Lưu lượng nước về hồ thấp, Thủy điện Hủa Na (HNA) ghi nhận lỗ hơn 78 tỷ đồng quý 1/2020
Nhiều doanh nghiệp thủy điện vừa báo lỗ quý 1/2020.
CTCP Thủy điện Hủa Na (mã chứng khoán HNA) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với số lỗ lớn nhất theo quý từ nhiều năm trở lại đây.
Cụ thể, do bị ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến thời tiết bất thường, hạn hán xảy ra trên diện rộng từ cuối năm 2019 đến nay nên lưu lượng nước về hồ thấp, sản lượng điện chỉ đạt 51,2 triệu kWh.
Đây cũng là nguyên nhân khiến doanh thu quý 1 chỉ bằng 1/3 cùng kỳ với hơn 56,6 tỷ đồng. Và trừ các loại chi phí phát sinh, quý 1 Thủy điện Hủa Na ghi nhận lỗ 78,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi sau thuế 26,2 tỷ đồng. Đây cũng là số lỗ lớn nhất theo quý từ nhiều năm trở lại đây của công ty.
Video đang HOT
Không chỉ thủy điện Hủa Na gặp khó, mà nhiều doanh nghiệp thủy điện cũng cùng chung khó khăn trong quý 1/2020 vừa qua. Ví dụ như lợi nhuận quý 1 của Thủy điện sông Ba Hạ (SBH) cũng chỉ bằng 1/5 cùng kỳ với hơn 10 tỷ đồng. Thủy điện Miền Nam (SHP) lỗ gần 5,6 tỷ đồng…
Thủy điện A Vương (AVC) lỗ hơn 31,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ chưa đến 4 tỷ đồng. Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) lỗ 13,4 tỷ đồng, tăng lỗ thêm, 2 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Nam Hà
Thủy điện A Vương (AVC): Kinh doanh dưới giá vốn, quý 1/2020 báo lỗ 31 tỷ đồng
Năm 2020, Thủy điện A Vương (AVC) đặt mục tiêu doanh thu 318 tỷ đồng và 43 tỷ đồng LNTT lần lượt tăng 5% và 34% so với thực hiện 2019.
Công ty cổ phần Thủy điện A Vương (UpCOM: AVC) đã công bố BCTC quý 1/2020 với khoản lỗ lên tới 31 tỷ đồng.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt hơn 10 tỷ đồng chỉ bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái trong khi đó giá vốn hàng bán lên tới hơn 36 tỷ đồng khiến AVC lỗ gộp hơn 26 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp đạt 3,8 tỷ đồng.
Mặc dù chi phí tài chính giảm hơn một nửa, chi phí QLDN cũng thấp hơn cùng kỳ nhưng do lỗ gộp nên kết quả Thủy điện A Vương báo lỗ ròng 31,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ gần 4 tỷ đồng.
AVC được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ đăng ký ban đầu 1.228 tỷ đồng, đến ĐHĐCĐ năm 2016 công ty đã quyết định giảm vốn điều lệ xuống còn hơn 750 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện; đầu tư xây dựng sản xuất và kinh doanh nguồn điện, dịch vụ cẩu tải, thiết bị thử tải, lọc dầu...
Doanh nghiệp này đang quản lý và vận hành Nhà máy Thủy điện A Vương thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng, tổng công suất 210MW, điện lượng bình quân hàng năm là 815 triệu kWh. Dự án Thủy điện A Vương là một trong những dự án thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vũ Gia - Thu Bồn. Do tiềm năng tích nước của hồ chứa nên dự án này có khả năng cung cấp điều tiết lượng điện hàng năm. Ngoài dự án nêu trên, Thủy điện A Vương còn tham gia đầu tư tài chính vào Dự án Thủy điện Sông Bung 4A, Dự án Thủy điện Sông Bung 3A, Dự án Thủy điện Đăk Pring 2.
Sau khi lãi cao mỗi năm vài trăm tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2018, kết thúc năm 2019 AVC báo lãi vỏn vẹn 30 tỷ đồng giảm tới 81% so với 2018 và hoàn thành được 37% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Mới đây theo nội dung báo cáo thường niên năm 2019, Thủy điện A Vương đặt mục tiêu kinh doanh trong năm 2020 với 318,56 tỷ đồng doanh thu và 43,42 tỷ đồng LNTT, tăng trưởng so với thực hiện của năm 2019.
Trần Dũng
Trà bí đao Wonderfarm (IFS) lên kế hoạch lợi nhuận năm 2020 đi lùi 6% Năm 2019 IFS lãi trước thuế đạt hơn 290 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ và vượt 58,5% kế hoạch cả năm. Theo dự kiến, ngày 10/4 tới đây CTCP Thực phẩm Quốc tế - Interfood (Mã CK: IFS) sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Danh sách cổ đông tham dự đã được chốt ngày...