Lượng sữa sơ sinh bao nhiêu là đủ để bé tăng cân, phát triển tốt nhất?
Nhiều bà mẹ đang cho con bú thường khá lo lắng vì họ không biết lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đủ. Trẻ sơ sinh đều cần phải bú sữa cho đến khi chúng no và dừng lại khi nhu cầu dinh dưỡng của chúng được thỏa mãn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa mẹ luôn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đều được khuyên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không bổ sung thêm bất kỳ nguồn thức ăn nào khác do trong sữa mẹ đã bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng đề kháng và phát triển khỏe mạnh.
Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh cũng không giống nhau, thay đổi khác biệt trong từng ngày nên lượng sữa cho trẻ sơ sinh khi dung nạp vào cơ thể cũng sẽ được thay đổi theo.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, tháng tuổi
Đối với trẻ vừa mới sinh
Khi mới sinh xong, kích thước dạ dày của các bé được hình dung giống như một hạt dẻ hoặc quả cherry (rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn) nên mỗi lần bé chỉ cần lượng sữa khoảng từ 30ml rồi dần dần mới tăng lên 60ml, tối đa 90ml (nếu sau khi đã được cho ăn xong mà trẻ vẫn bứt rứt, ọ ẹ, quấy khóc). Mỗi lần cho ăn và sẽ ăn trung bình từ 3-4 giờ trong vài tuần đầu tiên.
Trẻ bú sẽ mẹ thường sẽ bú ít hơn và thường xuyên hơn so với trẻ bú sữa công thức. Với nhiều bà mẹ không có sữa hoặc lượng sữa mẹ quá ít, không cung cấp đủ cho bé bú thì cần phải bổ sung thêm sữa công thức.
Đối với trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, dạ dày của trẻ đã lớn hơn nên mỗi ngày cần bú từ khoảng 4-5 cữ, lượng bú trung bình sẽ khoảng từ 90-120ml mỗi lần. Đến khoảng 2 tháng tuổi, lượng sữa cho bé sơ sinh sẽ nằm trong khoảng 600-700ml/ngày, có thể chia làm khoảng từ 6-7 lần, mỗi cứ trong khoảng 3-4 tiếng và mỗi lần bé sẽ bú từ 80-100ml. Nếu như vào ban đêm, bé không đòi bú thì mẹ cũng không cần phải đánh thức bé dậy vì nếu đánh thức như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Bước vào tháng tuổi thứ 3, mỗi bé sơ sinh sẽ cần khoảng 800ml mỗi ngày, chia khoảng từ 5-6 lần/ngày, mỗi lần từ 150ml. Khoảng cách các cữ trong mỗi bữa ăn cũng cần phải được cân chỉnh cho hợp lý, ban ngày có thể cho bú từ 2-3 tiếng một lần và ban đêm khoảng 4-5 tiếng mới cho ăn.
Ở giai đoạn này, ngoài lượng sữa cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa của trẻ làm trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng
Trong thời kỳ này, mỗi ngày nên cho bé ăn 5 lần, cách nhau 4 tiếng mỗi lần, lượng sữa trong mỗi bữa ăn trong khoảng 20ml. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé bú quá 1000ml mỗi ngày và quá 250ml trong từng bữa ăn.
Bắt đầu từ cuối tháng thứ 5 đến đầu đến tháng thứ 6 thì mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm dần dần. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm rõ nhất là: thành thạo kỹ năng nắm bắt, phát triển kiểm soát đầu và cơ, lưỡi bắt đầu tự động đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
Đối với trẻ từ 6-9 tháng
Ở giai đoạn này, bé đã bước qua độ tuổi sơ sinh nên mẹ có thể kết hợp 1-2 bữa ăn dặm chính thức, mỗi lần nên cho ăn khoảng 200-250ml và cứ cách 4 tiếng thì ăn một lần.
Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Tùy theo thể trạng mà công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng khác nhau, mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để tính toán lượng sữa cho bé sơ sinh hợp lý nhất:
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng
- Lượng sữa cho bé sơ sinh theo từng tháng tuổi
Trên đây là công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ cũng cần phải dựa trên thể trạng cũng như lượng uống của từng bé nữa nhé!
Dấu hiệu nhận biết bệnh gan, thận qua các nếp nhăn trên mặt
Không chỉ là dấu hiệu của lão hóa, nếp nhăn cũng là yếu tố cảnh báo tim, gan, thận của bạn đang có vấn đề.
Gương mặt là nơi thể hiện sức khỏe của các cơ quan nội tạng. Nếu bạn còn trẻ, tùy thuộc vào vị trí của nếp nhăn trên mặt, bạn có thể phần nào đoán biết được mình đang mắc bệnh gì:
1. Trên trán
Nhìn vào vầng trán của một người, bác sĩ có thể đoán biết được chất lượng giấc ngủ của họ. Phần lớn những người bị nhăn trán nhiều thường trải qua thời gian mất ngủ kéo dài. Tình trạng này sẽ gây ra mệt mỏi cả ngày, các bộ phận trong cơ thể bị suy giảm chức năng.
Để lấy được giấc ngủ ngon, bạn có thể nhỏ 2-3 giọt tinh dầu có mùi dịu nhẹ mà bạn ưa thích vào gối để kích thích giấc ngủ. Bạn cũng nên tăng cường các món ăn làm từ đại mạch, yến mạch hoặc uống nước chanh cải thiện chất lượng giấc ngủ và duy trì sự cân bằng serotonin, giúp trạng thái tâm lý của bạn ổn định.
Ảnh minh họa
2. Khóe môi
Nếp nhăn ở bên phải của môi cảnh báo gan và mật quá tải còn nếp nhăn ở bên trái chứng tỏ lá lách không ổn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ngủ đủ giấc, không thức quá khuya để nuôi dưỡng và bảo vệ gan. Từ 23h tới 3h sáng là khi gan hoạt động tích cực, lọc máu, thải độc. Bạn không nên thức vào khoảng thời gian này.
Ngoài ra, bạn nên ăn thêm các thực phẩm mềm để gan có thể lọc độc hiệu quả, nhanh chóng, không bị quá tải. Bạn cũng có thể uống nước ấm pha thêm chút chanh.
3. Giữa hai lông mày
Khi một người suy tư về vấn đề gì đó hoặc cáu giận, nếp nhăn xuất hiện giữa hai lông mày. Hiện tượng này cũng xuất hiện khi bạn có quá nhiều áp lực.
Để giảm căng thẳng và duy trì thái độ sống lạc quan, bạn hãy ăn một thìa hạnh nhân mỗi ngày để tập trung hơn.
Thêm vào đó, bạn hãy nhớ hít thở sâu từ bụng. Bạn có thể nằm thẳng người trên giường, thư giãn toàn bộ cơ thể, nhắm mắt lại. Nhờ vậy, bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào việc thở, xua đi cảm giác mệt mỏi của cả ngày dài.
4. Đuôi mắt
Khoảng da giữa mắt và tai phản ánh tình trạng của thận. Nếu ở đuôi mắt có nếp nhăn chứng tỏ thận đang hoạt động không tốt. Bạn nên ăn các đồ có lợi cho thận như các loại hạt dẻ, óc chó hay quả nhãn.
5. Trên mũi
Khu vực mũi thể hiện trái tim đang hoạt động ra sao. Nếu nếp nhăn trên mũi nhiều và dày đặc, chứng tỏ tim của bạn bị quá tải. Bạn có thể uống một ly vang đỏ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch. Các loại rau xanh và ngũ cốc giúp hạ huyết áp và chống đột quỵ, các bệnh về tim.
Bạn nên thường xuyên để ý những thay đổi trên khuôn mặt mình. Nếu có sự bất thường, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời, bạn cũng nên có những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, tập luyện thường xuyên, kiểm soát cân nặng và duy trì thái độ tích cực.
Có 4 hiện tượng bất thường này khi ngủ, có thể gan của bạn đang "kêu cứu" Biểu hiện của lá gan gặp vấn đề được phản ánh rất rõ rệt trong giấc ngủ. Các y văn cổ cũng nhấn mạnh rằng, sức khỏe của lá gan quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Gan là một bộ phận quan trọng với nhiều chức năng không thể thiếu trong một cơ thể khoẻ mạnh. Cụ thể, lá gan tham gia...