Lựu là loại quả quen thuộc nhưng liệu chị em đã biết đến công dụng thần kỳ của nước ép lựu đối với “chuyện chăn gối” và sức khỏe hay chưa?
Lựu đang vào mùa, nước ép lựu không chỉ vừa ngon vừa rẻ, mà còn mang lại cả “một bầu trời lợi ích” thế này đây.
Những ngày này, từ các sạp hoa quả ngoài chợ, đến gian hàng rau củ quả trong siêu thị, đâu đâu chúng ta cũng có thể thấy lựu được bày bán. Mùa đông chính là mùa lựu. Nếu mua lựu vào những mùa khác, chị em có thể lo lắng chẳng biết loại quả này có bị phun hay ngâm các loại “chất độc” khiến quả lớn nhanh nhưng lại có hại cho sức khỏe hay không.
Chị em có thể tạm gác nỗi lo ấy sang 1 bên bởi mua quả đúng mùa lúc nào cũng yên tâm hơn.
Nếu thích uống hơn thích ăn, bạn có thể ép lấy nước lựu. Đây là loại nước ép không hề xa lạ. Nhưng công dụng của nó tới sắc vóc và sức khỏe của phái đẹp thì có lẽ không phải ai cũng biết.
Tác dụng của nước ép lựu
Theo nhiều nghiên cứu, nước ép lựu có thể giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ miễn dịch và khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, trái lựu còn chứa chất chống ô-xy hóa, giúp cơ thể bạn chống lại virus và ung thư.
Hơn nữa, quả lựu còn là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin A, vitamin C và vitamin E, cũng như axit folic. Không những thế, loại trái cây tuyệt vời này còn chứa hàm lượng chất chống ô-xy hóa nhiều gấp ba lần rượu vang và trà xanh.
Dưới đây là 3 tác dụng thần kỳ của nước ép lựu:
1. Cải thiện sức khỏe tình dục và sinh sản
Mất cân bằng ô-xy hóa đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng của tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Nồng độ các chất chống ô-xy hóa có trong nước ép lựu và khả năng tác động đến sự mất cân bằng ô-xy hóa làm cho loại nước ép này có khả năng hỗ trợ khả năng sinh sản ở phụ nữ. Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng được chứng minh là có khả năng giúp giảm chứng mất cân bằng ô-xy hóa trong nhau thai.
Đối với nam giới, nước ép lựu cũng có thể làm tăng nồng độ testosterone, một trong những nội tiết tố chính điều khiển vấn đề quan hệ tình dục.
2. Cải thiện các vấn đề tim mạch
Nếu uống nước ép lựu thường xuyên, bạn có thể duy trì lượng máu chảy thông suốt trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng giúp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Các thành phần chống ô-xy hóa chứa trong loại trái cây này sẽ giúp cơ thể bạn giảm đáng kể lượng cholesterol “xấu”, đồng thời làm loãng những cục máu đông và giúp giữ động mạch hoạt động và lưu thông tốt hơn.
Nước ép lựu cung cấp vitamin C và các dưỡng chất tăng cường miễn dịch khác như vitamin E, giúp ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra lựu có khả năng kháng khuẩn và kháng virus.
Cách làm nước ép lựu
Công dụng thì “một rổ” nhưng cách làm nước ép lựu lại vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu
2 quả lựu
1 quả chanh
Đường kính (không bắt buộc)
Cách làm
- Bước 1: Tách hạt lựu
Chúng tôi sẽ bày cho chị em 1 cách tách hạt lựu “cực đỉnh”, không làm hạt bị vỡ hay chảy nước tòe loe. Nhưng trước tiên, đừng quên rửa lựu thật sạch nhé!
Đầu tiên, bạn dùng dao cắt 1 khoanh tròn ngay đầu quả lựu và tách phần vỏ lựu ra.
Tiếp theo, bạn dùng dao cắt các đường dọc trên vỏ quả lựu chia lựu ra làm 6 – 8 miếng. Tuy nhiên, bạn chỉ cắt vừa qua khỏi lớp vỏ thôi chứ không cắt sâu quá làm các hạt lựu vỡ và chảy nước.
Sau đó, bạn dùng tay tách nhẹ cho các miếng lựu rời ra và dùng thìa gõ lên quả lựu để các hạt lựu tự rơi vào bát.
- Bước 2: Ép/xay lựu
Sau khi tách được hạt lựu, chị em chỉ cần cho phần lựu này vào máy ép, ép lấy nước. Thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng đường (tùy khẩu vị) vào cốc nước ép, khuấy đều. Vậy là có thể thưởng thức ly nước ép lựu rồi!
Ảnh minh họa
Nếu không có máy ép chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể dùng máy xay sinh tố thay thế. Thao tác cũng vô cùng đơn giản:
- Cho lựu vào máy xay, đổ thêm 300ml nước.
- Bấm máy xay nhuyễn hạt lựu cùng nước. Lọc bỏ bã lựu qua rây lọc.
Vậy là xong!
Với những thông tin và cách làm này, hy vọng chị em sẽ có động lực ép và dùng nước ép lựu mỗi ngày. Và đừng quên cho các đấng lang quân uống cùng nhé!
Thời gian "yêu" bao nhiêu lần trong 1 tuần là tốt nhất cho sức khỏe phái nữ?
Chuyện "chăn gối" đều đặn sẽ như một chất xúc tác giúp 2 giới càng thêm mặn nồng và thăng hoa trong tình yêu. Nhưng tần suất quan hệ trong 1 tuần cũng không nên quá dày đặc để bảo đảm sức khỏe cho cả nam giới lẫn nữ giới.
Như mọi người đều biết, quan hệ tình dục là một sự va chạm thể xác giúp các cặp đôi ngày càng hạnh phúc và hòa hợp hơn trong tình yêu. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là tần suất quan hệ tình dục bao nhiêu lần trong 1 tuần là tốt nhất?
Theo khảo sát từ một vài cuộc điều tra và nghiên cứu lâm sàng trong vài năm trở lại đây, các cặp vợ chồng thường duy trì đời sống tình dục từ 1 - 3 lần mỗi tuần. Số ngày có thể tăng lên tùy thuộc vào nhóm tuổi lẫn thể lực mỗi người khác nhau.
Đối với phụ nữ ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, thời kỳ mãn kinh sẽ làm giảm tiết hormone và ảnh hưởng đến nhu cầu ham muốn so với độ tuổi trẻ. Còn nam giới thì các vấn đề như thể lực có thể giảm sút, từ đó làm khả năng tình dục cũng như tần suất quan hệ không còn dâng trào ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Chốt lại một điều thì việc duy trì tần suất quan hệ tình dục từ 1 - 2 lần/ tuần sẽ là cột mốc lý tưởng cho các cặp đôi. Nếu nữ giới có thể duy trì đời sống tình dục đều đặn thì khả năng gặt hái được 3 lợi ích sau là rất cao.
1. Kinh nguyệt đều đặn
Theo báo cáo nghiên cứu của Đại học Columbia và Đại học Stanford, nếu nữ giới có thể quan hệ tình dục đều đặn mỗi tuần ít nhất một lần thì chu kỳ kinh nguyệt của họ sẽ diễn ra ổn định hơn. Đồng thời, nó còn có tác dụng giảm đau bụng kinh nhất định.
Đối với nữ giới ở tuổi trung niên, quan hệ tình dục thường xuyên cũng có thể trì hoãn sự bắt đầu của quá trình lão hóa và mãn kinh. Sở dĩ như vậy là do trong quá trình quan hệ, kích thích tình dục mạnh mẽ sẽ thúc đẩy cơ thể tiết ra nhiều nội tiết tố, bao gồm cả estrogen, progesterone, dopamine...
2. Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Một nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 111 người phụ nữ trong độ tuổi từ 16 - 23. Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy: những cô nàng quan hệ tình dục thường xuyên và đạt được sự thỏa mãn trong tình dục sẽ tiết ra nhiều immunoglobulin loại A trong cơ thể, thậm chí có thể tăng hơn 30% .
Nó là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cải thiện sự hoàn thiện của hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, đời sống tình dục thường xuyên và bảo đảm vệ sinh của nữ giới có thể giúp ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.
3. Cải thiện giấc ngủ
Phụ nữ thời nay cũng không hề thua kém nam giới về áp lực công việc lẫn cuộc sống. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến thời gian ngủ dần bị rút ngắn.
Quan hệ tình dục phù hợp với màn dạo đầu tốt có thể giúp cơ thể tiết ra nhiều endorphin để thúc đẩy giấc ngủ, từ đó sẽ làm chất lượng giấc ngủ tăng cao hơn. Bản thân đời sống tình dục là một bài tập tiêu hao năng lượng thể chất, thông qua quan hệ tình dục khoa học có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi và giúp bạn dễ ngủ hơn!
Căn bệnh khiến người mắc ngất xỉu khi làm 'chuyện ấy' Laura Crow mắc hội chứng nhịp tim nhanh khiến cô ngất xỉu khi nhảy, cười quá nhiều hay làm "chuyện ấy". Với Laura Crow (31 tuổi, ở Southend-on-Sea, Essex, Anh), chuyện chăn gối trở thành nỗi ám ảnh. Bởi mỗi lần làm "chuyện ấy", Laura đều khó thở, tức ngực và ngất xỉu. Năm 2011, bác bác sĩ chẩn đoán bà mẹ 3...