Lương y bày cách đơn giản giảm đau xương khớp tại nhà
Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà hiện nhiều người trẻ cũng bị. Trong đông y có nhiều bài thuốc đơn gian để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu.
do nhiều nguyên nhân. Bệnh do phong kết hợp với thấp, phong kết hợp với hàn làm trở trệ lưu thông của khí huyết, làm co cơ, kinh mạch không thông dẫn tới đau. Trong đông y có câu “thống bất thông, thông bất thống” (không thông thì sinh đau). Các bệnh xương khớp gia tăng dẫn tới các triệu chứng đau lưng hông, vai gáy…
Triệu chứng đau mỏi có kèm theo chẩn đoán bằng hình ảnh có thoái hóa đốt sống. Thoái hóa này hiện trẻ hóa ở những người làm việc ở văn phòng, ngồi điều hòa…
Có những vị thuốc dân gian giảm đau hiệu quả như:
Dây đau xương có thể giúp giảm đau tê nhức xương khớp
Đun lên uống ngày 15 – 20gr. Mỗi lần sắc cho vào 500ml đun sôi kĩ còn 200 ml nước thì chắt ra uống. Đổ nước sắc như vậy 3 lần. Liều lượng người lớn 20 – 30gr/ ngày. Có những người bị tê nhức bắp chân hoặc ống chân thì vừa uống dây đau xương kết hợp với lấy đun nước toàn cây lá lốt để ngâm chân trước khi đi ngủ.
Ngải cứu rang muối nóng:
Đau lưng có thể dùng ngải cứu rang muối nóng rồi bọc vải chườm vào vị trí đau. Lưu ý là tránh chườm vào những vị trí bị bong da, các vết loét, mụn nhọt, có tổn thương ở ngoài da.
Cẩu tích ( còn gọi là cây lông cu li): Dùng phần củ của cẩu tích 20 – 30 gr khô kết hợp với cỏ ngọt 5gr. Đổ nước 500 ml đun sôi kĩ lấy 200ml nước rồi chắt ra uống. Sắc như vậy 3 lần uống trên ngày.
Phần củ cây lông cu li rất tốt cho các bệnh xương khớp
Khi cơ thể có một bộ phận nào yếu thì dẫn tới chính khí hư suy, tà khí thừa cơ xâm phạm. Như vậy cần phải phù chính khu tà để nâng sức đề kháng của con người chống lại bệnh tật , không tấn công vào được. Mục đích trong đông y chữa xương khớp là khu phong trừ thấp. Các vị này đều có tác dụng trừ thấp vì thế mà có tác dụng giảm đau. Cơ thể nếu có phong nhiều thì phải kết hợp các vị như phòng phong, kinh giới…
Khi bị đau nhức xương khớp, mọi người cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cần phải kiêng không nên ăn cà pháo. Theo khoa học không nói đến kiêng ăn cà pháo nhưng trong thực tế thì những người bị đau xương khớp, đau mắt, đau răng, viêm da cơ địa, sưng lợi… khi ăn vào thì đau nhức tăng, ngứa tăng. Ngoài ra cần kiêng thịt gà vì nó có tính nóng, ăn vào cũng tăng đau nhức. Thay vì ăn thịt gà thì ăn ngan, vịt tốt hơn vì có tính mát.
Sai lầm mà mọi người dễ mắc phải dẫn tới đau nhức xương khớp là mang vác quá nặng, ngồi làm việc lâu ở một tư thế mà không thay đổi, lười vận động. Điều đáng nói là người bệnh khi đau nhức xương khớp càng bị đau càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động, đặc biệt là khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay… Khi ít vận động, ít tập thể thao làm cho khí huyết trở trệ không dinh dưỡng được xương khớp dẫn tới đau.
Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, mọi người cần lưu ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người. Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng để các khớp được vận động và xoa bóp các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, nhất là lúc sáng sớm vừa ngủ dậy. Làm như vậy để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng đến nuôi các khớp, giảm đau nhức khớp.
Lương y đa khoa Nguyễn Thanh Thúy – Đông y Ích Thọ Đường (Hà Nội)
Video đang HOT
Theo giadinh.net
Top 6 loại bệnh cần đặc biệt lưu ý vào mùa thu
Tuy mùa thu luôn được coi là mùa dễ chịu nhất trong năm nhưng nhiệt độ giữa ngày và đêm thường khá chênh lệch nhau, không khí lại có phần hanh khô nên nếu không biết cách chăm sóc cơ thể, bạn rất dễ gặp phải một số bệnh về hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, hay tim mạch...
Mùa thu được nhiều người coi là mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa mang theo cảm giác dễ chịu nhất, nhưng bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian giao mùa, tạo điều kiện thuận để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi gây ra nhiều loại bệnh tật.
6 loại bệnh thường gặp vào mùa thu
Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe mà mọi người cần đặc biệt lưu ý:
Cảm cúm
Mọi người cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời điều chỉnh cũng như có cách chăm sóc sức khỏe tốt, nhằm tăng sức đề kháng để tránh bị cảm cúm.
Cảm cúm là một trong những loại bệnh thường gặp nhất, và cũng không quá nguy hiểm. Song sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Do vậy, các chuyên gia về sức khỏe khuyến nghị mọi người cần chú ý sự thay đổi của thời tiết để kịp thời điều chỉnh cũng như có cách chăm sóc sức khỏe tốt, nhằm tăng sức đề kháng để tránh bị cảm cúm.
Triệu chứng của cảm cúm là: sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, khản tiếng, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ.
Bạn có thể phòng cảm cúm bằng việc bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin, uống nhiều nước, súc miệng thường xuyên bằng nước muối, ăn tỏi. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, lựa chọn các loại thực phẩm, đồ ăn dễ tiêu, nhiều rau xanh.
Nếu triệu chứng cảm cúm trở nên trầm trọng, bạn hãy đi gặp bác sĩ để được kê thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh.
Viêm họng
Bệnh viêm họng tuy không phải căn bệnh quá nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chữa trị dứt điểm và kịp thời có thể bị biến chứng.
Viêm họng là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường gặp vào mùa lạnh hoặc với những người có sức đề kháng kém.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng, trong đó chủ yếu là do các loại virus như: adenovirus, rhinovirus, virus hợp bào đường thở, virus cúm, virus sởi.
Triệu chứng của bệnh viêm họng: giọng khản đặc, mất tiếng, đau rát vùng họng, nuốt đau, chảy nước mũi, ngạt mũi... đôi khi có kèm theo một số triệu chứng như: đau đầu, ù tai, ho hoặc sốt.
Bệnh viêm họng tuy không phải căn bệnh quá nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chữa trị dứt điểm và kịp thời có thể biến chứng thành viêm amidan viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp.
Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng khó chữa dứt điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Viêm mũi dị ứng là một trong những loại bệnh phổ biến xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thu khi thời tiết khô hanh, các loại phấn hoa, lông động vật, nấm mốc từ lá rụng phát tán trong không khí.
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng: Người bị viêm mũi dị ứng thường cảm thấy nghẹt mũi, hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, đau họng. Bệnh này có nhiều triệu chứng giống với bị cúm. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, viêm mũi dị ứng khó chữa dứt điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng: Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là cố gắng tránh tác nhân gây viêm mũi dị ứng như vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không ở khu vực nhiều khói bụi, phấn hoa, không nuôi chó mèo...
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây truyền.
Đau mắt đỏ thực chất là bệnh viêm kết mạc cấp do virus. Vì lý do này nên bệnh đau mắt đỏ là căn bệnh thường gặp trong mùa mưa lạnh, đặc biệt là khoảnh khắc giao mùa trong năm. Bởi vào mùa mưa, điều kiện thời tiết phù hợp cho sự phát triển của virus, tạo điều kiện cho virus lây lay nhanh chóng và phát tán gây thành dịch bệnh trong cộng đồng.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ: Khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ, mắt của người bệnh thường bị sưng nề, sưng húp làm khe mi hẹp lại, kết mạc đỏ lừ, nước mắt chảy nhiều kèm theo dỉ mắt làm mắt có cảm giác rất ngứa và khó chịu, chỉ muốn day, dụi mắt, nhiều trường hợp bị nặng có thể xuất hiện nhiều dỉ mắt khiến mắt dính lại, khó mở mắt,...
Không chỉ thế, đau mắt đỏ cũng là bệnh dễ lây truyền. Nguyên nhân lây bệnh thường do tiếp xúc với nước mắt, dử mắt tiết ra; do dùng chung khăn mặt, thau, chậu và thuốc nhỏ mắt; ho làm virus phát tán ra ngoài không khí.
Với những trường hợp bị mắc bệnh đau mắt đỏ cần có những cách phòng tránh để không lây bệnh sang cho người khác.
Suy tim
Bệnh tim mạch là bệnh dễ xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, đặc biệt đối với những người có tiền sử về bệnh tim mạch từ trước.
Bệnh tim mạch cũng là căn bệnh dễ xảy ra vào mùa thu, đặc biệt đối với những người có tiền sử về bệnh tim mạch từ trước. Nguyên nhân là bởi, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, ví dụ như suy tim.
Cách phòng bệnh tim mạch: Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.
Nếu có vấn đề về tim mạch hay huyết áp, bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn chặn các cơn phát bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị.
Bởi các bệnh về tim mạch đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong nên tuyệt đối không được chủ quan.
Đau nhức xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp thường có biểu hiện phát bệnh nặng hơn khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, gây đau nhức.
Đau nhức xương khớp được coi là căn bệnh điển hình vào mùa thu. Bệnh này không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, mà hiện nay, có rất nhiều người trẻ tuổi cũng dễ mắc phải bệnh này, trong đó chủ yếu là dân văn phòng do phải ngồi nhiều và ít vận động.
Cách phòng tránh, hạn chế bệnh đau nhức xương khớp: Để hạn chế bệnh này, mọi người nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra cũng nên giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường đồng thời điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.
Bệnh dị ứng
Dị ứng thời tiết gây ra những triệu chứng như: ngứa ngáy, mẩn đỏ, tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mĩ,..
Một số loại bệnh dị ứng phổ biến: Viêm da dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản...
Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng: Do thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói... là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản...
Cách phòng tránh bệnh dị ứng: bạn cần tránh tiếp xúc với những thứ gây dị ứng kể trên và đeo khẩu trang kín mỗi khi ra đường. Ngoài ra cũng cần giữ gìn vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.
Ngoài những loại bệnh kể trên thì các bệnh tiêu chảy, thủy đậu, quai bị, viêm tiểu phế quản,... cũng là những căn bệnh dễ gặp trong mùa thu mà mọi người cần chú ý để phòng tránh, thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt đối với những em nhỏ, sức đề kháng còn yếu kém.
Như Ý (Tổng hợp)
Theo thoidai
Đã giao mùa lại còn ô nhiễm, học ngay công thức thuốc ho của ông bà để phòng và hỗ trợ điều trị chứng ho và cảm lạnh cực hiệu quả Trong bài viết dưới đây, aFamily sẽ giới thiệu tới bạn cách làm siro từ các nguyên liệu truyền thống. Đây là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm đã được nhiều thế hệ ông bà, bố mẹ của chúng ta sử dụng mỗi khi ho, ngứa họng hoặc vào những lúc cơ thể nhiễm lạnh thông thường. Thời gian trôi qua, nhịp sống...