Lương Phó Viện trưởng VKSND tối cao cao hơn lương Phó Thủ tướng?
Chiều 14/7, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề xuất của VKSND tối cao bổ sung quy định về bảng lương của kiểm sát viên. Theo đó, chức danh Phó Viện trưởng có tổng hệ số là 10,7 cao hơn bậc 1 hệ số lương hiện hành của Viện trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ…
Cụ thể, theo đề xuất của VKSND tối cao, bảng lương của kiểm sát viên cơ quan này sẽ có 2 bậc, hệ số từ 8,80 đến 9,40 (quy định hiện hành là 6 bậc, hệ số từ 6,20 đến 8,00).
Thẩm tra nội dung này, UB Tư pháp của Quốc hội cho là đề xuất không phù hợp.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện dẫn phân tích của Bộ Nội vụ, nếu quy định bảng lương của kiểm sát viên VKSND tối cao như đề nghị trên, thì lương chức danh phó viện trưởng được xếp bậc 2 hệ số lương 9,40 cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng là 1,30, thì có tổng hệ số là 10,70.
Khi ấy, mức này sẽ cao hơn bậc 1 hệ số lương 10,40 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng chế độ tiền lương, phụ cấp phải chờ sự đổi mới trong cả hệ thống, không riêng gì ngành kiểm sát bức xúc về lương.
Với phân tích này, UB Tư pháp đề nghị, trong khi chưa có đề án tổng thể về cải cách chính sách tiền lương, ngạch kiểm sát viên VKSND tối cao và kiểm sát viên cao cấp vẫn áp dụng quy định hiện hành.
Video đang HOT
Nhưng để đảm bảo tính hợp lý và công bằng về chính sách lương giữa hai ngạch kiểm sát viên này, đa số thành viên UB Tư pháp tán thành với ý kiến của Bộ Nội vụ.
Theo đó, trong trường hợp kiểm sát viên cao cấp được bổ nhiệm kiểm sát viên VKSND tối cao, và kiểm sát viên VKSND tối cao theo luật cũ được bổ nhiệm làm kiểm sát viên VKSND tối cao theo luật mới, thì được xếp lên một bậc lương liền kề của bậc lương hiện hưởng tại thời điểm bổ nhiệm.
Giải thích về đề nghị mức lương và phụ cấp của các chức danh mới mà theo phân tích của Bộ Nội vụ là cao hơn cả Phó Thủ tướng, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình phân trần: “Chúng tôi đặt ra câu chuyện cao như thế này là vì phù hợp với nghị quyết của Bộ Chính trị là có chế độ đặc thù, cho nên chúng tôi đề nghị cao hơn một chút so với ngạch thông thường”.
Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý: “Những chức danh mới phải lấy mặt bằng hiện tại để quy định, không phải lấy mặt bằng mới, nếu muốn nhấc cho cao lên thì phải chờ mặt bằng chung”.
Bên cạnh nội dung trên, đề nghị bổ sung đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức, viên chức không xếp lương theo chức danh tư pháp chuyên ngành; đồng thời quy định chế độ phụ cấp ngành thay cho chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của VKSND tối cao cũng không được UB Tư pháp đồng tình.
Ông Hiện cho biết hiện nay có 17 ngành, nghề đang đề nghị Thủ tướng bổ sung hoặc sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo nghề. Để bảo đảm sự đồng bộ về chính sách tiền lương trong toàn bộ hệ thống chính trị, tránh phát sinh bất hợp lý mới, UB Tư pháp đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành cho đến khi có đề án tổng thể về cải cách chính sách tiền lương mới.
“Chúng tôi rất thông cảm. Tuy nhiên, vấn đề tiền lương, phụ cấp phải chờ đổi mới toàn thể trong hệ thống chính trị, chứ không phải mỗi ngành khi ban hành một luật lại thay đổi luôn chế độ tiền lương, phụ cấp thì chắc nhà nước không thể đáp ứng được”, ông Hiện chốt lại sau khi trình bày báo cáo thẩm tra.
P.Thảo
Theo Dantri
Lập cơ quan kiểm sát điều tra án tham nhũng trong hoạt động tư pháp
Biểu quyết về các Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của VKSND tối cao, UB Thường vụ Quốc hội thông qua việc lập mới Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình trình đề xuất lập cơ quan kiểm sát điều tra án tham nhũng trong hoạt động tư pháp tại UB Thường vụ Quốc hội.
Ngày 13/5, UB Thường vụ Quốc hội nghe Viện trưởng VKSND Nguyễn Hòa Bình trình bày về việc phê chuẩn danh sách thành viên UB kiểm sát; thành lập VKSND cấp cao; phê chuẩn danh sách Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND tối cao; thành lập và giải thể Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, VKS quân sự khu vực; phê chuẩn bộ máy làm việc của VKS quân sự các cấp; quy định về Kiểm tra viên VKSND.
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình phân tích, căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Cơ quan điều tra VKSND tối cao được giao thêm một số nhiệm vụ mới như: Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, VKS, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Trên thực tế, số lượng nhóm tội này ngày một tăng; định hướng sửa đổi Bộ luật hình sự cũng bổ sung một số tội danh thuộc nhóm tội này.
Về vấn đề bộ máy làm việc, ông Bình cho biết, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp được giao cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự trị an xã hội là không hợp lý, vì đối tượng đấu tranh của Vụ này với loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là khác nhau, không đảm bảo tính chuyên sâu, khách quan; áp lực thực tế công việc ngày càng nặng nề; quy mô tổ chức cấp Phòng hiện tại không thể đáp ứng được nhiệm vụ tăng thêm.
Vì vậy, người đứng đầu cơ quan công tố đề xuất thành lập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Nhất trí quan điểm cơ bản giữ nguyên cơ cấu tổ chức, bộ máy làm việc của VKSND tối cao như hiện nay, UB Thường vụ Quốc hội cũng "gật đầu" với đề xuất lập vụ mới của Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình.
Ngoài ra, UB Thường vụ Quốc hội tán thành việc đổi tên, điều chỉnh nhiệm vụ đối với 4 đơn vị: Viện Khoa học kiểm sát; Vụ Kế hoạch tài chính; phân hiệu Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, chức vụ.
Về việc phê chuẩn danh sách thành viên UB kiểm sát VKSND tối cao, đơn vị này đề xuất số lượng là 15 người, nhưng hiện tại mới có 13 người. UB Thường vụ Quốc hội đồng ý về nguyên tắc, trước mắt, Thường vụ sẽ ra Nghị quyết cử 13 người đảm nhiệm nhiệm vụ tại UB Kiểm sát.
Các ủy viên UB Thường vụ Quốc hội cũng tán thành việc lập 3 VKSND cấp cao trên cơ sở tách 3 Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tổi cao hiện nay, gồm: Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao khu vực miền Bắc - có trụ sở tại Hà Nội, VKSNDcấp cao khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại Đà Nẵng và VKSND cấp cao khu vực miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc lập các VKSND cấp cao đảm bảo sự kế thừa ổn định về tổ chức, bộ máy hiện có, tính khả thi để thực hiện ngay các nhiệm vụ quyền hạn khi Luật Tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực vào 1/6/2015.
Về việc thành lập và giải thể VKS quân sự cấp quân khu và tương đương, VKS quân sự khu vực, UB Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập 11 VKS quân sự quân khu và tương đương, 28 VKS quân sự khu vực, giải thể 4 VKS quân sự quân đoàn và 4 VKS quân sự khu vực, theo chủ trương thu gọn đầu mối, giảm biên chế của Bộ Quốc phòng.
P.Thảo
Theo Dantri
"Người dân ở Cà Mau không còn phải lặn lội ra Hà Nội khiếu nại" Sang ngay 1/7, VKSND Tôi cao đã tổ chức lễ ra mắt VKSND cấp cao tại Hà Nội theo Nghị quyết số 953/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13, quy định thành lập 3 VKSND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng va TPHCM. Ông Nguyên Huy Tiên - Viên trương VKSND câp cao tai Ha Nôi. Viện trưởng VKSND...