Lương – “miếng bánh nhỏ phải chia công bằng”
“Ngân sách khó khăn, miếng bánh vẫn còn nhỏ nhưng chia phải công bằng. Sắp tới sẽ sắp xếp, chuyển dịch để không tăng tổng lương trong ngân sách nhưng sẽ đáp ứng tốt hơn cho những khu vực cần chi”.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phân tích, lương khu vực hành chính Nhà nước phải tiếp tục cải tiến, đạt mức lương cơ bản để người lao động an tâm, toàn tâm toàn ý với với công việc.
Khu vực dịch vụ công được xem là khu vực có thu, hoạt động theo luật viên chức, theo bà Mai, được tạo cơ chế để tăng các nguồn thu như tăng giá học phí, tăng giá viện phí, tăng các dịch vụ công cơ bản và dùng nguồn thu đó để đầu tư trở lại cho các đơn vị này. Các đơn thị theo đó có thể quyết định về nhân lực, quyết định về lương dưới sự quản lý và quy định của luật pháp, làm cho khu vực này chuyển động một cách mạnh mẽ hơn, nâng cao chất lượng.
Bà Trương Thị Mai: “Người dân không thể chấp nhận bộ máy nhà nước quá đông hưởng lương ngân sách” (ảnh: Việt Hưng).
Ngoài ra, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cũng cho rằng hoàn toàn có thể lấy lương từ khu vực dịch vụ hiện nay chuyển sang cho khu vực hành chính.
“Chúng ta không thể sử dụng một tỷ lệ quá cao ngân sách để chi cho lương mà chỉ có thể dùng một phần hợp lý còn phải phân công lại để đầu tư cho an sinh xã hội, cho đầu tư công. Người dân không thể chấp nhận một bộ máy Nhà nước quá đông, và sử dụng khoản ngân sách quá lớn để mà trả cho tiền lương được” – bà Ma giải thích.
Theo kế hoạch, sắp xếp lại bộ máy và sắp xếp lại tiền lương cho các khu vực, sắp tới, nhà nước chỉ tập trung cho khu vực hành chính. Còn khu vực dịch vụ công có thu thì sẽ giữ nguồn thu đó để chi cho lương, cho đầu tư trở lại.
Tuy nhiên, bà Mai cũng khẳng định việc tăng các loại phí, giá dịch vụ sẽ đi theo lộ trình. Ví như tăng viện phí được thực hiện dần từng bước chứ không thay đổi quá bất ngờ làm người dân chuẩn bị không kịp. Lộ trình thực hiện bảo hiểm ý tế toàn dân theo đó là việc bắt buộc để khi có người ốm đau bảo hiểm có tiền để chi trả.
Video đang HOT
Khu vực dịch vụ công cũng có quyền chủ động trong việc thu, chi để tự cân đối giữa việc chi trả lương hay đầu tư trang thiết bị… và cũng thực hiện theo lộ trình.
Một vấn đề khác cũng đặt ra là thay đổi toàn bộ cơ cấu đầu tư để cho các khu vực như bệnh viện, các trường học lớn thực hiện việc tự thu tự chi trước, còn khu vực nông thôn vùng khó khăn, nhà nước vẫn phải dành sự ưu tiên.
Bà Mai nhấn mạnh: “Ngân sách của ta vẫn có khó khăn. Miếng bánh vẫn còn nhỏ nhưng chia cũng phải công bằng. Toàn bộ cơ cấu lương về lâu dài không phải chỉ sắp xếp xong bộ máy là xong mà còn phải chuyển dịch. Có thế, tổng thể lương không tăng trong tổng thể ngân sách nhưng sẽ đáp ứng tốt hơn cho những khu vực nào Nhà nước cần chi”.
Khu vực trọng điểm, “cần chi” đó được xác định là khu vực hành chính. Còn bài toán sẽ là không có hướng giải nếu nhà nước phải lo lương cho cả khối hành chính này và khối dịch vụ công.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội khẳng định, tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết trong Hội nghị TƯ 7 sắp tới. “Chúng ta sẽ kết thúc năm 2012, bố trí tiền lương tăng theo một lộ trình tạm thời cho năm 2013 để đến Hội nghị TƯ 7, sau khi bàn xong vấn đề cải cách tiền lương, sẽ có những quan điểm, bước đi dài hạn hơn, hợp lý, công bằng hơn đối với tiền lương trong khu vực nhà nước, bao gồm khối hành chính, dịch vụ và DNNN” – bà Mai thông tin thêm.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền: “Có tăng lương nhưng giảm mức đề xuất”
Bộ trưởng LĐ-TB&XH trao đổi với Tổng biên tập Dân trí trong giờ nghỉ
(ảnh: Việt Hưng).
“Chúng tôi đã làm việc với người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề tăng lương. Người sử dụng lao động đã đồng ý việc tăng lương nhưng cũng phản ánh tình trạng khó, chi phí sản xuất tăng… nên cũng phải chia sẻ với họ.
Mức tối thiểu khu vực doanh nghiệm hiện chia làm 4 vùng, cao nhất 2 triệu đồng, thấp nhất chỉ hơn 1 triệu, không đủ sống. Điều tra xã hội về mức sống của người lao động, hiện nay lương tối thiểu chỉ đảm bảo được trên 60% nhu cầu sống tối thiểu.
Vậy nên quan điểm của chúng tôi là cần có lộ trình tăng lương ngay năm 2013. Tuy nhiên, mức đề xuất không đủ 100% như lộ trình mà sẽ tăng lương từ 1/1/2013 ở mức khoảng 20%.
Còn không lo vấn đề “tăng lương như phân bón cho cây giá cả mọc cao hơn”. Năm ngoái tăng lương có kích thích tăng giá đâu. Tăng lương là dể đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho người lao động.
Theo 24h
Bộ trưởng Vương Đình Huệ và việc tăng lương
Sau nhiều cân nhắc, cuối cùng Chính phủ và Bộ Tài chính mới quyết định tăng lương, dù mức tăng chỉ 100 ngàn mỗi tháng, và cũng cho chỉ 7-8 triệu người, tức là chỉ khoảng 1/3 số đối tượng đáng lẽ được tăng lương theo lộ trình.
Chính phủ đề xuất tăng lương thêm 100 nghìn đồng mỗi tháng cho khoảng 7 - 8 triệu người hưởng lương.
Cái khó này rất đáng được thông cảm, bởi theo phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ sáng nay 31.10 tại Quốc hội, để có khoản thu cho việc tăng 100 ngàn tiền lương này, Chính phủ đã buộc phải tính đến việc giảm đầu tư công, để có khoảng 10 ngàn tỉ đồng phải tiết kiệm chi thường xuyên, thậm chí, phát hành thêm trái phiếu khoảng 50-60 ngàn tỉ khác trong khi đã "thống nhất không tăng thêm dự toán thu 2013".
9 tháng của năm 2012 đã lần đầu tiên chứng kiến 1 kỷ lục: 28 tỉnh thành, trong đó có những trọng điểm thu, đã không đạt dự toán thu. Ngân sách rỗng là một thực tế. Và Bộ trưởng Bộ Tài chính, hay Thủ tướng không thể móc tiền túi cho việc tăng lương.
Nhưng trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an sinh xã hội tối thiểu này, Bộ trưởng Huệ chỉ dùng "lạc quan" một chữ: Đó là chữ tăng.
Thực tế, 100 ngàn tăng thêm mỗi tháng cho 7-8 triệu đối tượng này không thể gọi là tăng, bởi cứ tính đúng như dự báo của Chính phủ, lạm phát 2013 sẽ vào khoảng 8%, thêm vào tăng giá tâm lý, có thể nói, khoản nhỏ nhoi gọi là "tăng" này, là không đủ bù trượt giá. Huống chi nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, dùng được để tính lương tối thiểu hiện nay vẫn đang được tính toán trên cơ sở giỏ hàng hóa của năm 1985, tức là gần 30 năm trước.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương- Bộ Nội vụ, ông Đoàn Cường, có lần đã nói đầy lạc quan về Đề án Cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020: Tinh thần là sẽ cải cách lương để công chức có thể sống được bằng lương. Nhưng với 100 ngàn an ủi này, có thể nói Đề án đã khởi đầu không được tốt lắm.
Sáng nay, có đại biểu Quốc hội đã nói về kỳ vọng vào việc tăng lương, như một "biện pháp kích cầu". Có đại biểu còn lạc quan đề xuất "Chính phủ cần giải quyết căn cơ trong việc tăng lương lần này". Nhưng kích cầu, tháo gỡ hàng tồn sao được khi việc "tăng lương" không đủ bù cho tăng giá. Nhưng giải quyết căn cơ sao được khi 7-8 triệu người được tăng lương, trong khi hơn 80 triệu dân còn lại phải chịu tăng giá, có khi lại khởi đầu từ việc 7-8 triệu người được tăng lương.
Còn một con số nữa đáng để nói. Đó là có tới 22 triệu người, tức là ¼ dân số "hưởng lương". Nhiều đến vô lý, nhất là đối với những người phải đóng thuế nhưng không có lương. Tất nhiên, tất cả những vô lý này bắt nguồn từ một con số vô lý cơ bản khác: Sau 4 năm thực hiện NĐ 132 về tinh giản biên chế, 54.220 người đã được tinh giản. Tuy nhiên, sau "tinh giản", biên chế bộ máy hành chính nhà nước tăng thêm 25%. Cụ thể hơn, nếu đầu những năm 2000, tổng biên chế công chức hành chính của cả nước chỉ trên dưới 200 ngàn người thì sau "tinh giản", đã lên tới 260 ngàn.
Nhớ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Huệ đã có câu nói bất hủ về nguồn tiền tăng lương đang khó đến mức: "trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền". Chuyện này bảo là nói đùa cũng đúng mà bảo Bộ trưởng nói thật cũng không sai.
Theo laodong
2013: Lương tối thiểu tăng 100 nghìn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ Tại phiên họp Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án tăng lương tối thiểu chung năm 2013 cho công chức, viên chức lên 100.000 đồng/tháng từ 1/7/2013. Như vậy với đề án này, trong năm tới, khoảng 8 triệu người...