Lương y già mấy chục năm bốc thuốc miễn phí giúp người nghèo
Hàng chục năm qua, y sĩ, lương y Nguyễn Văn Long (76 tuổi, xã Cam An Nam, Cam Lâm, Khánh Hòa) luôn dùng những bài thuốc gia truyền chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Y sĩ – lương y Nguyễn Văn Long được nhiều người mến mộ bởi tấm lòng nhân ái
Nhiều năm qua, y sĩ – lương y Nguyễn Văn Long luôn được Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa, Hội Đông y huyện Cam Lâm, Hội Chữ thập đỏ các cấp… mời tham gia các đoàn khám bệnh từ thiện cho người nghèo. Dù tuổi đã cao nhưng ông không hề nề hà mà xem đó là niềm vui của mình.
Thông qua Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa, y sĩ – lương y Long cũng gửi tặng thuốc cho chiến sĩ đảo Trường Sa. Ngoài ra, ông cũng thường khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người khuyết tật, người cao tuổi trên địa bàn huyện Cam Lâm.
“Trước khi đi khám từ thiện, các cơ quan cấp trên thường báo trước cho tôi một tuần hoặc một tháng để tôi chuẩn bị thuốc trước và mang theo tặng cho bà con”, ông nói.
Những đóng góp của y sĩ – lương y Nguyễn Văn Long đã được nhiều cơ quan, chính quyền địa phương ghi nhận và tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Đáng chú ý ông được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tặng Bằng khen năm 2018 vì: “Đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện chỉ thị 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”.
Y sĩ – lương y Nguyễn Văn Long cũng được BCH Trung ương Hội Đông y Việt Nam tặng Bằng khen vì: “Đã có thành tích trong công tác thừa kế, bảo tồn môn thuốc, bài thuốc và phương pháp chữa bệnh của Đông y”…
Ngoài ra, ông còn được tặng nhiều giấy khen khác từ các cấp chính quyền địa phương, hoặc thư tri ân, thư cảm ơn của người khuyết tật, Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa.
Theo y sĩ – lương y Nguyễn Văn Long vốn quý của mỗi con người là sức khỏe. Mỗi khi khám bệnh cho thuốc, ông thường nhắn nhủ người bệnh luôn ý thức được việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.
“Căn bản là vận động người bệnh nâng cao ý thức trong việc ăn sạch, ở sạch, uống sạch và ngủ có màn. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp: thanh tư tưởng, thanh ẩm thực, thanh hô hấp”, người y sĩ – lương y già tâm sự.
Bên cạnh việc viết lại các bài thuốc mà mình tâm đắc gửi cho Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa, thực hiện việc dạy học trò, ông Long cũng thường chăm sóc, trồng cây thuốc và bào chế thuốc.
Y sĩ – lương y Nguyễn Văn Long được tặng nhiều bằng khen, giấy khen từ các cấp chính quyền địa phương
Hiện nay, tại nhà ông đang có một vườn thuốc rộng hàng trăm mét vuông với hàng chục chủng loại cây thuốc, trong đó có nhiều loại hiếm như: Bồ công anh, kim ngân, sài đất, ké đầu ngựa, hoắc hương, xuyên tâm liên, đinh lăng, sâm đại hành…
“Tôi sẽ tiếp tục chữa bệnh giúp đời cho đến khi ‘nhắm mắt’, không đủ sức thì thôi”, người lương y già tâm sự.
“Lương y già” giàu lòng nhân ái ở Khánh Hòa
Việt Tùng – Hải Đăng
Nâng cao hiệu quả hoạt động quân dân y khu vực biên giới Lạng Sơn
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, đẩy mạnh hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.
Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, những năm qua, quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, đẩy mạnh hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Những việc làm ý nghĩa thiết thực của những thầy thuốc mang quân hàm xanh góp phần gắn kết tình cảm quân dân keo sơn, đồng thời chăm sóc tốt sức khỏe người dân từ cơ sở.
Mỗi khi bà con nhân dân ốm đau, các thầy thuốc quân hàm xanh có mặt kịp thời để khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân.
"Bị bệnh gì lên đồn Biên phòng là được các chú bộ đội khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, chữa bệnh như người trong nhà. Bộ đội biên phòng quân dân y kết hợp đến thăm khám cho cho tôi và cả xã kết hợp phát thuốc là đầy đủ và chu đáo", một người dân địa phương chia sẻ.
Giản dị, mộc mạc nhưng chứa đầy sự thân thương và tin cậy khi nhắc đến những người thầy thuốc mang quân hàm xanh, đồng bào các dân tộc biên giới của tỉnh Lạng Sơn luôn dành cho những người lính biên phòng tình cảm trìu mến, thân thiết như những người trong gia đình.
Hơn 24 năm công tác trong ngành quân y biên phòng, Thượng úy Đỗ Văn Trình, y sĩ đồn Biên phòng Thanh Lòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã thực sự trở thành con em của rất nhiều bản làng biên giới:
"Tại vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đối với bà con dân bản ốm đau thường là lên đồn biên phòng. Có những cái rất khó khăn nhưng anh em chúng tôi luôn tận lực để khám chữa bệnh cho bà con. Ngoài khám chữa bệnh cho bà con, chúng tôi tuyên truyền vận động người dân về cách ăn, ở hợp vệ sinh, sống khoa học để đảm bảo sức khỏe; xây dựng các vườn thuốc nam, thu hái rồi phơi sấy để cho bà con dùng", Thượng úy Đỗ Văn Trình chia sẻ.
Phòng khám quân dân y kết hợp tại xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là địa chỉ tin cậy của người dân trên địa bàn.
Không chỉ sử dụng lực lượng quân y tại các đồn Biên phòng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, hàng năm Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn đều tổ chức các đoàn công tác đưa thầy thuốc "quân hàm xanh" về cơ sở khám, chữa bệnh cho người dân. Năm 2019, hàng nghìn lượt người dân các xã biên giới tỉnh Lạng Sơn đã được khám, kiểm tra sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí. Ngoài ra, các chiến sỹ quân y biên phòng còn thường xuyên tư vấn, hướng dẫn bà con các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh...
Trung tá Hoàng Trung Hiếu - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ba Sơn, Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Hoạt động quân y kết hợp là việc đồn vẫn tổ chức thường xuyên. Khi có việc như là tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe từng đợt có quy chế phối hợp. Cử quân y cùng với trạm y tế của xã khám chữa bệnh cho nhân dân. Từ đầu dịch đến giờ phải xuống các thôn bản họp, vừa tuyên truyền, vừa hướng dẫn cho nhân dân đeo khẩu trang, rồi cấp phát khẩu trang miễn phí cho nhân dân. Quân y của đồn thường xuyên xuống xã theo dõi sức khỏe, hàng ngày phải xuống địa bàn nắm tình hình, khi người ta có biểu hiện phải báo cáo để đưa đi cách ly ngay".
Hiện nay, dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, những người thầy thuốc quân hàm xanh cũng vất vả hơn khi phải vừa căng mình tham gia công tác kiểm dịch trên các tuyến biên giới, vừa theo dõi tình hình dịch bệnh và các nguy cơ lây nhiễm trong địa bàn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
Những người lính biên phòng sẵn sàng vượt hàng chục km đường rừng để vận động người dân đến kiểm tra sức khỏe; trích một phần kinh phí sinh hoạt ít ỏi mua khẩu trang mang xuống thôn, bản cấp phát cho người dân.... Việc làm đó đã thể hiện tinh thần "Đồn là nhà, biên giới là quê hương; đồng bào các dân tộc anh em là ruột thịt", cụ thể hóa chủ trương nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và góp phần làm tốt công tác dân vận của Đảng, Nhà nước./.
Theo Hoàng Khánh/VOV-Đông Bắc
Quảng Nam: Thăm hỏi, hỗ trợ ngư dân bị cháy tàu ở Trường Sa Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã kịp thời động viên, chia sẻ trước những thiệt hại của 33 ngư dân tàu cá Qna-94646TS bị cháy rụi tại vùng biển Trường Sa. Ngày 28/2, ông Vũ Văn Thẩm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã đến thăm hỏi và hỗ trợ cho chủ tàu Tô Văn Thạnh cùng các ngư...