Lưu thông qua cửa tử thần
Đèo Tô Na trên QL25, đoạn qua H.Krông Pa (Gia Lai) đang trở thành nỗi kinh hoàng bởi tai nạn luôn rình rập khi hàng ngàn khối đất đá có nguy cơ đổ xuống vùi lấp mọi thứ bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm luôn rình rập khi qua đèo Tô Na – Ảnh: Trương Quang Nam
Có mặt tại đèo Tô Na khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, chúng tôi mới thấy sự nguy hiểm đe dọa hàng ngàn lượt người, xe cộ lưu thông khi qua đây. Con đường vượt đèo nằm lọt thỏm hai bên vách với những tảng đá gan gà chực chờ trượt xuống. Anh Hiền, một tài xế xe khách chạy tuyến Krông Pa – Gia Lai, cho hay: “Cả khách và tài xế đều nơm nớp lo sợ khi qua đèo vào những ngày mưa này. Hàng ngàn khối đất đá từ trên cao chừng 10 – 15 m không biết sẽ trôi xuống lúc nào. Nếu xe bị vùi chắc… trời cứu!”.
Đèo Tô Na là một trong những đoạn đường hiểm trở trên QL25 nối tỉnh Phú Yên và các tỉnh miền Trung với Tây nguyên, theo hướng đông nam Gia Lai. QL25 cũng là con đường để vận chuyển nông sản ở khu vực này ra ngoài tỉnh, đến các cơ sở chế biến ở TP.Pleiku hay các huyện khác vùng đông Gia Lai. Chính vì thế đã có dự án tu bổ, nâng cấp đoạn đường này từ năm 2008. Con đèo dài gần 2 km cũng được nắn tuyến để giảm thiểu nguy hiểm cho việc lưu thông với tổng đầu tư hơn 51 tỉ đồng. Nhưng trong quá trình nắn tuyến, chỉ có cung đường được nắn lại, còn đèo Tô Na không hề được bạt ta luy, làm mái dương… để giảm thiểu sạt lở. Cuối tháng 8 vừa qua, sự cố sạt lở đã xảy ra khi khoảng hơn 2.500 m3 đất đá từ trên cao hơn chục mét đổ ầm xuống đường. Tiếp đến, cuối tháng 9, sự cố sạt lở lại tiếp tục xảy ra. Hơn 7.000 m3 đất đá đổ xuống đường, khiến lưu thông bị ách tắc và phải mất 5 ngày các lực lượng chức năng mới dọn hết đống đất đá trôi xuống.
Giám đốc Sở GTVT Gia Lai, ông Nguyễn Trung Tâm cho biết hai sự cố sạt lở đèo may mắn không có thiệt hại về người, phương tiện, nhưng cho thấy nguy hiểm luôn tiềm ẩn. “Chúng tôi đã có báo cáo và lãnh đạo Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) đã đến tận nơi khảo sát. Chúng tôi đã trình dự án để có kinh phí sửa lại đoạn này nhưng chưa thấy cấp trên hồi âm”, ông Tâm nói.
Theo TNO
Bão Wutip tàn phá miền Trung như thế nào
Wutip, cơn bão số 10 ở Việt Nam đã đi qua vài ngày, các tỉnh miền Trung vẫn đang phải khắc phục hậu quả nặng nề do nó để lại. Thiệt hại từ cơn bão lên tới hàng nghìn tỷ đồng, với 9 người chết và 199 người bị thương.
Video đang HOT
Bão đánh bập gốc cây lớn ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Ảnh: Lê Hoàng
Siêu bão Wutip bắt đầu tấn công các tỉnh miền Trung từ 16 giờ ngày 30/9, tâm bão là tỉnh Quảng Bình. Mặc dù công tác dự báo khí tượng được cho là khá chính xác và các địa phương miền Trung đã có sự chuẩn bị, thiệt hại mà cơn bão gây ra vẫn rất lớn, đặc biệt là Quảng Bình khi bão càn quyét ở đây suốt hơn 4 tiếng.
Wutip có sức gió giật cấp 16- 17 thời điểm áp sát bờ biển miền Trung và khi đổ vào đất liền đã gây hư hại ngay lập tức cho nhiều địa phương ở Quảng Bình, Quảng Trị. Các xã ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) như Ngư Thủy Bắc có hơn 200 nhà tốc mái; xã Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam có tới 300 nhà tốc mái. Nhiều tuyến đường của địa phương bị chia cắt do cây lớn, cột điện bị đổ, chắn ngang.
Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) được xác định là tâm bão Wutip nên khi bão đổ vào đã gây mưa rất lớn, nước tràn vào nhiều ngôi nhà. Gió quật liên hồi, cây đổ, mái tôn, biển hiệu quảng cáo...bị gió cuốn bay. Trên biển, sóng đập vỡ một số tàu thuyền.
Nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Trị cũng trong tình cảnh tương tự, cây cối đổ ngổn ngang trên đường quốc lộ.
Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh từ trưa 30/9 đã bắt đầu có mưa nhỏ, gió thổi mạnh. Nhiều hàng quán ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh bị tốc mái, cây cối gãy đổ với số lượng lớn. Cũng vào thời điểm này, ở Thừa Thiên Huế, gió bắt đầu mạnh, sóng biển dâng cao, một vài tuyến đường bị ngập. Đà Nẵng yêu cầu giáo viên và học sinh toàn thành phố nghỉ dạy và nghỉ học khi thấy gió lớn ngày càng mạnh.
Đến 17h ngày 30/9, gần như toàn thành phố Hà Tĩnh mất điện. Các hộ dân đóng cửa tránh bão trong nhà. Các cây xăng, cửa hàng đều không hoạt động. Tiếng gió mạnh, xen lẫn tiếng mái tôn đập phần phật khắp nơi. Một số biển quảng cáo, cây xanh bị gãy đổ.
Tại Huế,gió mạnh kèm mưa lớn khiến nhiều cây bị đổ và nhà tốc mái. Tại xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc sóng lớn đã làm hơn 300 m bờ kè sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4 m. Đèo Phú Gia trên quốc lộ 1A có một số điểm sạt lở. Dọc theo tuyến đường huyết mạch này, cây cối và nhiều dây điện đứt ngang, nhiều biển hiệu dọc ven đường bị gió đánh hỏng.
9 người chết, 199 người bị thương
Đêm 30/9 rạng sáng 1/10, Wutip đã di chuyển sang Lào, đi sâu và đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Với sức gió giật mạnh, mưa rất lớn, nhà cửa tốc mái, cây cối đổ nhiều. "Thiệt hại bão gây ra sẽ rất lớn", Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định ban đầu sau cơn càn quét các tỉnh miền Trung của siêu bão Wutip.
Sáng 1/10, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, trong ngày đầu của bão có 3 nạn nhân tử vong đều ở tỉnh Quảng Bình, trong đó 2 người bị cột phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam đổ đè trúng, và một người bị tường sập đổ vào. Trong số 35 người bị thương, Hà Tĩnh có 3 người; Quảng Bình 13 người; Quảng Trị 17 người bị thương; Thừa Thiên Huế 2 người.
Cột sóng phát thanh bị đổ khiến 2 người ở Quảng Bình tử vong. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ngày 2/10, số người chết tăng lên 8 và 199 người bị thương. Thiệt hại của các tỉnh miền Trung ước tính đến thời điểm này khoảng hơn 5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thông tin về cái chết của Phó giám đốc Sở Công thương Nghệ An Nguyễn Tài Dũng trong lúc đi cứu trợ bà con nông dân khiến nhiều người rơi nước mắt.
Sang sáng 3/10, số người tử vong tăng lên 9 người; 3 người mất tích và 199 người bị thương. Bão Wutip còn khiến 389 nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; 27.833 nhà bị ngập; 195.801 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Cơn siêu bão này còn làm 7 cột ăng ten phát sóng bị đổ; 753 cột điện hạ thế, 71 cột điện trung thế và 35 cột điện cao thế bị hư hại. Về giao thông, bão khiến 347.220 m3 đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp.
Mặc dù không phải nơi tâm bão đi qua, người dân ở Thanh Hóa, Nghệ An vẫn phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Lượng mưa lớn, vượt quá khả năng tích nước nêncác hồ đập lớn ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là Đồng Đáng, đập Thung Cối và hồ Vực Mấu (Nghệ An) đã bị vỡ, khiến hàng nghìn hộ dân chìm trong biển nước. Từ chiều 2/10, nước lũ cơ bản đã rút, người dân trở về nhà. Tuy nhiên, nhiều vật dụng sinh hoạt trong nhà bị lũ cuốn trôi.
Thanh Hóa còn có 4 hồ đập khác hư hỏng, sự cố là Cây Trầu bị vỡ cống lấy nước qua đập, hỏng tiêu năng tràn xả lũ, hồ Khe Tuần và Ông Già nước tràn qua mặt đập 30-40cm; hồ Kim Giao II bị vỡ tiêu năng. Tại tỉnh Nghệ An, hồ Vực Mấu cũng lâm vào cảnh tương tự buộc Xí nghiệp thủy lợi Quỳnh Lưu phải mở cả 5 cửa xả tràn, gây ngập lụt trên diện rộng ở hạ du.
Bão Wutip đổ bộ vào Quảng Trị, Quảng Bình làm nhiều cây xanh, trụ điện gãy đổ đè lên đường sắt Bắc - Nam, khiến ít nhất 4 chuyến tàu bị hoãn, hủy. Hiện đường sắt Bắc Nam, QL1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ qua các tỉnh cơ bản đã thông xe; một số tuyến tỉnh lộ còn bị ngập, hư hỏng cục bộ đang được khẩn trương khắc phục và phân luồng giao thông.
Cũng do ảnh hưởng của bão và mưa lớn đã tách hai đường dây 500kV Bắc - Nam khỏi lưới, gây ảnh hưởng đến việc cấp điện cho các tỉnh. Hiện toàn bộ lưới điện 500 kV, 220 kV, 110 kV bị hư hại và gặp sự cố đã khôi phục xong; 5 hồ thủy điện ở Buôn Tua Srah, Buôn Kuop, Srepok 3, Pleikrong, Sông Ba Hạ đang xả điều tiết. Các điểm gặp sự cố ở Quảng Trị đã được xử lý để chuẩn bị cấp điện.
Sau khi nước rút do xả lũ, mọi vật dụng trong nhà của cả nghìn hộ dân vùng rốn lũ Tĩnh Gia bị hư hại. Ảnh: Lê Hoàng.
Cơn bão mạnh nhất 7 năm qua
Ông Bùi Minh Tăng, giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương đánh giá đây là cơn bão có cường độ mạnh tương đương bão Xangsane năm 2006, cơn bão từng tàn phá Đà Nẵng khiến nhiều chuyên gia cho rằng đã đẩy lùi sự phát triển của thành phố lại 10 năm.
Còn ông Nguyễn Văn Hưởng, phó phòng dự báo khí tượng ngắn hạn, Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho biết, đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 7 năm qua và có đường đi rất phức tạp. Nó di chuyển khá nhanh với sức gió giật cấp 12, 13 sau đó tăng lên 16, 17 trước khi đổ bộ vào đất liền. Một số nơi gió có cường độ giật mạnh nhất là ở Tuyên Hóa (Quảng Bình) giật cấp 10; Ba Đồn giật cấp 14; Đồng Hới giật cấp 12.
Theo dự báo, trong tháng 10 còn có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, và nhiều khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.
Hương Thu
Theo VNE
Bão số 10 làm 9 người chết, thiệt hại 5.000 tỉ đồng Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề cho các tỉnh miền Trung, làm ít nhất 9 người chết, 199 người bị thương, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị đổ sập. Mưa lớn và hồ xả tràn khiến nhiều nhà dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) ngập đến nóc. Ảnh: CTV Theo báo cáo nhanh của Văn phòng...