Lưu giữ nghề truyền thống ở Thái Lan
Là một trong những tỉnh cổ xưa của đất nước Thái Lan, Sakon Nakhon tự hào có hơn 1.000 năm lịch sử đến nay vẫn còn lưu lại qua những truyền thuyết và trên những dấu tích còn lại ở nhiều địa phương của tỉnh Đông Bắc này, trong đó phải kể đến những làng nghề đã có từ xa xưa.
Đến nay, những làng nghề này vẫn được lưu giữ và phát triển nhờ các sáng kiến Hoàng gia khuyến khích người dân địa phương biến trí thức và kinh nghiệm bản địa thành nền kinh tế sáng tạo.
Một người phụ nữ nấu nước hoa cúc vạn thọ để tạo màu vàng nhuộm vải. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Các ngôi làng ở Sakon Nakhon nổi tiếng với nghề nhuộm vải chàm và Làng bền vững Don Koi theo sáng kiến hoàng gia của Công chúa Sirivannavari Nariratana Rajakanya nằm trong số này. Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ông Chusak Ruying, Tỉnh trưởng tỉnh Sakon Nakhon, tự hào cho biết tỉnh Sakon Nakhon được mệnh danh là “Thành phố thủ công thế giới của màu chàm tự nhiên” với sảm phẩm đặc trưng là vải nhuộm chàm . Cộng đồng thợ dệt nhuộm màu chàm trải khắp 18 huyện.
Tất cả các khối sợi đều được nhuộm từ nguyên liệu màu tự nhiên và sẵn có tại địa phương. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Mỗi huyện, mỗi nhóm dệt nhuộm màu chàm lại có những phương pháp sản xuất vải nhuộm màu chàm khác nhau theo vị trí địa lý và kinh nghiệm của từng khu vực.
Trong số đó, Ban Don Koi là một trong những ngôi làng “dệt nhuộm màu chàm trên mái nhà”. Cộng đồng nhuộm vải chàm Ban Don Koi được công nhận là một trong những cộng đồng lành nghề nhất ở Sakon Nakhon.
Video đang HOT
Bên trong khu dệt vải tại Trung tâm học tập và dạy nghề nhuộm vải chàm Don Koi tại làng bền vững Don Koi. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Theo lời bà Thavil Oupparee, một nghệ nhân và là trưởng nhóm nhuộm và dệt chàm tại Trung tâm học tập và dạy nghề nhuộm màu chàm Don Koi, ý tưởng thành lập trung tâm ban đầu được một nhóm nhỏ phụ nữ địa phương ở làng Don Koi khởi xướng vào năm 2003. Cây chàm có nhiều trong những khu rừng thưa ở vùng Đông Bắc Thái Lan và những người phụ nữ địa phương từ xa xưa đã biết dùng cây chàm như một nguyên liệu tự nhiên để nhuộm vải ra màu xanh indigo đặc trưng của văn hóa Thái Lan. Nghệ nhân Thavil đặc biệt bày tỏ sự biết ơn tới Công chúa Sirivannavari, người từng tới thăm làng Don Koi vào tháng 11/2020 và quyết định hỗ trợ phát triển sản phẩm của làng. Quyết định này cũng là để tiếp nối và mở rộng mong muốn của bà nội cô là Hoàng Thái hậu Sirikit để bảo tồn và khôi phục nghệ thuật, văn hóa, bí quyết và nghề thủ công Thái Lan để chúng không bị mai một trong đời sống hiện đại.
Công chúa Sirivannavari cũng khởi xướng dự án phát triển mang tên “Mô hình Don Koi” thông qua thiết kế, tập hợp kiến thức về văn hóa cộng đồng, kiến thức dệt, nhuộm chàm và nhuộm sợi bằng kỹ thuật màu tự nhiên của cộng đồng Don Koi, từ đó cho ra đời những sản phẩm thời trang mang phong cách quốc tế, có giá trị cao hơn và được biết đến rộng rãi. Nhà chức trách tỉnh cho biết “Mô hình Don Koi” đã giúp phát triển cộng đồng thợ dệt vải và nhuộm chàm, tạo thu nhập cho người dân, cũng như phổ biến kiến thức quý giá về dệt nhuộm chàm đến các làng lân cận.
Một phiên Live trên Facebook để quảng bá sản phẩm của làng bền vững Don Koi. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Làng Don Koi là một phần của dự án Sáng kiến Hoàng gia “Vui vẻ khi mặc vải Thái” (Pha Thai Sai Hai Sanook). Sáng kiến này thúc đẩy sử dụng vải truyền thống Thái Lan cho những mẫu mới và thiết kế hiện đại để hấp dẫn mọi đối tượng. Không chỉ tạo ra những sản phẩm dệt nhuộm màu tự nhiên độc đáo và thân thiện với môi trường, người dân làng giờ đây cũng biết đến những cách làm mới, chẳng hạn như qua Facebook, để quảng bá sản phẩm tới khách hàng trong nước và quốc tế, giúp tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Quyết định cưới 5 vợ, người đàn ông nhận bi kịch đau lòng
Trong cơn ghen tuông, người vợ thứ năm của ông Chachai (Thái Lan) đã cướp mạng sống của người vợ thứ tư.
Vụ việc gây rúng động cả vùng quê.
Chuyện ông Chachai ở Nakhon Si Thammarat (Thái Lan) có 5 vợ đã được người dân địa phương biết đến và xôn xao từ lâu, dù đa thê là bất hợp pháp ở quốc gia Đông Nam Á này.
Theo quy định của pháp luật Thái Lan, những người vợ của ông Chachai không được đăng ký kết hôn hợp pháp. Thế nhưng, ông vẫn quyết định cưới và chung sống với họ, bất chấp lời gièm pha của người đời.
Hằng ngày, ông sống cùng nhà với người vợ thứ tư và thứ năm, thỉnh thoảng dành thời gian ghé thăm nhà của những người vợ khác. Nhìn bên ngoài, cuộc sống của họ bình yên, nhưng bi kịch xảy ra mới đây hé lộ sự thật bên trong.
Ông Chachai bị bắt giữ sau khi trốn lên núi (Ảnh: TV8).
Ngày 15/10, án mạng xảy ra tại nhà của ông Chachai. Người vợ thứ tư của ông tên là Thanyaporn, 37 tuổi, sát hại bà vợ thứ năm Wasana bằng súng. Nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai người.
Nạn nhân Wasana được tìm thấy với nhiều vết thương ở cổ, lưng và chân. Sau khi gây án, Thanyaporn bỏ trốn. Hai ngày sau, người phụ nữ này mới đến đồn cảnh sát đầu thú.
Hình ảnh trích xuất từ camera an ninh cho thấy, không có nghi phạm nào ngoài Thanyaporn. Tiếng súng vang lên làm phá vỡ bầu không khí yên tĩnh của một vùng nông thôn, thu hút sự chú ý của hàng xóm.
Theo lời khai của nghi phạm, trước lúc xảy ra án mạng, giữa 2 người đã có mâu thuẫn. Sự việc xảy ra trong khi ông Chachai đang ở nhà.
Khi phát hiện người vợ trẻ đã tử vong, ông Chachai bỏ trốn lên núi, ở tạm trong một túp lều. Chiều 16/10, người đàn ông này bị cảnh sát dẫn về đồn, lấy lời khai
Ông Chachai cho biết, mâu thuẫn xuất phát từ chuyện Thanyaporn ghen tuông, cho rằng chồng dành nhiều thời gian hơn cho Wasana.
Trong cơn tức giận, Thanyaporn và Wasana tranh giành khẩu súng của ông Chachai. Nghi phạm vô tình bóp cò khiến đối phương tử vong.
Tại đồn cảnh sát, ông Chachai khẳng định mình vô tội nhưng thừa nhận có liên quan đến động cơ nổ súng của Thanyaporn. Tuy nhiên, động cơ này là gì vẫn cần được làm sáng tỏ thêm.
Người đàn ông này bày tỏ sự tiếc nuối về những gì đã xảy ra. Giữa các bà vợ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, ông Chachai không biết làm cách nào để dung hòa, giúp họ sống bình yên bên nhau.
Hiện, cảnh sát tiếp tục điều tra sự việc và chưa rõ mức án mà Thanyaporn và Chachai sẽ phải đối mặt.
"Mỏ vàng" ít ai ngờ mang về 66 triệu USD cho ngành du lịch Thái Lan Các công viên quốc gia và khu bảo tồn động vật hoang dã, khu sinh thái bảo tồn thực vật được ví như mỏ vàng đối với ngành du lịch Thái Lan khi vừa mang về 66 triệu USD cho nước này. Theo nguồn tin từ truyền thông Thái Lan, doanh thu của các công viên quốc gia (DNP), khu bảo tồn động...