn ở 17 nút giao, trong đó, có những nút giao với đường giao thông nông thôn, đường huyện và tỉnh.
Riêng hai nút giao hai đầu tuyến, bên cạnh lắp đặt biển báo, thì cũng phải bố trí lực lượng điều tiết giao thông. Trong đó, lưu ý ở chiều lưu thông sau Tết (từ Mỹ Thuận về TP.HCM) sẽ có khả năng xảy ra ùn tắc ở hai nút giao này.
Đại diện Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đề xuất tỉnh Tiền Giang hỗ trợ xe cứu hỏa và xe cứu thương để ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố, đồng thời cam kết sẽ cho lực lượng cùng hỗ trợ điều tiết, phân luồng giao thông cũng như tưới nước và lu lèn mặt đường nhằm hạn chế bụi, đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông.
Dịp trước và sau Tết Nguyên đán hàng năm là thời điểm lưu lượng phương tiện từ miền Đông về miền Tây và ngược lại gia tăng khiến QL1 quá tải, nhất là đoạn qua tỉnh Tiền Giang. Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có chiều dài hơn 51km nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh này, chạy song song với QL1 hiện hữu, có điểm đầu kết nối với cao tốc TP.HCM – Trung Lương và điểm cuối giao với QL30.
Tết này, thông thoáng đường về miền Tây
Sau thời gian chờ đợi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ thông tuyến vào cuối năm 2020; sẵn sàng phục vụ cho xe dưới 16 chỗ, xe dưới 2,5 tấn lưu thông trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Ở phía Tây ĐBSCL, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi cũng đã thông xe kỹ thuật. Với tuyến đường này, thời gian lưu thông từ cầu Vàm Cống (Cần Thơ) về Rạch Giá (Kiên Giang) được rút ngắn từ gần 2 giờ (theo tuyến quốc lộ 80 hiện nay) xuống còn 50 phút.
Các đơn vị đang khẩn trương thi công tại khu vực nút giao Thân Cửu Nghĩa, Tiền Giang. Ảnh: TÍN HUY
Giảm kẹt xe trên quốc lộ 1
Theo ông Nguyễn Tấn Đông, Giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, tính đến nay, dự án đang huy động hơn 1.500 nhân lực, cùng 1.000 máy móc, thiết bị thi công 3 ca, không nghỉ lễ. Theo đó, dự án được chia làm 3 nhóm quản lý ở 3 văn phòng hiện trường, nhằm nắm bắt tốt nhất công việc hàng ngày. Về lực lượng tư vấn giám sát có 6 văn phòng chia đều trên tuyến, với hơn 50 nhân sự bám sát ngày đêm ở công trường để kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Hiện dự án đã triển khai thi công 31/36 gói thầu, 5 gói thầu còn lại gồm (chiếu sáng, trạm thu phí, ITS, cầu vượt, đường gom bổ sung) sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch. Nhìn chung, tiến độ thi công của các nhà thầu cơ bản đáp ứng đúng cam kết. Với tình hình này, có thể khẳng định, cuối năm 2020 sẽ thông tuyến và dịp Tết Nguyên đán 2021 sẽ cho ô tô dưới 16 chỗ và xe dưới 2,5 tấn lưu thông, nhằm giảm tình trạng kẹt xe trầm trọng trên tuyến quốc lộ 1, đoạn qua địa phận Tiền Giang.
Bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang, nhìn nhận, lũy kế giá trị khối lượng thi công của các gói thầu đã triển khai đến cuối tháng 10-2020 đạt 4.423 tỷ đồng, đạt 71,91% so với mốc tiến độ thông tuyến vào cuối năm 2020. Mới đây, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các sở ngành tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp dự án và đơn vị thi công đẩy nhanh; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, quyết tâm để dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng...
Ông Nguyễn Anh Mến, chủ doanh nghiệp vận tải hàng hóa tại TP Cần Thơ, bộc bạch: "Là doanh nghiệp vận tải hàng hóa tuyến TPHCM - Cần Thơ và ngược lại, nên khi cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được thông xe sẽ là niềm mong mỏi không chỉ cho doanh nghiệp chúng tôi, mà còn nhiều doanh nghiệp khác". Ông Mến phân tích, nếu mỗi ngày xe tải chuyển hàng từ Cần Thơ đi TPHCM với khoảng cách 170km, mất thời gian khoảng 3,5 giờ hoặc lâu hơn, tùy vào mật độ xe lưu thông trên đường. Khi cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được thông xe đấu nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương sẽ rút ngắn khoảng 20km; đặc biệt là thời gian đi lại thuận tiện và giảm được tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 1, đoạn qua Tiền Giang kéo dài nhiều năm qua, giảm nhiều về chi phí vận chuyển".
Một nút giao trên cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Ảnh: TUẤN QUANG
Niềm vui lớn của người dân miền Tây
Ở phía Tây ĐBSCL, dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có tổng mức đầu tư hơn 6.355 tỷ đồng vừa chính thức thông xe kỹ thuật sau hơn 4,5 năm xây dựng. Hiện nay, từ Kiên Giang lên Vàm Cống chỉ có tuyến đường duy nhất là quốc lộ 80 nhưng đang quá tải, đường chỉ dài 70km mà phải đi hơn 2 giờ. Ông Võ Hồng Nho, một người dân sống gần cao tốc, phấn khởi: "Mai này, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi thông xe, dân chúng tôi muốn lên TPHCM khám bệnh cũng thuận tiện hơn, không lo ùn tắc, kẹt xe nữa".
Có hơn 70 phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh, ông Nguyễn Mạnh Tường, Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch HTX Vận tải thủy bộ Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) phấn khởi khi thấy tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sắp hoàn thành đưa vào khai thác. Ông Tường cho biết, đối với tuyến Rạch Giá - Cần Thơ, Rạch Giá - TPHCM, xe khách chủ yếu lưu thông tuyến QL80. Thời gian qua, tuyến đường này thường xuyên hư hỏng, xuống cấp. Mặt khác, nhà dân hai bên đường rất đông, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Cùng kỳ vọng trên, ông Lê Hoàng Thịnh, kinh doanh lưới ngư cụ ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) vui mừng: "Nhiều năm qua, chúng tôi ám ảnh bởi tuyến đường từ Kiên Giang lên TPHCM vô cùng gian nan, do quốc lộ 80 từ Rạch Sỏi đi Lộ Tẻ xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên đán 2021 này, hy vọng mọi việc sẽ được tháo gỡ. Đây là niềm vui lớn của người dân miền Tây".
Cùng với các dự án trên, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương cũng đã hoàn thành sửa chữa sau hơn 2 tháng thi công. Lưu thông xe trên tuyến đường cao tốc dài 40km đã trở lại bình thường, không còn cảnh ùn ứ, kẹt xe nối dài; các dự án như quốc lộ 57, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp cũng đang nâng cấp, góp phần cho giao thông ĐBSCL ngày thêm thông thoáng.
Giao thông nông thôn - 'cú hích' cho các xã miền núi Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên đã dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông các xã miền núi. Đặc biệt, Nghị quyết 60 NQ/HĐND ngày 16/12/2016 của tỉnh Phú Yên về ưu tiên đầu tư bê tông giao thông nông thôn các xã miền núi đã tạo "cú hích" về hạ tầng giao thông, góp phần hoàn...