Lương y kiểu… thổ tả!
Trên thế gian này, có lẽ giống người là ăn tạp nhất. Này nhé, thượng đế sinh ra loài dưới nước thì ăn sản vật dưới nước. Loài nào sinh ra trên cạn thì ăn sản vật trên cạn. Loài ăn thực vật thì thường không ăn thịt và loại ăn thịt thì thường không ăn cỏ cây.
Thế nhưng riêng loài người thì xơi tuốt tuồn tuột cả động vật lẫn thực vật, cả cỏ cây lẫn trâu bò gà lợn và xơi tuốt tuột từ trời xanh xuống đến… âm ti địa ngục.
Vậy mà trên thế gian này, có lẽ người Việt Nam ta thời nay thuộc giống ăn tạp nhất… thế giới.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Lý do là có một số người được phong là “đệ nhất… bao tử”. Dạ dày của họ chứa được đủ mọi thứ, từ xi măng, sắt thép rút ruột công trình đến đất đai, sông ngòi, rừng rú mà họ cuỗm được.
Họ không từ cả cái khoản tiền còm cõi của những người già cả và nghèo khổ.
Họ xơi cả vào khoản tiền ít ỏi trong khẩu phần ăn của những đứa trẻ thơ.
Họ “xực” vào cả những đồng tiền xương máu của người có công và không từ cả hài cốt của người đã chết
Video đang HOT
Song, sự việc xảy ra gần đây tại điểm tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nộithì… ngoài sức tưởng tượng.
Ở đây, họ “chén” cả Pentaxim, một loại vắc xin chứa trong nó 5 mầm bệnh hiểm nguy là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ.
Mà họ ăn bằng cái cách cũng không kém tinh vi. Lợi dụng khi tiêm, trẻ thường khóc vì sợ. Các ông bố, bà mẹ mải dỗ con, “từ mẫu” nhanh tay chỉ bơm lấy khoảng 2/3 lượng thuốc, để lại 1/3 trong lọ. Cứ ba vụ trót lọt, “từ mẫu” được một lọ.
Tiền đếm mỏi tay!
Thực ra thì từ xa xưa đã có câu chuyện tương tự.
Truyện kể rằng có một cặp vợ chồng làm nghề buôn bán. Mánh khóe của họ là một chiếc cân đòn cân ruột rỗng, trong chứa thủy ngân. Khi mua hàng, họ dùng tay vuốt đòn cân ra phía sau, thủy ngân đổ theo tay khiến đầu cân chúc xuống nên “tươi” hóa “đuối”. Khi bán, họ nhanh tay vuốt ngược lại nên “đuối” hóa “tươi”.
Vì cách buôn gian, bán lận này họ trở nên rất giàu có.
Một thời gian sau, người chồng ngã bệnh. Thuốc thang kiểu gì cũng không khỏi. Gia tài đồ sộ vì thế mà đội nón ra đi.
Khi đã khuynh gia bại sản, người vợ tìm đến một vị cao tăng. Lúc kê đơn, vị cao tăng yêu cầu một vị thuốc đặc biệt quan trọng có tên là “huyết cân”.
Sau nhiều ngày tìm kiếm không được, người vợ bèn tìm đến vị cao tăng cầu cứu. Vị cao tăng nói về chẻ chiếc đòn cân ra lấy thứ nước ở trong, đó chính là “huyết cân”. Người vợ nghe vậy về chẻ đòn cân thì ôi thôi, từ trong đó tuôn ra những giọt máu đỏ tươi
Chả biết số phận những kẻ gian lận sau này thế nào nhưng chắc chắn họ xứng đáng với danh hiệu “lương y thời… thổ tả”!
Theo vietbao
Rước cá chép vàng khổng lồ tiễn ông Táo
Lần đầu tiên Lễ hội ông Công ông Táo theo nghi thức cổ được tổ chức tại Hà Nội ngày 23 tháng Chạp. Bên cạnh biểu tượng "ông đầu rau" và các lễ vật là cá chép vàng dài gần 4 mét được rước từ Bát Tràng về Hà Nội.
7h sáng, Lễ hội ông Công - ông Táo bắt đầu diễn ra tại làng gốm Bát Tràng.
Đoàn rước đi dọc bờ sông Hồng để về trung tâm thủ đô.
Cá chép vàng dài 3,5 mét, cao 1,2 mét được các nghệ nhân dân gian Hà Nội hoàn thành.
Ngoài cá chép vàng, đoàn còn rước "ông đầu rau", chiếc bếp tượng trưng làm từ trấu và đất sét, mũ mão của ba vị Táo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 12 mâm sản vật.
Ngày 23 tháng Chạp, tục thả cá chép tiễn ông lên chầu trời đã trở thành nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt.
Ban tổ chức dự định, những năm tiếp theo sẽ đi thuyền ngược dòng sông Hồng rước cá chép về Hà Nội như con đường buôn bán gốm sứ lâu đời trước đây chứ không đi ôtô như năm nay.
Sau khi dâng hương trước tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đoàn rước đi vòng quanh hồ Gươm và đến triển lãm Vân Hồ.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức lễ hội ông Công, ông Táo quy mô lớn.
Lễ rước độc đáo thu hút hàng trăm người tới xem, đây là một trong những hoạt động chính của triển lãm Hội hoa chợ Tết tôn vinh làng nghề và nông sản chất lượng cao do Hà Nội tổ chức.
Kết thúc lễ hội, cá chép vàng được hóa tại Đình làng tiễn các Táo về trời. 12 mâm sản vật được dâng lễ tại tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lê Thái Tổ...
Theo VNE
Xuống chợ thử váy, mang xuân về bản Bao giờ cũng vậy, phiên chợ cuối năm ở nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc cũng đông vui hơn thường nhật. Người ta xuống chợ không chỉ để gặp bạn, mà còn để mang về bản, khí tiết xuân cho một năm mới đầy may mắn. Chợ Đồng Văn, Hà Giang những ngày này nhuốm sặc sỡ sắc mầu thổ cẩm. Dịp...