Lưu huỳnh trong măng khô vượt hàng trăm lần mức WHO khuyến cáo
Cuối chiều qua 26.9, Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa đã có kết quả phân tích các mẫu măng tươi và măng khô do Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa chuyển đến. Kết quả cho thấy, hàm lượng lưu huỳnh có trong các mẫu măng này vượt hàng trăm lần so với tỷ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.
Ông Phạm Ngọc Thơm, Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Thanh Hóa cho biết, tại Việt Nam chưa có khuyến cáo hay quy chuẩn, giới hạn thành phần lưu huỳnh sử dụng trong các loại sản phẩm. Vì vậy, trung tâm đã căn cứ vào khuyến cáo của WHO là hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20 miligam/1 kg sản phẩm để so sánh. “Với tỷ lệ hàm lượng lưu huỳnh có trong các mẫu măng vượt quá giới hạn WHO khuyến cáo hàng trăm lần như trên thì việc sử dụng sản phẩm này thường xuyên, liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng”, ông Thơm nói.
Măng khô sấy lưu huỳnh bị các cơ quan chức năng thu giữ – Ảnh: Ngọc Minh
Theo ông Trần Văn Tâm, Phó giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục QLTT Thanh Hóa, việc phát hiện măng khô nhiễm lưu huỳnh bằng mắt thường là rất khó và cần phải qua kiểm nghiệm mới khẳng định được. Ông Tâm cũng cho biết Chi cục QLTT Thanh Hóa đang triển khai lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tại 11 huyện miền núi nhằm phát hiện xử lý những cơ sở sử dụng lưu huỳnh sấy măng khô. “Do lâu nay việc chế biến măng khô chủ yếu diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ tại các hộ dân, số lượng không nhiều nên rất khó kiểm tra phát hiện. Thêm vào đó, người dân chế biến theo phương thức thủ công để dùng dần là chủ yếu nên họ chẳng sử dụng hóa chất làm gì. Lần này chúng tôi sẽ tập trung vào các cơ sở chế biến lớn, có đầu mối thu gom măng nhiều tại các địa phương để kiểm tra, xử lý, nhằm bảo vệ người tiêu dùng…”, ông Tâm nói.
Trong những ngày qua, thông tin về việc các cơ quan chức năng của Thanh Hóa liên tục bắt quả tang một số cơ sở chế biến măng khô trên địa bàn H.Quan Sơn và H.Thọ Xuân sử dụng lưu huỳnh để sấy măng (Thanh Niên đã thông tin) khiến người tiêu dùng tỏ ra hết sức lo lắng.
Theo TNO
Phát hiện ca "cúm lợn" đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 15/2, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế công bố trường hợp nhiễm cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ lợn đầu tiên tại Việt Nam,
Đây là bệnh nhân nữ (2 tuổi) ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và đã khỏi bệnh. Kết quả xét nghiệm đã được Phòng xét nghiệm chuẩn thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại CDC - Hoa Kỳ xác nhận.
Bộ Y tế đã chỉ đạo Hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia tăng cường giám sát và phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm có nguồn gốc ở lợn trên người; phối hợp với Văn phòng WHO tại Việt Nam tổ chức điều tra dịch tễ trường hợp mắc cúm A/H3N2 này.
Đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam ghi nhận nhiễm cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ lợn, diễn biến bệnh nhẹ và không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người.
Bộ Y tế khuyến cáo không ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ để phòng cúm A/H3N2
Hiện nay, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm cũng đang xảy ra tại nhiều địa phương trên toàn quốc, để chủ động phòng chống dịch cúm lây truyền từ động vật sang người, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân, không giết, mổ gia cầm, lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân; không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm, thịt lợn chưa được nấu chín kỹ; khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, lợn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Theo ANTD
Cuộc sống trong ngôi nhà 2,5 m2 Sau dự án cải tạo môi trường, những ngôi nhà "vóc hạc xương mai" 0,5 x 5 m ở quận 6 (TP HCM) mọc lên, còn lại trung bình là 1,2 m chiều sâu. Dự án cải tạo môi trường sống đi qua, để lại khoảng 1 km đường với những căn nhà cực mỏng ở phường 10, đường Lò Gốm và phường...