Lương hưu của bố 11 triệu/tháng nhưng đến ngày nhập viện không có đồng tiết kiệm nào, biết lý do anh em tôi nhòa lệ
Tiền lương còn dư mỗi tháng của bố đi đâu hết rồi?
Mẹ mất khi 3 anh em tôi đang học đại học, bố không đi bước nữa mà ở vậy lo chuyện ăn học rồi dựng vợ gả chồng cho chúng tôi. Khi bố về hưu, chúng tôi nhiều lần khuyên ông tìm người nào đó phù hợp mà cưới để vui tuổi già. Vậy mà lần nào ông cũng từ chối, nói về già sống với các con là đủ, không còn nhu cầu nào khác. Bố không muốn chúng tôi cũng chẳng ép buộc.
Chị dâu tôi là người hiền lành, đảm đang và hiếu thảo. Mỗi lần chúng tôi về chơi, chị đón tiếp em chồng rất niềm nở, nhiệt tình. Thậm chí chị còn xin nghỉ phép để làm cỗ đãi gia đình chúng tôi.
Nhìn cách vợ chồng anh trai chăm sóc bố chu đáo cẩn thận từ chuyện ăn uống và ngủ nghỉ thế nào tốt cho sức khỏe mà chúng tôi yên lòng.
Có lần chị em tôi ngồi trò chuyện với bố và hỏi ông góp cho chị dâu mỗi tháng bao nhiêu tiền chi tiêu sinh hoạt. Bố trả lời có vẻ rất tự hào:
“Mỗi tháng bố góp cho chị dâu các con 2 triệu tiền ăn đấy”.
Nghe bố nói xong mà chị em tôi phá lên cười, số tiền bố góp thế chỉ đủ ăn 10 ngày là hết và khuyên ông góp thêm vài triệu nữa. Thấy bố im lặng, chị em tôi tưởng ông thông suốt nên không nói gì nữa.
2 tuần trước, bố tôi kêu đau bụng và anh tôi chở đi khám. Gia đình tôi bàng hoàng khi biết bố bị ung thư dạ dày. Khi chúng tôi có mặt đông đủ thì anh cả nói bố không có tiền tiết kiệm, mọi người phải góp tiền chữa bệnh cho ông.
Video đang HOT
Những lời anh trai nói mà tôi không dám tin vào tai mình. Lương của bố mỗi tháng 11 triệu, ông chi tiêu những gì mà hết số tiền đó. Thấy chị em tôi đổ dồn ánh mắt nghi ngại về anh chị, chị dâu vội giải thích cứ đến tháng lĩnh lương bố nộp cho chị ấy 2 triệu tiền ăn, số tiền còn lại ông giữ.
Có lần chị dâu khuyên bố mỗi tháng đưa cho chị ấy 5 triệu mua vàng tích trữ phòng khi ốm đau nhưng ông không chịu. Ông bảo bản thân kiếm được tiền thì biết giữ tiền, không cần con nào phải giữ giùm cả. Bố tôi nói thế làm chị dâu rất tự ái và chẳng dám quan tâm đến số tiền lương của ông nữa.
Tôi nói với bố bệnh tình của bố cần nhiều tiền và chữa trị trong thời gian dài, tiền của bố để đâu thì rút hết về lo chữa bệnh. Chúng tôi kinh tế còn nhiều khó khăn không thể bỏ ra một số tiền lớn cho bố được.
Bố bảo năm nay hơn 70 tuổi, sống bằng ấy là đủ rồi, bây giờ chết cũng không có gì nuối tiếc nữa. Ông không muốn chữa bệnh, vì thế chúng tôi không cần phải lo chuyện tiền nong gì cả. Tiền của bố đã gửi hết cho quỹ từ thiện của huyện rồi.
Đến lúc này chúng tôi mới biết việc làm của ông suốt những năm qua. Hóa ra bố tôi đã đóng góp 9 triệu mỗi tháng cho các quỹ từ thiện, quỹ khuyến học của huyện. Bố được trao nhiều giấy khen tấm gương tiêu biểu người tốt việc tốt nhưng ông đều cất kĩ, giấu cả con cháu.
Mở chiếc tủ của bố ra, bên trong 1 tập giấy khen, có cả ảnh bố chụp kỷ niệm với nhiều cháu nhỏ mồ côi, ảnh chụp bố trao sách vở cho một số cháu khác… khiến chúng tôi đều rơm rớm nước mắt. Bố tôi tốt như thế mà chúng tôi không hề biết gì.
Giờ nhìn bố nằm chờ chết, không muốn chữa bệnh mà anh em tôi không cam lòng. Chúng tôi bàn tính bán một suất đất đi để lo điều trị cho bố nhưng ông không đồng ý. Ông bảo tầm tuổi này ông chết được rồi, bệnh này có chữa cũng chỉ tốn tiền mà thời gian sống không được bao lâu, khổ con khổ cháu, thế nên ông nhất quyết không chịu đi viện điều trị. Chúng tôi không biết phải làm gì nữa!
Giận bố mẹ vì không chịu phá nhà cũ xây mới, đến khi biết lý do tôi lại ân hận khóc như mưa
Mọi thứ đều có nguyên do của nó. Trước khi biết rõ sự thật phía sau thì chúng ta không nên cư xử vội vàng để rồi làm tổn thương những người xung quanh.
Tôi đã không nói chuyện với bố mẹ 2 tháng rồi. Họ cũng không liên lạc với tôi hay hỏi thăm nhiều như trước đây. Có lẽ cả bố mẹ và tôi đều cần thời gian suy nghĩ sau cuộc tranh cãi nảy lửa, với nội dung xoay quanh việc tôi thuyết phục bố mẹ xây nhà mới.
Căn nhà của gia đình tôi được xây từ hồi cụ nội còn sống. Nghĩa là nó đã tồn tại từ lâu lắm rồi. Ngoại trừ bếp và nhà tắm đã được xây sửa lại do lần sập hỏng sau bão thì nhà chính vẫn nguyên vẹn, chỉ cũ nát như nhà cổ mà thôi.
Tuy nhà tôi không giàu có gì nhưng cuộc sống hiện tại rất tốt. Bố mẹ ở nhà làm nông, trồng rau hoa cây ăn quả, bán phân bón. Thu nhập của họ so với mức sống ở quê là khá cao.
Ngày xưa hồi còn nghèo tôi vẫn hay theo bố mẹ ra ruộng cấy lúa, phơi thóc và hái rau nuôi lợn. Vất vả nhưng bố mẹ rất cưng chiều tôi và em trai, có gì ngon cũng để cho chị em tôi hết. Tuổi thơ tôi chỉ không có điện thoại và tiền thôi, chứ cái gì cũng đủ đầy hạnh phúc.
Tôi nhớ những buổi trưa đợi bố mẹ về cùng ăn cơm độn khoai mót, dắt thằng em đi đào dế bắt ve, cùng hội trẻ con trong làng chơi đủ trò dưới bóng cây đa cao vút. Ông bà nội ngày ấy còn trẻ khỏe nên thường xuyên ra ruộng trồng ngô khoai. Tôi luôn ngóng ông bà về buổi chiều để được nhận những "món quà" thú vị. Khi thì là con nòng nọc béo ú bơi trong cái lá sen, khi thì dăm ba quả ổi chín thơm lừng, hoặc vài bông dâm bụt mang mật ngọt lịm.
Ngôi nhà gỗ vách đất ấy chứa đựng bao kỉ niệm đáng nhớ của 4 thế hệ gia đình tôi. Cứ có tiền là ông bà sắm sửa thêm một chút, đến đời bố tôi thì có thêm nhiều vật dụng hiện đại hơn, chiếc mái lá cọ cũng được thay bằng gạch đỏ. Tuy nhà đã cũ nhưng sống ở đó vẫn rất thích vì hè mát đông ấm, những cây gỗ làm cột với kèo càng ngày càng cứng cáp hơn chứ không mục nát tí nào. Cây hồng cụ nội trồng góc sân năm nào cũng sai trĩu quả, thơm ngọt và ngon chẳng đâu sánh bằng.
Đống đồ ở nhà cứ cái gì bằng gỗ là có dấu tích chị em tôi viết vẽ từ bé. Nào là tự kí tên mình và tên ông bà bố mẹ, nào là vẽ hoa lá, lợn gà mèo bò chó, nào là tên diễn viên ca sĩ, tên bài hát yêu thích... Thậm chí cái tường phòng ngủ của ông bà nội toàn "tác phẩm nghệ thuật" của các cháu, vẽ vời xấu không tả nổi!
Như nhà khác mà vẽ bậy tùm lum thế là ăn đòn nát đít rồi đó. Nhưng chị em tôi thì may mắn không bị sao, người lớn trong nhà bảo trẻ con thì phải có trí tưởng tượng bay bổng, kệ cho chúng tôi nghịch phá mà không đánh mắng gì hết. Bố mẹ chỉ dặn là ở nhà thì được phép tự do viết vẽ, sang nhà người khác thì cấm tiệt.
Năm tháng qua đi giờ chị em tôi đều đã lớn cả. Ông bà người còn người mất, bố mẹ thì cũng ngoài 50. Tôi có bạn trai được 4 năm và gần đây chúng tôi quyết định sẽ tổ chức đám cưới. Gia đình 2 bên đồng thuận ăn hỏi vào cuối năm nay, rồi sang năm làm tiệc cưới cho đẹp tuổi 2 đứa.
Trước đó tôi đã dắt bạn trai về nhà chơi mấy lần rồi. Anh ấy thích không khí ở quê tôi lắm, còn xông xáo dậy sớm theo bố tôi ra vườn chăm sóc cây cối, rồi học theo các chú các bác đánh cá dưới ao. Anh ấy là trai thành phố nên từ nhỏ tới lớn đã quen với nhịp sống xô bồ, giờ bị tôi "lừa vào rọ" mới biết thế nào là cuộc sống thôn quê.
Có một hôm tôi với mẹ đang nấu cơm dưới bếp thì tự dưng gạch ngói chỗ hiên nhà rơi xuống, suýt trúng đầu bố tôi với con rể tương lai đang ngồi uống nước chè. Bố gọi người đến sửa xong họ kêu nhà cũ quá rồi, tuy móng với khung nhà vẫn khá ổn nhưng tốt nhất nên xây cái mới cho an toàn. Hệ thống điện nước cũng chắp vá hơi lủng củng, đồ đạc chập cháy vài lần rồi.
Nghe người ta nói xong bố mẹ tôi chỉ cười, bảo nhà vẫn ở tốt nên kệ. Tự dưng lúc ấy tôi cảm thấy không vui. Tôi nhận ra là nhà mình xập xệ thật, cả làng đổi mới xây nhà cao cửa rộng hết rồi mà mỗi nhà tôi vẫn lọt thỏm mấy gian. Mẹ tôi tiếc từ cái cối gỗ mẻ góc cho đến cánh cửa bếp cũ, bão thổi sập rồi vẫn giữ cửa lại lắp vào bếp mới.
Rồi tôi nghĩ đến lúc gia đình bạn trai qua ăn hỏi rước dâu, người ta thấy nhà thấp tẹt cũ nát cũng ngại. Dù bố mẹ tôi không đến nỗi nghèo rớt mồng tơi nhưng bây giờ cũng đủ điều kiện để xây ngôi nhà khác. Vậy là tôi quay sang thuyết phục bố mẹ phá nhà cũ đi, sang năm đón song hỷ lâm môn, vừa tân gia vừa gả được con gái.
Ai ngờ bố mẹ lắc đầu từ chối và bảo tiền xây đó để mua quà hồi môn cho tôi còn hơn. Thằng em cũng ủng hộ bố mẹ, nói thích cái nhà cũ này vì nó mát và thơm mùi gỗ. Một mình tôi tranh cãi với cả nhà vì không muốn xấu hổ khi đi lấy chồng. Tôi trách bố mẹ không thương con, rồi đùng đùng xách vali quay lại thành phố.
Bạn trai nói nhỏ rằng anh thấy nhà vẫn ổn không sao hết, chẳng ai bình phẩm một nơi có giá trị thời gian như thế này đâu. Nhưng tôi vẫn ước được có nhà mới vì bây giờ thêm người thì giường ngủ cũng chả đủ nữa, 3 gian vậy là quá chật chội rồi.
"Chiến tranh lạnh" giữa tôi và gia đình kéo dài tận 2 tháng. Đùng cái hôm qua hàng xóm ở quê gọi điện bảo tôi về vì bố trèo cây mít bị ngã. Bạn trai cùng tôi khăn gói về nhà gấp, may mà bố chỉ bị đứt dây chằng và bầm tím chứ không bị thương nặng.
Lúc đưa bố về nhà nghỉ ngơi xong mẹ gọi tôi ra ngoài nói chuyện. Mẹ hỏi tôi có nhớ cái bể nước cũ sau nhà không. Giờ bố vẫn dùng nó để đựng nước tưới cây, cho gà uống. Tôi từng chui vào đó chơi trốn tìm với thằng em, xong chẳng may cái nắp đậy bể bằng gỗ nặng quá không đẩy ra được nên tôi bị nhốt trong đó. Bố mẹ sang làng bên ăn cỗ nên chiều muộn mới về, không ai ở nhà nên tôi khóc rầm rĩ chẳng ai tới cứu. Sợ quá nên tôi cào vào bể xước tay chảy máu, ngồi trong bóng tối khóc muốn tịt cả phổi luôn. Thằng em thì quên béng luôn con chị đang trốn, chạy theo lũ bạn ra đồng chơi thả diều. Lúc bố về giải cứu thì tôi đã sắp xỉu đến nơi.
Có nhiều kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ với tôi quanh căn nhà này lắm. Nhớ nhất là những đêm trăng sáng nằm ngủ ngoài sân, ông bà vừa quạt cho chị em tôi vừa kể chuyện cổ tích. Rồi những ngày hè mất điện thắp nến chơi ở sân, bố chắp tay làm thành bóng con vật trên tường khiến chúng tôi cười vui ầm ĩ. Mẹ luộc cho cả nhà rổ ngô thơm phức, còn nấu cả xôi ngô thơm nức hành phi cho tôi ăn.
Mẹ nói bố mẹ không muốn phá ngôi nhà đi vì nó chứa đựng biết bao ký ức đẹp của chị em tôi trong đó. Cả dòng "Con yêu bố mẹ ông bà" tôi viết lên vách tường hồi mới biết chữ nữa. Bố mẹ đã xúc động vô cùng khi đọc dòng chữ ấy. Họ cũng yêu thương chị em tôi như biển trời bao la vậy, chỉ là không bao giờ bố mẹ nói ra bằng lời thôi.
Nghe mẹ tâm sự xong bỗng dưng tôi không nhịn được mà bật khóc như đứa trẻ. Hóa ra bố mẹ trân trọng ngôi nhà này vì các con, vì những kỉ niệm vô giá được lưu giữ suốt mấy chục năm trời. Chuyện phá đi xây mới quá đơn giản, nhưng một lúc nào đó khi chúng tôi trở về không còn thấy ngôi nhà đầy ắp ký ức tuổi thơ, không còn thấy cửa nhà và mái hiên nơi ông bà từng ngồi ngóng cháu. Chắc lúc ấy tôi còn tiếc nuối và xót xa hơn bây giờ...
Cưới nhau 3 tháng, vợ nằng nặc đòi ly hôn, tôi đồng ý rồi sau đó chết sững trước sự thật đớn đau cô ấy giấu kín 6 tháng sau ly hôn, tôi nghe tin Yến mang thai. Bố mẹ tôi nghe thế thì mừng ra mặt vì nghĩ là Yến đang mang thai cháu nội của mình. Khoảng 1 năm trước, tôi và Yến kết hôn. Quả thật, việc ly hôn quá mức nhanh chóng khiến tôi có chút mơ hồ không thể tin. Tôi quen Yến qua lời...