Lương cứng 8 triệu, mua đứt ô tô 800 triệu sau 4 năm: Trong lúc người ta uống Starbucks, Phúc Long, trà sữa – mỗi sáng mình chỉ uống 1 viên C sủi!
Lương 8 triệu thì mua ô tô thế nào?
Nếu những câu chuyện mua nhà của giới trẻ đã khiến bạn… stress vì sao người ta giỏi vậy, thì đây, giờ “người ta” không chỉ mua nhà mà còn mua cả ô tô. Từ lý do, tới cách kiếm tiền, giải bài toán tài chính khi mua xe… của giới trẻ cũng rất hay ho, và tất nhiên đi kèm với đó là rất nhiều ngưỡng mộ.
Dưới đây là câu chuyện mua chiếc ô tô đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tài – sinh năm 1996, hiện đang làm Senior Creative ở 1 công ty truyền thông. Tài vừa mua đứt chiếc Mazda 3, giá lăn bánh 780 triệu. Cùng xem anh chàng độc thân nói gì về chuyện mua chiếc ô tô đầu tiên.
Chào Tài,
Người ta thường mua nhà rồi mới mua xe, còn bạn, lý do gì khiến bạn mua ô tô?
Cả nhà mình ở Hà Nội, hiện mình đang ở chung với bố mẹ. Mình mua ô tô một phần cơ bản là nhu cầu thiết yếu, di chuyển. Nếu tính về mặt xã hội thì khoảng mấy năm nữa sẽ giảm dần các phương tiện như xe máy rồi chuyển qua phương tiện công cộng và ô tô.
Thứ 2 là cuộc sống gia đình. Như mình thấy, các bạn đồng trang lứa bố mẹ trẻ, nhà có điều kiện, gia đình có ô tô từ khi các bạn còn nhỏ thì chuyện mua xe lại rất bình thường. Còn đối với mình, nhà không quá điều kiện, tới tận bây giờ 26 tuổi cả nhà vẫn chưa có xe hơi nên ước mơ có ô tô là 1 động lực khiến mình muốn sở hữu.
Nhưng bạn có nghĩ việc đang ở chung với bố mẹ tại Hà Nội là lợi thế so với người khác, như áp lực phải mua nhà – nên bạn mới dễ dàng mua xe hơn?
Mình không nghĩ là lợi thế, mà là lựa chọn thôi. Vì cái gì cũng cần mua, chỉ là mua cái gì trước, mình thích cái gì. Ví dụ nếu mình đang đi thuê nhà, mà mình thích ô tô, mình vẫn sẽ mua ô tô trước rồi mua nhà sau. Hoặc ngược lại hiện tại sau khi mua được ô tô, mình bắt đầu đặt ra mục tiêu mua nhà cho mình.
Video đang HOT
Làm thế nào để lương 8 triệu mua được xe gần 800 triệu vậy Tài?
Mình mất khoảng 4 năm để mua xe. Như mọi người biết, nói chung từ những năm đầu bắt đầu làm agency đến giờ lương cứng cũng chỉ khoảng 8-12 triệu.
Nhưng mình là kiểu người lao đầu vào làm. Có những thời điểm mình phải tận dụng hết thời gian, tan làm trên công ty 18h, thì mình tính toán về nhà, ăn tối và vệ sinh cá nhân chỉ được trong 1 tiếng. Sau đó mình lại bắt đầu ngồi ngay vào laptop để làm việc tới khuya 1-2h. Sau đó đi ngủ và mỗi ngày lặp lại như thế.
Thông thường, mình sẽ nhận làm các job branding cho những thương hiệu mới start up trên mảng social và làm khoảng 4 thương hiệu 1 lúc như vậy.
Đồng ý là đa dạng hoá sẽ giúp tăng thu nhập, nhưng quan trọng vẫn là cách bạn quản lý số tiền mình có, đúng không?
(Cười)
Biết lựa chọn: Dân đi làm văn phòng, đặc biệt là thế hệ Gen Z ở agency buổi sáng sao có thể thiếu được Starbucks, Phúc Long, trà sữa,… nhưng đồ uống yêu thích mỗi sáng của mình chỉ là 1 viên sủi vitamin C.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ: Thay vì cuối tuần tụ tập bạn bè, đi club, đi bar tốn đến tiền triệu mỗi tối, mình lại chọn ở nhà, đi đạp xe, tập gym. Cũng tiết kiệm được một khoản kha khá và có sức khoẻ nữa.
Nếu để ý thì việc chi tiêu các đầu ra sẽ mất rất nhiều nếu không biết kiểm soát. Nghe tiết kiệm có vẻ sâu xa nhưng thật ra nó ở tất cả những hoạt động xoay quanh thôi. Cộng thêm tính introvert nên mình rất ít đi chơi, mỗi tối mình chỉ ở nhà xem netflix (lại còn dùng share 65k một tháng) xem ra tiết kiệm được rất nhiều.
Đây cũng là tips cho các bạn nếu muốn cần cù nguyên thuỷ nhất, chẳng mấy mới lạ nhưng quan trọng là mình phải thực hiện.
Vậy Tài kết nối với bạn bè, đồng nghiệp bằng cách nào khi ít ra ngoài, cũng hạn chế tụ tập?
Cái này cũng hơi thuộc về tính cách cá nhân. Mình cũng có networking tốt, có khả năng kết nối, mối quan hệ… Nhưng mình lại là kiểu nội tâm. Về công việc, mình duy trì kết nối bằng sự chuyên nghiệp, năng lực. Trộm vía trước giờ các công việc đều tự tìm đến mình. Còn về bạn bè, thú thực mình cũng có mất mát, nhưng mình chấp nhận thôi.
Vì sao bạn quyết định trả đứt chiếc xe 780 triệu? Với người khác, có thể họ sẽ trả góp, rồi dùng phần tiền mặt còn lại đầu tư gì đó để tiền sinh ra tiền?
Cần cù bù thông minh đó! Mình không quá am hiểu về tài chính, đầu tư hay kinh doanh. Mình chọn cách nguyên thuỷ nhất đó là tiết kiệm. Mình cứ đâm đầu vào làm việc, làm thật nhiều. Tuy hơi lâu và chậm hơn mọi người một chút, nhưng đi rồi sẽ đến, cuối cùng mình cũng mua được xe ở tuổi 26.
Mình cũng là người an toàn, sợ rủi ro. Thêm nữa, phí trả góp lãi cao tới 10-12%. Nghe trả góp cảm giác tốt nhưng chỉ là đối với người không có khả năng nên mới phải chấp nhận thôi.
Nhiều người cho rằng ô tô là tiêu sản, mua là sẽ lỗ, bạn thấy sao? Bạn đã tính toán đến những chi phí khi sử dụng xe chưa, cũng tốn kha khá đó chứ?
Một người không am hiểu về đầu tư như mình thì… không quan tâm đến điều này (cười). Còn về chi phí sử dụng, mình đã tính tới. Với thu nhập hiện tại, mình tự tin có thể “nuôi” và tận hưởng chiếc xe.
Anh chàng thú vị này đang độc thân đó nhé!
Dùng tiền thông minh, theo quan điểm của Tài sẽ là gì?
Với mình, là dùng sao để bản thân thấy vui vẻ, thoải mái, không bao giờ rơi vào trạng thái quá áp lực, thiếu thốn, ví dụ như chưa đủ tiền, nhưng cố mua xe rồi khiến mình bị hạn hẹp. Còn lại thì do mục đích mỗi người cần gì thôi. Mình thuộc team kiếm được tiền và chi tiêu hợp lý, còn để tiền đẻ ra tiền thì mình chưa. À, thực ra số tiền mình kiếm gửi ngân hàng cũng lãi 6-7% (cười).
Cảm ơn Tài về những chia sẻ.
Người mua ô tô lần đầu không nên mua xe điện
Ô tô điện xuất hiện như một món đồ công nghệ rất cuốn hút, nhưng tôi cho rằng nó chỉ thích hợp với những người mua thêm chiếc xe thứ 2 chứ không phải lần đầu mua ô tô.
Tôi là một người sử dụng ô tô đã được 20 năm, và mới đây khi Việt Nam bắt đầu xuất hiện các mẫu ô tô chạy điện cũng như hiện thực hóa nhiều trạm sạc, trong tôi cũng trỗi dậy một sự háo hức, muốn sử dụng loại xe của tương lai này. Đơn giản ô tô điện là một món đồ công nghệ hết sức mới mẻ, mà phàm đã là đàn ông đều ít nhiều mê mẩn.
Thế nhưng mới đây, tôi đã xem và đọc nhiều bình luận trên mạng xã hội về hình ảnh một chiếc ô tô điện được người dân đẩy trên phố. Hình ảnh hai người lớn tuối có vẻ là bố mẹ già đang cố gắng đẩy chiếc xe nhúc nhích, phía trên là anh tài xế loay hoay tìm cách để xe hoạt động. Trông rõ đến khổ và tội nghiệp.
Chiếc ô tô chạy điện gặp sự cố trên phố nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Ảnh: Đình Tưởng
Hẳn sẽ nhiều bạn chưa bao giờ tiếp xúc ô tô điện sẽ lên tiếng chê bai, cười cợt chủ xe khi nhìn hình ảnh trên. Nhưng dưới con mắt của người dùng ô tô lâu năm, tôi cho rằng đây chưa chắc là sự cố về sản phẩm mà phần nhiều có thể đến từ người dùng.
Nếu nói về chủ quan, có thể tài xế đã không tính toán được quãng đường đến trụ sạc nhanh hoặc điểm đến thiếu chỗ cắm sạc, dẫn đến khi sử dụng hết điện. Hoặc một nguyên nhân mà ít người để ý, đó là để xe hết ắc quy, cũng giống trên ô tô thông thường. Tôi đã tìm hiểu và biết rằng ô tô điện ngày nay, kể cả Tesla đều vẫn duy trì bình ắc-quy (hoặc bình trữ pin thứ hai) đóng vai trò là nguồn nuôi các hệ thống sử dụng điện cơ bản trên xe như đèn, xi-nhan, còi, đèn khẩn cấp và màn hình.
Trong trường hợp chủ xe thao tác thiếu, hoặc không nắm rõ cách hoạt động của bình ắc-quy mà nhầm tưởng xe điện đã sạc đầy năng lượng, dẫn đến vô tình tiêu thụ hết nguồn điện dành cho khởi động máy tính, các thiết bị vận hành trên xe. Điều đó cũng dẫn đến việc phải đẩy xe.
Qua phán đoán trên, tôi cho rằng ô tô điện hiện nay vẫn còn quá mới mẻ và nó thực sự chưa thích hợp cho người mua ô tô lần đầu, cho dù sẽ có những mẫu xe giá dưới 500 triệu đồng. Vì ngay cả với ô tô xăng dầu bình thường, vẫn có nhiều người lần đầu sở hữu lóng ngóng dùng sai, dẫn đến hư hỏng thì ở món đồ công nghệ cao lại phức tạp như ô tô điện (tìm nguồn linh kiện sửa, tìm trạm sạc), nếu gặp sự cố kiểu "không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng", không chỉ để lại trải nghiệm kém vui mà thậm chí còn là "ác mộng".
Do đó, tôi nghĩ rằng ô tô điện trong 5 - 10 năm tới ở Việt Nam sẽ vẫn chỉ phù hợp nhất với người mua ô tô thứ 2, thứ 3, chứ không dành cho người mới.
'Bão' tăng giá ô tô đổ bộ thị trường Việt Nam Hàng loạt nhà sản xuất, phân phối ô tô lần lượt thông báo tăng giá bán xe nhập khẩu cũng như lắp ráp trong nước, trong khi tại đại lý, giá bán nhiều mẫu ô tô hút khách "đội" thêm hàng chục đến cả trăm triệu đồng vì lý do "khan hàng". Sau Tết Nguyên đán khoảng 2 - 3 tháng, nhiều người...