Lưu học sinh Việt ở Nga: “Các quầy hàng trống trơn do người dân tích trữ thực phẩm”
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, nhiều du học sinh ở Liên bang Nga cho biết, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều thành phố, nên người dân đã tích trữ lương thực, thực phẩm và không kỳ thị với việc đeo khẩu trang.
Một quầy thực phẩm ở siêu thị tại Mosvow gần như trống trơn hàng hóa Ảnh Nguyễn Cầu
Toàn bộ học sinh, sinh viên đã nghỉ học
Thông tin với phóng viên Báo Thanh Niên từ Liên bang Nga, anh Nguyễn Văn Cầu, Phó bí thư Ban Cán sự Đoàn tại Liên bang Nga, cho biết hiện nay, cộng đồng lưu học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga có khoảng gần 6.500 người, phân bố đều rải rác trên khắp lãnh thổ nước Nga và tập trung đông nhất tại thủ đô Moscow, thành phố Saint Petersburg.
Số ca nhiễm dịch Covid-19 tại Liên bang Nga đang ngày càng tăng cao, điều đó cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của các du học sinh.
“Trong những ngày gần đây, tại các siêu thị lớn ở Moscow, các quầy hàng trống trơn do người dân tích lũy thực phẩm. Thủ đô Moscow đã liên tục phát đi các thông báo về dịch bệnh và trấn an người dân. Bộ trưởng Bộ Khoa học giáo dục Liên bang Nga đã ký văn bản cho toàn bộ học sinh, sinh viên trên cả nước tạm thời nghỉ học và chuyển sang hình thức học online”, anh Cầu cho hay.
Sinh viên nghỉ học và chuyển sang hình thức học online tại ký túc xá Ảnh Nguyễn Cầu
Tuy nhiên, theo các sinh viên đang học tập, sinh sống tại Moscow thì họ cũng yên tâm vì chính quyền địa phương đã đưa ra rất nhiều giải pháp, chính sách thiết thực, chủ động để tuyên truyền phòng tránh dịch và đẩy lùi dịch bệnh.
Bạn Đào Thị Huế, sinh viên năm 2 Trường đại học Ngôn ngữ quốc gia Moscow, nói: “Điều đáng mừng có thể thấy từ người dân cũng đã bắt đầu có ý thức về sự nguy hiểm của dịch bệnh. Người dân trong một vài ngày gần đây đã tự chủ động cách ly, đeo khẩu trang và mua nhu yếu phẩm dự trữ. Và theo mình nhận thấy, họ không có động thái kỳ thị thái quá với những người đeo khẩu trang”, Huế chia sẻ.
Tại thành phố Saint Petersburg, bạn Lê Văn Khánh, đang theo học thạc sĩ tại Trường đại học Bách khoa Saint Petersburg, Bí thư Đoàn Cơ sở thành phố Saint Petersburg, cũng cho biết: “Tại đây, các tổ chức cũng đã khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và hiện không bị kỳ thị, vì người Nga cũng đã bắt đầu hiểu được vai trò của việc đeo khẩu trang và đã dùng khẩu trang khi ra ngoài”.
Video đang HOT
Một quần hàng ở siêu thị tại Moscown gần như hết hàng do người dân mua sắm để tích trữ Ảnh Nguyễn Cầu
Các sinh viên Việt Nam đang học tập tại Liên bang Nga cũng đã nâng cao ý thức phòng dịch. Bạn Đinh Công Đại, Trường đại học Trắc địa bản đồ Moscow, cho biết: “Mình hạn chế việc đi đến nơi đông người. Nếu cần thiết đến nơi đông người thì mình có sử dụng khẩu trang và khi về đến nhà mình ngay lập tức rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Bên cạnh đó, mình thường xuyên uống nước ấm và ăn các loại hoa quả để bổ sung sức đề kháng của bản thân”.
Lập đường dây nóng hỗ trợ sinh viên
Tại thành phố Tuymen, nơi đầu tiên của Liên bang Nga công bố có ca bệnh Covid 19, bạn Tống Quốc Cường, sinh viên năm 3 Khoa luật Trường đại học quốc gia Tyumen, cho biết hiện tại, chính quyền thành phố đã có những biện pháp kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch như: ngoài việc cách ly các ca nhiễm để điều trị thì cũng tổ chức cách ly đối với những người tiếp xúc với bệnh nhân để theo dõi; cách ly những người đến từ các vùng có dịch; tuyên truyền, kêu gọi mọi người nâng cao ý thức cảnh giác phòng chống dịch, tránh để dịch lan rộng, khó kiểm soát.
“Các cơ quan có trách nhiệm như Đại sứ quán, Tổng Lãnh sứ quán Việt Nam, Ban Cán sự Đoàn tại Liên bang Nga cũng như các cơ quan đại diện khác thường xuyên quan tâm, hỏi han tình hình và diễn biến của dịch tại địa phương và luôn quan tâm, động viên tinh thần để chúng tôi yên tâm học tập, sinh hoạt tại đây”, bạn Cường cho hay.
Sinh viên ở Nga theo dõi tình hình dịch bệnh và có đường dây nóng để hỗ trợ Ảnh Nguyễn Cầu
Chia sẻ về việc hỗ trợ lưu học sinh ở Liên bang Nga phòng chống dịch, anh Nguyễn Văn Cầu cho biết, Ban Cán sự Đoàn tại Liên bang Nga đã triển khai các biện pháp nhằm phòng chống dịch như: ra thông báo hoãn tất cả các hoạt động Đoàn tập trung đông người trên toàn Liên bang Nga; chuyển sang sinh hoạt online; gửi thông báo hướng dẫn tới các cơ sở đoàn khuyến cáo không tổ chức các sự kiện tập trung đông người, khuyến cáo các sinh viên hạn chế tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về, hạn chế ra ngoài, rửa tay bằng xà phòng…
“Ban Cán sự Đoàn đã cập nhật tình hình, tin tức về dịch bệnh tại Việt Nam cũng như bên Nga trên trang Fanpage của Ban Cán sự Đoàn để các bạn sinh viên theo dõi cập nhật thông tin; cập nhật về thay đổi xuất nhập cảnh, thay đổi lịch bay của các hãng hàng không giữa 2 nước và các thay đổi về gia hạn, cấp mới visa trong thời gian dịch. Đặc biệt, Ban Cán sự Đoàn đã lập đường dây nóng với đầu mối là 2 Phó bí thư Ban Cán sự Đoàn, để trợ giúp các bạn sinh viên và hỗ trợ các cơ quan chức năng phòng chống dịch”, anh Cầu cho hay.
Sợ lây nhiễm nCoV: Chị em ngồi nhà "order" cả "núi" thực phẩm qua mạng
Chỉ trong nửa buổi sáng ngày Chủ nhật (9/2), chị Vân Anh (Khu ĐT Times City, Hà Nội) đã chi hết 3 triệu đồng để "order" thực phẩm qua mạng.
"Order" gạo ăn trong cả vài tháng
Những ngày này, lo sợ dịch bệnh virus Corona lây lan, nhiều chị em phụ nữ rất hạn chế đi chợ, siêu thị... để mua thực phẩm cho gia đình. Đáng nói, đây là thời điểm mà trẻ con được nghỉ học, cũng là thời điểm ngành y tế khuyến cáo mỗi người cần phải ăn đủ chất, ăn nhiều hoa quả... để tăng sức đề kháng cho cơ thể nên lượng thực phẩm sử dụng trong mỗi gia đình tăng nhiều hơn so với ngày thường.
Dạo một vòng trên facebook, phóng viên nhận thấy các trang bán gạo, thực phẩm xuất hiện ngày càng nhiều.
Nắm bắt được nhu cầu của các bà nội trợ, một chủ tài khoản tên Lan đã rao bán nhiều loại gạo ngon nổi tiếng như gạo: ST24, gạo Đài thơm, gạo Tám tiến vua, gạo lứt tím than...với giá từ 170.000 đồng - 240.000 đồng/10kg. Theo đó, người mua có thể thanh toán trực tiếp cho shipper hoặc chuyển tiền qua tài khoản của người bán hàng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí tài chính)
"Như vậy vừa tiện lợi lại vừa hạn chế lây lan bệnh dịch, vì nếu bạn đi chợ hoặc ra cửa hàng nào đó thì nguy cơ lây lan có thể nhiều hơn", chủ tài khoản chia sẻ.
Cũng theo quan sát của phóng viên, chỉ vài giờ sau khi chủ tài khoản nói trên đăng tải thông tin về giá gạo, đã có tới vài chục người vào đặt mua, thấp nhất là 10kg đến nhiều hơn là 40kg.
"Đang dịch bệnh nên nhiều chị em "né" chỗ đông người, không muốn đi chợ. Dịch vụ ship đến nhà tiện lợi hơn nên họ tranh thủ mua gạo ăn cho cả 1- 2 tháng luôn", chủ tài khoản tên Lan tiếp tục chia sẻ.
Chị Phương, chủ một cửa hàng gạo trên phố Minh Khai (Hà Nội) cho hay, từ sau Tết, lượng gạo bán ra của cửa hàng chị tăng hơn hẳn. Đa số là người mua qua điện thoại với trọng lượng lớn, từ 20 kg - 50kg.
"Chắc lo ngại lây nhiễm virus Corona nên hầu hết khách hàng đều yêu cầu ship gạo đến tận nhà, hầu hết là ở những khu chung cư quanh khu vực Minh Khai. Chồng tôi là người đi ship hàng. Để cẩn thận hơn, tôi cũng nhắc chồng tôi luôn phải đeo khẩu trang khi chở gạo đến cho khách. Khách hàng cũng rất cẩn thận khi đa số họ đều thanh toán bằng cách chuyển khoản", chị Phương cho hay.
Chị Phương cũng cho biết thêm, bình thường khách hàng chỉ mua 5kg - 10kg mỗi lần vì họ sợ gạo để lâu ăn sẽ không ngon, tuy nhiên thời gian này, do tâm lý đề phòng, tích trữ nên họ toàn mua số lượng tăng gấp 4-5 lần.
Chi 3 triệu đồng trong buổi sáng
Sáng Chủ nhật (9/2), chị Vân Anh (Khu ĐT Times City, Hà Nội) mở tủ lạnh kiểm tra thì thấy ngăn chứa thực phẩm đông lạnh đã vơi quá nửa.
"Hai đứa con trai đang tuổi lớn, lại nghỉ học nên chúng ở nhà ăn rào rào!", chị Vân Anh nói. Vậy là chỉ trong buổi sáng, chị gọi điện thoại xuống cửa hàng thực phẩm sạch ở tầng 1 của Khu ĐT Times City "order" 5kg thịt lợn các loại gồm: sườn non, nạc mông, thịt băm, ba chỉ... và 1kg thịt thăn bò.
(Nguồn: Người tiêu dùng)
"Tôi còn mua thêm rau củ, hoa quả để các con ăn trong vài ngày tới nữa. Tất cả hóa đơn hết 3 triệu đồng. Tôi chuyển khoản trong 1 phút và chỉ 30 phút sau nhân viên cửa hàng đã ship thực phẩm lên tận cửa phòng cho tôi", chị Vân Anh cho hay.
Theo chị Vân Anh, đối với những gia đình không có điều kiện thì phải đi ra tận chợ mua cho tiết kiệm, còn với chị, mua qua điện thoại như vậy vừa nhanh, vừa không phải tiếp xúc với nhiều người, không phải chạm vào tiền mặt - nơi chứa khá nhiều vi khuẩn....
"Nhiều cửa hàng sẵn sàng cung cấp số điện thoại và mang thực phẩm đến tận nhà cho khách. Trong thời điểm dịch bệnh đang lây lan thì theo tôi mua hàng online là hiệu quả nhất", chị Vân Anh nói thêm.
Cùng quan điểm với chị Vân Anh, nhiều chị em phụ nữ cũng chọn phương pháp đi chợ online hoặc gọi ship hàng qua điện thoại.
"Tôi thấy như vậy tránh được rủi ro lây bệnh rất nhiều so với đi chợ, tiếp xúc với quá nhiều người. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào họ cũng sẵn sàng với dịch vụ ship hàng. Cách đây một hôm, tôi gọi tới một cửa hàng hoa quả sạch nhưng họ không có dịch vụ ship hàng đến tận nhà. Tôi đành gọi tới cửa hàng quen khác, chỗ này tuy không chuyên về hoa quả nhưng lại bán rất nhiều thực phẩm khác như thịt tươi sống, cá tươi, rau củ... Tôi liền đặt luôn 3kg thịt các loại, 2 kg cá Thu và một số rau quả khác để gia đình ăn trong tuần tới", chị Hồng (một nhân viên ngân hàng) cho hay.
Thời điểm này, "đi chợ" online hoặc qua điện thoại đang là lựa chọn ưu tiên nhất đối với đa số chị em. Tuy nhiên, dù "đi chợ" bằng phương pháp nào thì người mua hàng cũng không tránh được việc tiếp xúc với người khác, và trong hai trường hợp nói trên thì người mua hàng cũng sẽ phải tiếp xúc với người vận chuyển thực phẩm đến nhà.
Vì vậy, lời khuyên tốt nhất là chị em luôn phải đeo khẩu trang và rửa tay thật sạch bằng xà phòng ngay sau khi nhận hàng.
Hà Giang
Theo toquoc
'Chuyến tàu ma' với những kẻ gan lì tới Vũ Hán 'ngày tận thế' Một số cư dân cho biết họ "rưng rưng nước mắt" khi đọc tin tức về việc phong tỏa thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh giống SARS, giữa nỗi lo thiếu thực phẩm và bị cô lập. Người dân Vũ Hán kêu gọi giúp đỡ và chia sẻ những lo lắng về tình trạng thiếu lương thực vào ngày 23/1,...