Lương tối thiểu vùng năm 2018: Phương án nào sẽ được chấp nhận?
Hội đồng tiền lương Quốc gia đưa ra 3 phương án tăng lương tối tiểu vùng năm 2018 là 5%, 6% và 6,8%. Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất tăng tới 13,3%.
Lần đầu tiên khoảng cách đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có sự chêch lệch lớn như vậy. Cụ thể VCCI chỉ đề xuất tăng 5% còn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tăng tới 13,3%, cao gần gấp đôi mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, mặc dù kinh tế có khởi sắc xong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn vì thế việc tăng lương nên đảm bảo, ưu tiên đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Riêng về phần lao động, mức lương đã và đang tiệm cận được với mức sống tối thiểu do vậy không nên tăng quá đột ngột tránh ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không “khoẻ” thì lao động cũng không thể có công việc, thu nhập ổn định.
Trước những phân tích ấy, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 nên giữ ở mức 5-6% là hợp lý.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 13,3%. Ảnh: I.T
Video đang HOT
Trước đó, ngày 27.6 Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên đầu tiên bàn mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 tại Hải Phòng. Nhiều phương án tăng lương khác nhau được đưa ra để các bên cùng thảo luận.
Bộ phận kỹ thuật Hội đồng đưa ra 3 mức, cụ thể một là tăng từ 130.000 đồng đến 180.000 đồng (5%); hai là tăng 160.000 đồng – 220.000 đồng (6%) và bà là tăng 180.000 đồng – 250.000 đồng (6,8%).
Căn cứ đời sống người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng tuyệt đối 370.000 đồng – 450.000 đồng (13,3%). Trong khi đại diện giới chủ – VCCI cho rằng doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt, sản xuất thu hẹp nên đề xuất mức tăng dưới 5% là hợp lý.
“Mức dưới 5% như đề xuất của VCCI chỉ đảm bảo bù trượt giá, tức là không tăng. Trong khi lương tối thiểu vùng dù được điều chỉnh tăng hàng năm vẫn chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động” – ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói.
Sau thảo luận, các bên thống nhất mức tăng “cần hài hòa lợi ích, vừa giải quyết khó khăn của người lao động, vừa phù hợp khả năng của doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh”. Vì vậy, mức tăng sẽ được hội đồng điều chỉnh dần qua các phiên họp tiếp theo.
Năm 2016, sau hai phiên họp lương tối thiểu vùng năm 2017 được chốt tăng 7,3% (180.000 – 250.000 đồng). Theo tính toán của bộ phận kỹ thuật, mức tăng này đáp ứng được khoảng 93% mức sống tối thiểu của người lao động.
Theo Danviet
Giá dầu tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên cao nhất 1 tuần
Các bộ ngành liên quan phải đánh giá tỷ lệ đóng, hưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và nghiên cứu điều chỉnh mức đóng, hưởng cho phù hợp, đồng thời hoàn tất việc lấy ý kiến về phương án mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 để trình Thủ tướng ký ban hành trong tháng 9 này.
Hội đồng Tiền lương quốc gia mới đây đã thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 2017 trung bình là 7,3%.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm tại cuộc họp về quỹ bảo hiểm và điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2017, ngày 7/9.
Tại cuộc họp, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục đánh giá mức lương tối thiểu này tác động tới đời sống của người lao động, doanh nghiệp; nghiên cứu bổ sung, sửa đổi căn cứ mức xác định tiền lương tối thiểu vùng; tăng cường giải pháp cung cấp thông tin thị trường lao động để bảo đảm đồng thuận xã hội trong thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng hằng năm.
Đối với vấn đề bảo hiểm, Bộ phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá tỷ lệ đóng, hưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và nghiên cứu điều chỉnh mức đóng, hưởng cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ sớm thành lập Ban soạn thảo Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để tìm ra giải pháp đột phá trong đổi mới hoạt động.
Báo cáo về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động trong doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, mức tăng trung bình 7,3% của lương tối thiểu vùng cho người lao động trong doanh nghiệp vào năm 2017 đã được sự đồng thuận của các bên cao nhất từ trước tới nay.
Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện chính sách thu bảo hiểm xã hội theo luật mới nên nhiều doanh nghiệp lo lắng tăng chi phí chi trả.
Hiện tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 32,5%, trong đó chủ sử dụng lao động phải chi trả 22%. Nhiều chủ sử dụng lao động đề nghị giảm từ 22% xuống 18%.
Theo VnEconomy
Lương tăng - vẫn chưa đủ sống Hiện nay, trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, các DN không thể dựa mãi vào ưu thế giá nhân công rẻ làm bàn đạp phát triển và gia tăng lợi nhuận. Đồng thời, nếu không có chính sách đãi ngộ hợp lý thì nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển nhanh chóng sang các khu vực khác. Sau...