Lương y tiết lộ “1 loại thịt – 2 loại rau” ĐẠI BỔ: Nếu chăm nấu thì cả vợ lẫn chồng đều nhận hiệu quả tích cực cho sinh lý, giúp “chuyện yêu” thăng hoa bất ngờ
Để những giây phút ái ân trở nên hòa hợp và thăng hoa hơn, các bà nội trợ có thể bổ sung những món ăn sau đây vào mâm cơm gia đình.
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không chỉ đến từ sự cân xứng địa vị, sự thấu hiểu tâm hồn mà còn cần cả những hòa hợp trong ân ái. Tuy nhiên, điều đó không dễ dàng với tất cả các cặp đôi: Không ít ông chồng gặp khó khăn trong việc kéo dài cuộc yêu, cũng có những bà vợ khiến chồng phiền lòng vì vùng kín mắc bệnh hoặc bị giảm ham muốn.
Đó đều là những vấn đề tế nhị nhưng vì tự ái, các cặp đôi thường chọn cách chịu đựng chứ ít khi chịu giãi bày với nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những loại thực phẩm, có vai trò như những loại thuốc tự nhiên tốt cho sinh lý cả nam lẫn nữ.
Theo tiết lộ của lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), có 1 loại thịt – 2 loại rau dưới đây có tác dụng bồi bổ cho cả nam lẫn nữ.
Loại thịt có tác dụng cải thiện sinh lý nam nữ là thịt gì?
Không gì khác, đó chính là thịt vịt. Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Tài liệu y thư cổ đánh giá thịt vịt là “thuốc bổ thượng hạng”, nắm giữ vai trò trong việc điều hòa ngữ tạng, trừ nhiệt, bổ hư…
Các món ăn từ vịt có lợi cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, đặc biệt là phụ nữ kinh nguyệt ít, có vấn đề phụ khoa.
Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị.
Từ nguyên liệu thịt vịt, lương y Sáng cho biết có thể chế biến thành 2 món ăn/bài thuốc sau đây để cải thiện sinh lý nam giới:
- Chữa yếu sinh lý bằng thịt vịt và gừng
Chuẩn bị: 300g thịt vịt; 20g gừng; 60g kỷ tử; 60g nấm hương; 3 củ cà rốt; 10 quả táo đỏ.
Cách làm: Ướp thịt vịt với gia vị, đem xào săn miếng thịt, rồi cho các nguyên liệu khác vào nồi hầm trong 30 phút cho mềm. Có thể ăn canh riêng hoặc ăn với cơm hàng ngày. Món ăn này có tác dụng tăng cường nhu cầu ân ái, cải thiện rõ rệt tình trạng yếu sinh lý.
Video đang HOT
- Chữa “bất lực” bằng thịt vịt và tôm
Chuẩn bị: 500g thịt vịt; 200g tôm; hành tỏi, mắm muối đủ dùng.
Cách làm: Làm sạch thịt vịt sau đó chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cho hành tỏi vào chảo rồi phi vàng, đảo đều rồi đổ nước vào nồi hầm. Tôm bóc lấy phần nõn bên trong rồi cho vào hầm sau. Khi nguyên liệu chín nhừ thì cho các gia vị vừa ăn vào là được.
Lương y Bùi Đắc Sáng đánh giá món ăn này có tác dụng đẩy lùi bệnh yếu sinh lý hiệu quả. Cặp đôi nên ăn 2-3 bữa trong tuần để cải thiện đời sống chăn gối vợ chồng.
2 loại rau tốt cho phụ khoa nữ, cải thiện sinh lý đàn ông gồm:
1. Rau hẹ
Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Không chỉ là một loại rau ngon, lá hẹ còn được giới chuyên môn tận dụng để trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả chữa bệnh phụ khoa nữ và chữa yếu sinh lý nam.
Cách áp dụng lá hẹ như sau:
- Chữa bệnh phụ khoa nữ:
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin K, các khoáng chất như đồng, sắt, mandan, canxi, riboflavin… Đặc biệt, nhờ chứa hợp chất chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh mà rau hẹ có thể sử dụng như một loại thực phẩm đề điều trị viêm phụ khoa cho nữ giới.
Phụ nữ chỉ cần thường xuyên ăn rau lá hẹ là đã đủ để tiêu diệt trùng roi âm đạo, chống nấm… và phòng tránh được các bệnh phụ khoa hiệu quả. Các món ngon từ lá hẹ mà chị em nên ăn: Canh hẹ nấu thịt, canh hẹ đậu hũ nấu tôm, lá hẹ xào trứng…
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin K, các khoáng chất như đồng, sắt, mandan, canxi, riboflavin…
- Chữa yếu sinh lý nam:
Chuẩn bị 50g lá hẹ tươi, muối hạt. Đem lá hẹ đi rửa sạch, ngâm lá hẹ trong nước muối 10-15 phút. Cho lá hẹ vào cối giã nhuyễn, dùng vải mùng ép lấy nước cốt lá hẹ. Uống nước cốt lá hẹ ngay khi vừa thực hiện. Dùng 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ buổi tối.
Ngoài ra, có thể thử một số món ngon từ lá hẹ để chữa yếu sinh lý: Tôm xào lá hẹ, lá hẹ xào nấm, hẹ xào lươn, cháo hẹ…
2. Rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau quen thuộc, dân dã của người dân Việt Nam nhưng ít ai biết rằng loại rau này có tác dụng không thua kémViagra.
Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Đặc biệt, mồng tơi có tác dụng bổ dương, lưu thông khí, huyết, giúp tăng cường sinh lý cho nam giới.
Mồng tơi có tác dụng bổ dương, lưu thông khí, huyết, giúp tăng cường sinh lý cho nam giới.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, rau mồng tơi có tác dụng chữa mộng tinh, hoạt tinh, mệt mỏi sau khi quan hệ. Cách sử dụng rau mồng tơi làm thuốc như sau: Lấy rau mồng tơi lượng đủ dùng rửa sạch, sau đó đem đi hầm với bầu dục lợn hoặc hầm với xương ống lợn. Ăn đều đặn sẽ thấy hiệu quả.
Một vài điều người bệnh viêm xoang cần biết về chế độ ăn uống và luyện tập để nâng cao sức đề kháng
Viêm xoang gây mệt mỏi, khó chịu, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, những người mắc viêm xoang cần chú ý tới vấn đề dinh dưỡng và tập luyện.
Vậy chế độ ăn uống và luyện tập cho người viêm xoang là như thế nào?
Bệnh viêm xoang tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh nhưng nó khiến cho cuộc sống của bệnh nhân gặp nhiều trở ngại. Nếu không kiên trì điều trị mà để bệnh phát triển lâu thì rất khó chữa dứt điểm và gây ra những biến chứng như: đau đầu, viêm tai giữa, viêm họng...
Ngoài việc tuân theo chỉ định của thầy thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập cho người viêm xoang đóng vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
1. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh viêm xoang
Đầu tiên, người mắc bệnh viêm xoang cần uống đủ nước, uống nước đun sôi để nguội (khoảng 2 lít/ngày). Uống đủ nước giúp làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, qua đó, cơ thể dễ khạc đàm, tống bụi bẩn ra ngoài, góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang.
Hằng ngày, bệnh nhân mắc viêm xoang cần ăn nhiều rau xanh như: rau mồng tơi, cải ngọt, bông cải...Các loại củ quả màu vàng như: đu đủ, bí rợ, cà rốt,... có tác dụng giúp bổ sung vitamin A giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc.
Người mắc viêm xoang cần ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết - Ảnh Internet
Ngoài ra, người mắc viêm xoang nên ăn các loại gia vị như hành, gừng, tỏi... bởi vì chúng chứa các hoạt chất kháng sinh thực vật . Bệnh nhân cũng cần thường xuyên ăn các loại cá chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.
Trong chế độ ăn uống cho người viêm xoang, nên tăng cường ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C như: bưởi, cam, quýt, chanh,... để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thời điểm mùa lạnh đến, bệnh nhân cần uống nước ấm, uống các loại trà thảo dược (trà hoa cúc, hoa nhài,.. ) cũng có tác dụng tốt để giảm các triệu chứng: đau đầu, làm mũi thông thoáng, dễ thở.
Để tránh tái phát, người mắc bệnh viêm xoang cần tránh lạnh và ẩm. Khi ra ngoài, nhất là buổi sáng sớm cần dùng khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi ra lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh có thể ngâm chân bằng nước nóng ấm từ 15 - 20 phút.
Một trong những lưu ý trong chế độ ăn uống và luyện tập cho người viêm xoang là không nên uống nước lạnh hay nước đá, vì chúng là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp
Bệnh nhân cũng không uống các thức uống nhiều đường vì có thể làm mũi nhầy đặc lại. Không ăn những thức ăn mà cơ thể người bệnh bị dị ứng như: thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò... Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ sữa. Không uống cà phê, bia, rượu và các đồ uống chứa cồn và chất kích thích vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại.
2. Chế độ tập luyện dành cho người viêm xoang
Bên cạnh việc tuân thủ quá trình điều trị và chế độ ăn uống, người bệnh viêm xoang cần quan tâm tới chế độ tập luyện nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Yoga là một trong những phương pháp luyện tập giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm xoang hiệu quả bằng cách tăng cường chức năng của các cơ quan hô hấp, điều hòa hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.
Bộ môn này hỗ trợ tác động trực tiếp đến hơi thở, cơ hoành và các cơ quan của hệ hô hấp. Vì yoga có thể làm giảm các triệu chứng như đau đầu, ho, thở khò khè và nghẹt mũi ở bệnh nhân viêm xoang.
Yoga là bài tập tốt nhất cho bệnh nhân bị viêm xoang - Ảnh Internet.
Có nhiều tư thế yoga tốt cho người bị viêm xoang như tư thế chó úp mặt, tư thế cây cầu, tư thế cái cày,... Người bệnh cần kiên trì thường xuyên luyện tập các bài tập yoga để hỗ trợ điều trị viêm xoang một cách tốt nhất. Một lưu ý khi luyện tập là người bệnh cần tập từ từ, từ các bài tập đơn giản cho tới các bài tập phức tạp hơn để phát huy tốt nhất hiệu quả của các bài tập.
Trên đây là một số lưu ý đối với chế độ ăn uống và luyện tập cho người viêm xoang. Bệnh nhân mắc căn bệnh này bên cạnh việc tuân thủ những vấn đề trên, còn cần nghiêm túc thực hiện chỉ dẫn của các bác sĩ. Có như vậy việc điều trị viêm xoang mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Ngứa bộ phận sinh dục nữ giới do đâu? Tình trạng ngứa bộ phận sinh dục nữ nằm trong những bệnh vùng kín thường gặp ở nữ. Hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà nữ giới không nên chủ quan. Âm đạo nữ giới là cơ quan có cấu trúc rất phức tạp, nhạy cảm. Do đó nữ giới dễ mắc phải các bệnh viêm...