Lưu lượng khách tham quan giảm sâu khoảng 80%, kế hoạch khai trương gần 280.000m2 sàn TTTM năm nay có thể “vỡ trận”
Theo báo cáo của JLL Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch cúm Covid-19 sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch khai trương của gần 280.000m2 sàn TTTM dự kiến hoạt động trong 2020.
Đơn vị này chỉ ra, trong quý thị trường bán lẻ tiếp tục im ắng do chưa xuất hiện nguồn cung mới. Chỉ có TTTM Parskson Đồng Khởi sau khi gây chú ý với sự khai trương của Uniqlo trong quý 4/2019 nhưng vẫn đang tiến hành cải tạo và tái cấu trúc khách thuê.
Theo JLL, lưu lượng khách tham quan giảm sâu khoảng 80% tại hầu hết các TTTM trong tháng 2 và 3/2020 do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này đã tác động trực tiếp tới ngành bán lẻ khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa tạm thời để cắt lỗ chi phí hoạt động.
Hoạt động cầm chừng trong khi rủi ro trở thành ổ dịch bùng phát gây ảnh hưởng tới hình ảnh TTTM khiến một số chủ nhà quyết định đóng cửa toàn bộ từ cuối tháng 3. Ngoài ra, sự tác động của dịch cúm Covid-19 đã khiến nhiều nhãn hàng quốc tế tạm hoãn hoặc cân nhắc lại kế hoạch khai trương cửa hàng tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng trong năm nay.
Trước tình hình này, nhiều chính sách hỗ trợ khách thuê do sự ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19.
Video đang HOT
Theo JLL, không thể tổ chức các sự kiện để thu hút khách tham quan do quy định hạn chế tụ tập đông người, tất cả các TTTM đều tập trung hỗ trợ khách thuê thông qua giảm giá thuê hoặc điều chỉnh chính sách thanh toán.
Cụ thể, một số chủ nhà như Vincom, Keppel Land ban hành chính sách giảm giá thuê trong tháng 2 và 3 cho tất cả các khách thuê, dao động từ 10-30% tùy ngành hàng, trong đó ưu tiên giảm sâu cho nhóm khách ngành bán lẻ chung, đến ngành hàng ăn uống và giải trí.
Các chủ nhà còn lại xem xét giảm giá thuê từ 10-50% tùy tình hình kinh doanh thực tế của mỗi gian hàng. Riêng chủ nhà Keppel Land còn áp dụng thêm hình thức thanh toán trả chậm đối với khoản tiền thuê trong thời gian ba tháng (tháng 3-5 ) sang các tháng sau, khi tình hình cải thiện hơn.
Diễn biến phức tạp của dịch cúm Covid-19 sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch khai trương của gần 280.000 m 2 sàn TTTM dự kiến hoạt động trong 2020. Ngành bán lẻ sẽ tiếp tục đương đầu với khó khăn trong quý 2/2020 trước chỉ thị “cách ly toàn xã hội” từ ngày 1-14/4/2020 và dự kiến sẽ hồi phục dần nếu tình hình được cải thiện sau quý 2/2020. Như một xu hướng mới, các nhà bán lẻ cần tập trung
“Như một xu hướng mới, các nhà bán lẻ cần tập trung hơn vào các trải nghiệm mua hàng trực tuyến và thanh toán không tiền mặt trong tương lai. Các chủ đầu tư TTTM nội địa cần xem xét lại mô hình cho thuê truyền thống, trong đó chỉ thu giá thuê cố định của khách thuê sang mô hình chia sẻ doanh thu như các nhà bán lẻ quốc tế đang áp dụng trong thời gian gần đây nhằm chia sẻ rủi ro và gia tăng tương tác về mặt lợi ích giữa chủ nhà và khách thuê”, đại diện JLL nhấn mạnh.
Hạ Vy
Giữa bão Covid-19, gã khổng lồ thời trang H&M chuyển hướng sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ và găng tay
H&M nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới thông báo vào ngày 22/3, công ty đang lên kế hoạch cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cho các bệnh viện để góp phần đối phó với dịch Covid-19.
Theo Reuters, phát ngôn viên của H&M cho biết trong một email: "Tập đoàn H&M đang làm việc nhanh chóng với chuỗi cung ứng để sản xuất thiết bị bảo hộ y tế cung cấp cho bệnh viện và nhân viên y tế. Theo thông tin của chúng tôi nắm được, khẩu trang là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên thiết bị bảo vệ cá nhân khác như đồ bảo hộ và găng tay cũng rất cần thiết".
H&M cho biết, đại diện tập đoàn đã có cuộc đối thoại với Liên minh châu Âu nhằm hiểu rõ những nhu cầu cấp bách nhất hiện nay và họ đang nỗ lực làm việc với các chuỗi cung ứng phù hợp. Trước tiên, trong giai đoạn khẩn cấp ban đầu, H&M sẽ quyên góp các vật tư cần thiết để chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, email viết.
H&M sẽ quyên góp các vật tư cần thiết để chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Ảnh: Business Insider.
Helena Helmersson, Giám đốc điều hành của H&M, nói với Dailymail: "Đây là bước đầu tiên của chúng tôi trong việc nỗ lực hỗ trợ toàn thế giới đối phó dịch bệnh. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bằng mọi cách có thể".
Helmersson cho biết thêm, H&M sẽ sử dụng mạng lưới giao hàng sẵn có để vận chuyển thiết bị y tế hỗ trợ đến các bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
LVMH chuyển hướng các nhà máy mỹ phẩm sang sản xuất dung dịch khử trùng tay. Ảnh: CNBC.
Trong khi đó, LVMH, đế chế khổng lồ sở hữu Louis Vuitton, Givenchy, Christian Dior và hơn 70 thương hiệu xa xỉ khác, đã chuyển hướng các nhà máy mỹ phẩm sang sản xuất dung dịch khử trùng tay. LVMH cũng đặt 40 triệu chiếc khẩu trang từ Trung Quốc để hỗ trợ cho Pháp, theo Dailymail.
Minh Hằng
Vingroup từng thoái lui những lĩnh vực nào? Là một trong những doanh nghiệp đa ngành lớn nhất Việt Nam, Vingroup cũng từng phải thoái lui khỏi nhiều lĩnh vực kinh doanh đặt rất nhiều tham vọng. Trong thông báo mới nhất từ Vingroup, tập đoàn này cho biết đã chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không từ 14/1. Tập đoàn cũng đã gửi văn bản...