Lượng tài khoản chứng khoán nội mở mới ‘hạ nhiệt’
Mức tăng gần 27.100 tài khoản chứng khoán nội mở mới trong tháng 7/2020 mặc dù vẫn cao hơn mặt bằng chung của năm 2019 (phổ biến trong khoảng 15.000 – 20.000 tài khoản mỗi tháng) nhưng đã “hạ nhiệt” rõ rệt so với 4 tháng trước đó.
Lượng tài khoản chứng khoán nội mở mới ‘hạ nhiệt’
Thống kê mới nhất từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy lượng tài khoản chứng khoán cá nhân trong nước mở mới trong tháng 7 đạt con số gần 27.100.
Mức tăng này mặc dù vẫn cao hơn mặt bằng chung của năm 2019 (phổ biến khoảng 15.000 – 20.000 tài khoản mỗi tháng) nhưng đã “hạ nhiệt” rõ rệt so với 4 tháng trước đó.
Nhìn lại, tháng 3/2020, khi thị trường chứng khoán sụt giảm cực mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới đã tăng vọt lên gần 32.000, trong khi con số tháng 2 chưa đến 18.300.
Video đang HOT
3 tháng tiếp theo, số lượng tài khoản mở mới tiếp tục giữ ở mức trên 31.000, lần lượt gần 36.700, gần 34.000 và gần 35.000 tài khoản.
Sự hạ nhiệt này diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán mặc dù phải đối mặt với rủi ro rất lớn từ việc dịch Covid-19 tái bùng phát nhưng lại không giảm sâu (thậm chí sang tháng 8 còn hồi phục mạnh), khiến kênh đầu tư này trở nên không thực sự hấp dẫn. Thêm vào đó, sau thời gian giảm mạnh, lãi suất tiền gửi đã tạo mặt bằng mới, dòng chảy từ kênh này sang kênh chứng khoán theo đó cũng bớt mạnh mẽ hơn.
Số lượng tài khoản chứng khoán cá nhân trong nước mở mới trong tháng 7 “hạ nhiệt” so với 4 tháng trước đó. Nguồn số liệu: VSD
Trong báo cáo chiến lược đầu tư công bố hồi trung tuần tháng 7, Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) nhấn mạnh rằng chính việc giảm sâu lãi suất đã kích hoạt sự bùng nổ của nhà đầu tư “thế hệ F0″ – một cách để chỉ các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán.
VFCA nhận định việc giảm lãi suất đã làm thay đổi “áp suất” giữa các kênh đầu tư, khiến một lượng tiền đáng kể chảy từ kênh gửi tiền ngân hàng sang kênh cổ phiếu. Điều này thể hiện rất rõ qua diễn biến số lượng tài khoản chứng khoán cá nhân trong nước mở mới.
Theo hiệp hội này, đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến thị trường đảo chiều tăng mạnh sau cú sụt giảm hồi tháng 3.
Đồng thời, việc thị trường lao dốc mạnh cũng khiến lợi suất của kênh đầu tư cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, kích hoạt dòng tiền chảy về “chỗ trũng”.
Dù vậy, VFCA cho rằng yếu tố cơ bản mà ở đây là sự thịnh vượng/suy thoái của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Yếu tố này tác động trực tiếp lên kỳ vọng của giới đầu tư vào triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó tác động đến định giá trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán phái sinh lập kỷ lục về khối lượng giao dịch
Tại thời điểm cuối tháng 7/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 132.274 tài khoản, tăng 4,86% so với tháng trước.
Để được giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định. Ảnh minh họa: TTXVN
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, khối lượng giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trong tháng 7/2020 tăng so với tháng trước.
Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân đạt 212.623 hợp đồng, tăng 18,59% so với tháng trước; trong đó, phiên có khối lượng giao dịch cao nhất đạt 356.033 hợp đồng vào ngày 29/7/2020, tăng 16,7% so với mức cao nhất trong tháng 6/2020. Đây cũng là mức cao nhất kể từ khi khai trương thị trường, vượt qua kỷ lục trước đó về khối lượng giao dịch trong phiên.
Tháng 7, khối lượng hợp đồng mở (OI) tiếp tục tăng mạnh 40,43% so với tháng trước và tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng 7, OI đạt 38.001 hợp đồng. Đây cung la mức OI cao nhất từ trước đến nay.
Về giao dịch Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, trong tháng 7/2020 có 9 Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được giao dịch. Khối lượng mở OI tại thời điểm 31/7/2020 là 0 hợp đồng.
Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì ở mức tương tự tháng trước, chiếm 85,94% khối lượng giao dịch toàn thị trường, tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước cũng giữ ở mức gần tương đương, chiếm 13,47% toàn thị trường, ty trong giao dich tự doanh cua công ty chứng khoán giảm mạnh so với tháng trước, chỉ chiếm 0,66%, phân con lai la cua cac tô chưc khac.
Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7/2020 giảm so với tháng trước, chiếm 0,59% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường; trong đó, các giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ đều được thực hiện bởi các tổ chức trong nước.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 7/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinhđạt 132.274 tài khoản, tăng 4,86% so với tháng trước./.
Thị trường chứng khoán cần nhất là minh bạch Tương lai chỉ có một điều cần chú trọng, làm sao để thị trường xoay quanh hai chữ minh bạch. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nhận xét về hoạt động của thị trường chứng khoán 20 năm qua, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh, thị trường chứng khoán...