Lương tháng không đến nỗi, cớ sao bạn trẻ cứ xoay vòng “trả nợ – lấy lương – trả nợ”?
Đối với nhiều người trẻ, hai từ “tiết kiệm” không nằm trong từ điển. Họ có thói quen đốt tiền vào việc mua sắm, trà sữa, vui chơi hưởng thụ… đến khi cần những việc quan trọng lại phải đi vay mượn mới xoay sở được.
Tháng nào cũng vậy, cứ kỳ lương đến là háo hức nhưng chỉ trong phút chốc số tiền ít ỏi lại hết nhanh như chưa từng có trong túi. Các bạn trẻ hiện nay có rất nhiều kế hoạch phải tiêu nhưng dường như không thể xác định cái nào quan trọng, cần thiết phải sử dụng đến tiền còn cái nào có thể tiết kiệm. Có những thứ “kiềm chế” một chút là đã để dành được rồi nhưng vẫn vung tay quá trán để rồi lại tiếp tục mòn mỏi đợi kỳ lương tiếp theo. Cứ như vậy một tháng chỉ xoay quanh vòng tròn “trả nợ – lấy lương – trả nợ”.
Đừng để quỹ đạo đó điều khiển bản thân nữa, tiết kiệm cũng là một cách để làm mọi việc một cách tốt hơn, tự tin hơn, hay bỏ túi những bí kíp sau để có thể tránh được tình trạng “thủng ví” mỗi tháng!
1. Chú trọng đến những chi phí nhỏ
Tất cả chúng ta thường rất cẩn trọng với các khoản đầu tư lớn hay mua sắm những món đồ đắt tiền. Tuy nhiên, chúng ta thường có xu hướng chi tiêu thoải mái khi bỏ tiền ra mua những món đồ rẻ hơn. Nhưng hãy nhớ, nhiều khoản chi nho nhỏ này tích lại có thể trở thành một món lớn.
Suze Orman, cố vấn tài chính tại Merrill Lynch, đã chỉ ra: “Nếu mỗi khoản chi tiêu bạn đều cắt giảm đi một chút, thì khi gộp lại, bạn sẽ có một khoản tiết kiệm đáng kể”.
2. Nên dành thời gian suy nghĩ trước khi quyết định mua một món đồ nào đó
Khi bạn phải dành ra một khoản tiền khá lớn để mua hàng như điện thoại, laptop… thì mẹo này khá quan trọng cho bạn áp dụng. Bạn nên nhớ rằng, mua hàng mỗi khi “nổi hứng” là nguyên nhân chính làm cho tài khoản ngân hàng của mình giảm đi một cách nhanh chóng mà lẽ ra việc này có khi lại không quá cần thiết. Do đó, nếu thực sự muốn mua một thứ gì đó, hãy dành thời gian một ngày hoặc lâu hơn để suy nghĩ và cân nhắc xem mình có nên mua món hàng đó hay không cũng chưa muộn. Làm như vậy bạn sẽ ít bị cám dỗ hơn, trừ khi đó là thứ mà bản thân bạn thực sự cần.
3. Không “tự thưởng” nhiều và “vung tay quá trán”
Hãy đặt ra quy tắc tự thưởng cho bản thân là cách hữu hiệu để duy trì sự kiểm soát tài chính nhưng không vượt quá giới hạn chi tiêu. Giải trí sau những ngày làm việc miệt mài là một cách xả stress tốt, tuy nhiên bạn phải biết chi tiêu hợp lý. Việc đi bar gọi đồ uống sau đó lại tụ tập ăn uống bên ngoài với bạn bè có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái ngay lúc đó, nhưng sẽ đẩy bạn vào tình trạng cháy túi vào cuối tháng. Có rất nhiều cách để tận hưởng những giây phút thoải mái mà không chi tiêu quá tay, như hãy chọn ăn ở nhà trước khi đi chơi hoặc chỉ ra ngoài ăn tối mà không đi bar.
Video đang HOT
4. Sử dụng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng
Những phân tích tâm lý trong việc chi tiêu cho thấy, mọi người có xu hướng mua nhiều thứ hơn khi phải chi trả bằng thẻ tín dụng. Trong khi việc dùng tiền mặt sẽ khiến bạn phải lưỡng lự và suy tính nhiều hơn. Bởi việc dùng thẻ tín dụng cho cảm giác giống như là bạn đang tiêu một khoản tiền không thực sự có trong tay vậy. Vì thế nên nếu có muốn mua sắm thì hãy chủ động đem theo tiền mặt và tránh quẹt thẻ bạn nhé.
5. Tập trung vào tương lai
Chúng ta dễ dàng bỏ tiền ra mua một thứ gì đó chúng ta thích. Nhưng nếu cứ chạy theo sở thích như thế, cuối cùng bạn cũng sẽ tiêu hết tiền thôi, cho dù số tiền bạn kiếm được có nhiều đến mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, hãy tập trung nhiều hơn vào tương lai thay vì chỉ thỏa mãn nhu cầu trong hiện tại.
“Khi còn trẻ, bạn có thể sống mà không cần nhiều tiền, nhưng khi về già, bạn không thể sống mà thiếu tiền được” – Tennessee Williams, nhà viết kịch và nhà văn người Mỹ.
6. Công thức 20/80
Hãy dành 20% khoản lương có được để trả nợ, cho vào thẻ ngân hàng hoặc đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để sinh lợi nhuận. Trong khi 80% còn lại dùng để chi trả các sinh hoạt phí. Hãy luôn nhớ rằng bạn cần phải tiết kiệm trước, sau đó mới tiêu số tiền còn lại. Điều này đảm bảo chính chủ sẽ không nỡ chi tiêu quá tay một cách không cần thiết. Nếu 20% là quá nhiều thì bạn có thể bắt đầu với 10% sau đó tăng dần lên và duy trì đến khi nào có thể.
7. Không mua những thứ không cần thiết chỉ để gây ấn tượng với mọi người
Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn được đồng nghiệp và bạn bè đánh giá cao về những món đồ chúng ta sở hữu, nhưng cần phải lập ra một giới hạn. Bạn nên mua những gì bạn cần, chứ không nên mua những thứ chỉ để gây ấn tượng với người khác.
“Hãy ngừng mua những thứ không cần thiết chỉ để gây ấn tượng với những người mà bạn thậm chí không thích” – Suze Orman, cố vấn tài chính tại Merrill Lynch khuyên.
8. Làm việc chăm chỉ
Khác với nhận thức phổ biến rằng người giàu lúc nào cũng chỉ biết tận hưởng cuộc sống, thực tế cho thấy họ làm việc chăm chỉ hơn người bình thường. Hãy cố gắng gia tăng thu nhập, và khi thu nhập đã tăng, hãy tiết kiệm một phần lớn trong số đó.
“Tôi rất thích kinh doanh và sự thật là số tiền tiết kiệm của tôi nhiều hơn là số tiền mà tôi chi tiêu. Tôi đầu tư. Tôi lên kế hoạch cho tương lai. Tôi có một con mắt đặc biệt khi tìm kiếm cơ hội và tôi làm việc chăm chỉ hơn mức mọi người có thể tưởng tượng” – Sofia Vergara, diễn viên, doanh nhân người Mỹ chia sẻ.
9. Thực hành công thức của triệu phú
Mọi người thông thường sẽ tiết kiệm sau khi đã bỏ ra các khoản chi phí cần thiết. Tuy nhiên, người giàu lại làm ngược lại, và chúng ta gọi đó là ‘Công thức của Triệu phú’. Dựa vào thu nhập của mình, người giàu sẽ dành riêng một khoản nhất định cho các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, một khoản nhất định cho việc đầu tư sinh lãi, và sẽ chỉ tiêu số tiền còn lại. “ Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu mà hãy chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm” – tỷ phú Warren Buffet đưa ra lời khuyên.
Hoc cach kiêm tiên kho môt thi hoc cach tiêu tiên kho đên mươi. “Đầu tháng ăn tiêu xả láng, cuối tháng lãng vãng mì tôm” la tinh trang chung cua nhiêu ban tre hiên nay. Du đa đi lam vơi mưc lương kha hay chi mơi ra trương vơi đông lương đu ăn, ngươi tre vân loay hoay mai trong vong xoay quan ly tai chinh ca nhân, không biêt cach nao đê chi tiêu hơp ly. Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ chủ động hơn trong việc kiếm tiền và chi tiêu sao cho phù hợp và thoát khỏi tình trạng “con nợ”.
Hạnh Nguyên
Theo guu.vn
Chồng chỉ đưa 5 triệu/tháng, làm sao sống?
Lương tháng của anh chừng 5 triệu đồng, đưa hết cho em, coi như xong. Em nói tháng này thiếu hụt chừng này, cần tiền này tiền kia... anh chỉ ừ hữ cho qua chứ không bao giờ chạy lo cả...
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em 28 tuổi, đã lập gia đình và có một con trai. Em không muốn sinh con nữa, vì kinh tế gia đình không ổn định. Em chỉ là nhân viên, lương tháng không bao nhiêu. Gom thu nhập cả hai vợ chồng, phải co kéo lắm mới đủ trang trải. Mà công ty chỗ em làm cũng chưa ổn định, có thể họ không tiếp tục bố trí công việc nữa.
Ảnh minh họa
Em rất mong có cuộc sống yên ổn. Em không mong điều gì cho riêng mình, chỉ mong có đủ tiền hằng tháng đóng học phí đi nhà trẻ, tiền sữa, tiền ăn cho con, trả tiền thuê nhà. Chồng em thì chẳng lo lắng gì cả. Lương tháng của anh chừng 5 triệu đồng, đưa hết cho em, coi như xong. Em nói tháng này thiếu hụt chừng này, cần tiền này tiền kia... anh chỉ ừ hữ cho qua chứ không bao giờ chạy lo cả.
Em phải vay mượn thêm chị em bên nhà, vay ở chỗ làm, hoặc xin ứng lương. Nhưng làm hoài vậy rất kỳ. Người ta thì có chồng lo đủ thứ này kia, tiền ăn tiền xài, đi chơi chỗ này chỗ nọ; còn em chỉ yêu cầu chồng lo đủ chi phí nuôi con mà cũng không được. Có phải anh là con út nên quen thói ỷ lại người khác, không chịu và cũng không biết cách lo cho gia đình?
Thảo Mi (TP.HCM)
Em Thảo Mi thân mến,
Chồng em là con út thì em đã biết từ khi chưa cưới rồi mà. Bây giờ đổ lỗi tại anh là con út cũng đâu có giải quyết được gì, càng thêm nặng nề thôi. Mình bỏ qua đi em nhé!
Những mong muốn của em coi vậy chứ không đơn giản đâu. Một số tiền đủ cho người này, nhưng với người khác thì thiếu hụt, chủ yếu do bàn tay quán xuyến của người vợ, người mẹ trong gia đình. Mình không thể cứ ca cẩm mãi chuyện sao thiếu tiền, sao không có tiền, sao không đi mượn tiền... Nhiều người cũng khó khăn như mình, thậm chí còn khó hơn, có phải chỉ riêng mình thiếu hụt đâu em.
Em thử ghi lại tất cả các khoản chi tiêu trong tháng, cuối tháng tổng kết, xem thử mình thiếu bao nhiêu, ước lượng con số gần đúng, rồi tìm nguồn bù đắp. Phải có giải pháp, chứ cằn nhằn đâu có ra tiền. Nếu em thấy chỗ làm chưa ổn, lương thấp, có thể tìm việc khác, thu nhập cao hơn; hoặc tìm việc làm thêm. Sài Gòn là đất đãi người chịu khó, cần cù. Tiền thuê nhà mắc quá, có thể tìm chỗ khác, hoặc tính tạm phương án lui về nhà cha mẹ. Chi phí quan trọng nhất là tiền gửi trẻ, em cứ tính đảm bảo khoản này; còn những khoản khác, mình tiết kiệm bớt. Đôi khi, thiếu không phải do ít tiền, mà do mình không cân đối được, thu chi không hợp lý. Vợ chồng trẻ thường gặp vấn đề này, nhưng "sông có khúc, người có lúc", mình chịu khó làm việc, chi tiêu hợp lý, thì giai đoạn thiếu thốn sẽ qua em ạ!
Cần nhất là thuận vợ thuận chồng. Em đừng so sánh chồng mình với "chồng người ta". So sánh vậy dễ mích lòng, không khí trong nhà nặng nề khó chịu, không ai hào hứng gì đi làm việc kiếm tiền thêm đâu em. Người đàn bà trong gia đình, nhiều khi phải nhịn đi một chút để chăm lo cho cả nhà. Mình động viên được chồng, chăm lo được tinh thần và vật chất cho chồng thì chồng mình mới đủ sức đi làm kiếm tiền, phải không em?
Theo phunuonline.vn
Lương tháng 15 triệu, không dám lấy vợ vì chưa mua được nhà Hà Nội Tôi nên cưới vợ rồi vợ chồng tích cóp dần để mua nhà, hay bao giờ tự mua được nhà rồi mới nghĩ đến chuyện yêu đương, lấy vợ? Tôi sinh năm 1988, quê ở một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Tôi học đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin ở Hà Nội, sau khi ra trường thì làm việc...