Lương Bích Hữu lên xe hoa?
Trong chiếc áo dài đỏ truyền thống, cô nàng e thẹn cười thật duyên bên chú rể phong độ. Cả hai hồi hộp thực hiện những nghi thức trọng đại cho ngày cưới.
Tiệc cưới của giọng ca Cún yêu còn có sự hiện diện của các sao: Hoài Linh, Phi Nhung, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung… và nhiều bà con hai họ. Tất cả cùng hò hét tưng bừng, chúc mừng cho đôi trẻ.
Lương Bích Hữu và chú rể Hoàng Kim Long trong bộ phim Chuyện tình làng hoa.
Đám cưới là một trong những cảnh quay quan trọng trong bộ phim Chuyện tình làng hoa của đạo diễn Vĩnh Khương, đang phát sóng trên kênh HTV 9 lúc 22h, tối thứ 5 đến chủ nhật hàng tuần. Đây cũng là vai diễn thứ hai của cô nàng Trung Hoa từ khi gia nhập làng phim, trở thành “tài tử xi nê”.
Trong phim, Lương Bích Hữu vào vai Ngọc, một cô gái có tính cách dễ thương, ham chơi và ham học. Cô có người yêu là Trung (ca sĩ Hoàng Kim Long đóng), một người bạn hàng xóm, cả hai vốn là thanh mai trúc mã từ thuở ấu thơ.
Trung là chàng sinh viên học giỏi, có hiếu với gia đình và giỏi võ. Anh đã nhiều phen vào sinh ra tử để cứu mẹ, giúp đỡ láng giềng có ý thức khi thấy làng hoa của mình đang dần mai một. Anh đã cùng bác Sáu Kiểng (Hoài Linh) chăm chút, gầy dựng nghề trồng kiểng ở làng hoa.
Qua những buổi hẹn hò lãng mạn và gặp nhiều tình huống bi hài, chuyện tình trong sáng của Trung và Ngọc đã kết thúc bằng một đám cưới đầy ắp tiếng cười, với sự chứng kiến quan viên hai họ.
Nội phim phim xoay quanh đời sống của người dân ở làng hoa Gò Vấp (TP.HCM). Vốn quen thuộc với nghề trồng hoa, bỗng dưng đất đai của họ thay đổi, biến thành những cuộc mua bán với số tiền hàng tỷ đồng. Từ một nông dân trở thành tỷ phú, người dân đã liên tiếp trải qua nhiều bi kịch do sự không thích nghi với nghề nghiệp và nhiều tệ nạn xã hội, khiến bao gia đình lâm vào cảnh tan cửa nát nhà.
Dù Lương Bích Hữu và Hoàng Kim Long chỉ là lính mới trong làng phim ảnh, nhưng sự chân chất trong diễn xuất, sự nhiệt tình lăn xả vào vai diễn đã giúp hình ảnh của họ trở nên thân thiện, ấn tượng với khán giả nhiều hơn.
Bên cạnh đó, phim còn có sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Hoài Linh, Phi Nhung, Hoàng mập, Hoàng Sơn, Phương Dung, Tấn Hoàng, Trấn Thành… Tất cả đã góp phần mang đến cho khán giả một câu chuyện phim thú vị, có nhiều điều suy gẫm về con người trong thời buổi thị trường có nhiều biến đổi.
Video đang HOT
Tiệc cưới đã diễn ra linh đình với sự tham gia của hai họ.
Hoài Linh và Phi Nhung là chủ nhân của hôn lễ.
Danh hài Hoài Sơn trong vai Tư Cải – một nông dân thích đua đòi học làm sang.
Hoàng Kim Long trở thành rể quý của Phi Nhung khi gầy dựng lại nghề trồng kiểng cho dân làng.
Trấn Thành xuất hiện với vai diễn khù khờ, tạo tiếng cười cho mạch phim.
Tấn Hoàng vào vai Chín Bông, người thích đua đòi và phải gánh chịu hậu quả.
Hoàng Sơn và Phương Dung – cặp bài trùng ăn ý của phim ảnh.
Hoài Linh – Phi Nhung là một đôi vợ chồng đẹp trong phim.
Lương Bích Hữu – Hoàng Kim Long trở thành một đôi tình nhân đẹp.
Cùng với Sáu Kiểng (Hoài Linh), vợ chồng trẻ liên tục tạo nhiều tình huống bi hài.
Một cảnh đẹp trong phim Chuyện tình làng hoa.
LỮ ĐẮC LONG
Theo Infonet
Phim hài chiếu rạp miền Nam vì sao ăn khách?
Thị trường miền Nam (tập trung ở khu vực TPHCM) chiếm đến 2/3 doanh thu chiếu phim của cả nước. Rõ ràng TPHCM là một thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực giải trí nói chung chứ không riêng phim Việt...
Dòng phim nhiều chất hài
Bộ phim "Gái nhảy" (2003) đánh dấu sự trở lại của phim thương mại trong việc kéo khán giả đến rạp xem phim sau thời gian dài phim Việt ế ẩm. Cũng từ đó, trừ các phim nhà nước tài trợ, còn phim Việt chủ yếu được sản xuất để chiếu tết. Với quan niệm ngày xuân nên vui vẻ để lấy hên, nên phim tết dù thể loại nào thì vẫn đậm chất hài hước. Có thể thấy chất hài lộ ra từ các tên phim gây tò mò như: "Những cô gái chân dài", "Lọ lem hè phố", "Trai nhảy", "2 trong 1", "Khi đàn ông có bầu", "Đẻ mướn", "Võ lâm truyền kỳ", "Hồn Trương Ba da hàng thịt", "Công chúa teen và ngũ hổ tướng"...
Góp phần làm nên tiếng cười trong các phim giải trí ngày tết này còn là các diễn viên xuất thân từ sân khấu hài hay có khả năng diễn hài như: Anh Vũ, Tấn Beo, Hoài Linh, Minh Nhí, Minh Béo, Hoàng Mập, Hiếu Hiền...
Một cảnh trong phim "Hello cô Ba". Ảnh: Phước Sang
Bước sang năm 2011 - 2012, xu hướng làm phim của các nhà sản xuất đã phong phú hơn. Phim giải trí vẫn chiếm số lượng áp đảo nhưng thực sự "ăn khách" lại chỉ đếm trên đầu ngón tay và "rơi" vào số phim "hài nhảm" hoặc có yếu tố hài là... chính. Đó là các phim: "Cô dâu đại chiến" (40 tỉ đồng), "Long Ruồi" (hơn 2 triệu USD), "Hello cô Ba" (hơn 25 tỉ đồng) và "Cưới ngay kẻo lỡ" (thu về 9 tỉ đồng/5 ngày công chiếu và hiện vẫn đang chiếu ở rạp)...
Lý giải việc các phim này ăn khách có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là "sức hút" trong nội dung, cách dàn dựng. Thuộc thể loại tâm lý tình cảm - hài hước, "Cô dâu đại chiến" mang đề tài cũ, na ná nhiều phim Hồng Kông hay Mỹ đã khai thác, nhưng được đạo diễn Victor Vũ dàn dựng một cách thông minh, cuốn hút.
Bộ phim "Long Ruồi" (được xem là ăn theo "Để mai tính") của đạo diễn Charlie Nguyễn tuy có đề tài xã hội đen, nhưng tập trung khai thác tiếng cười xoay quanh những tình huống hài hước khi chàng Tèo "nhà quê bán bánh xèo" bỗng một bước thành trùm băng đảng với diễn xuất rất có duyên của diễn viên Thái Hòa... "Cưới ngay kẻo lỡ" là sản phẩm thứ ba của đạo diễn Charlie Nguyễn, thuộc thể loại tình cảm - lãng mạn, nhưng có cốt truyện đơn giản, những câu thoại hóm hỉnh, hiện đại, tiết tấu phim nhanh mang lại những giây phút giải trí vui vẻ...
Bộ phim "Hello cô Ba" ngay từ đầu đã bị chê là hài - nhảm khi xếp hàng chiếu tết cùng các phim: "Lời nguyền huyết ngải", "Thiên mệnh anh hùng" - được kỳ vọng sẽ ăn khách vì sự đầu tư cao về nghệ thuật cũng như được đánh giá cao bởi tay nghề của đạo diễn. Nhưng "Hello cô Ba" đã dẫn đầu với doanh thu hơn 25 tỉ đồng.
Sự thắng thế này không khó lý giải. Hiện tượng "Hello cô Ba" chỉ là sự tiếp nối từ các phim trước đây như: "2 trong 1", "Hồn Trương Ba da hàng thịt", "Công chúa teen và ngũ hổ tướng"... từng bị kêu ca hài nhảm và hướng về yếu tố giải trí dễ dãi mà vẫn kéo được rất đông khán giả trẻ và bình dân xem phim.
Người Sài Gòn thích cười?
Điện ảnh Sài Gòn trước 1975 vốn khá hưng thịnh với dòng phim giải trí mang hơi hướng Hồng Kông mà "đặc sản" là những bộ phim hài được khán giả bình dân thời đó rất ưa chuộng. Phim nội dung đơn giản, chỉ là những câu chuyện đời thường xảy ra trong gia đình, hàng xóm... với sự tham gia diễn xuất của các vua hề ăn khách từ sân khấu bên cạnh các tài tử, tài danh nổi tiếng như: Kim Cương, Thẩm Thuý Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh, Bạch Tuyết... tạo nên sức hút rất lớn với công chúng và đạt doanh thu cao, đánh bại cả phim ngoại. Dân Sài Gòn có tâm lý chuộng ngôi sao, các vở kịch trên sân khấu chính kịch hay tấu hài, hoặc các bộ phim có ngôi sao hay diễn viên mà họ yêu thích đóng thì sẽ đi xem dù... dở, hay.
Từ phim điện ảnh Sài Gòn trước 1975, phim nhà nước thập niên 1980, phim thị trường thời "mì ăn liền" cuối thập niên 1980 - 1990 đều "sống" được là nhờ thị hiếu và sở thích này của người dân Sài Gòn. Trong một điều tra xã hội học của nhóm sinh viên báo chí ở TPHCM năm 2009 cho thấy, khán giả Sài Gòn thích xem phim hài ngày tết là bởi năm mới có nhiều nụ cười như tinh thần của thổ địa - thần tài, sẽ giúp bản thân và gia đình phát đạt, hanh thông.
Nhưng không phải phim giải trí - hài nào cũng "ăn khách", vì người dân Sài Gòn và miền Nam nói chung thích cười thì phải "đã" và "tới bến" như "nhậu tới bến" hay "chơi tới bến" vậy. "Cô dâu đại chiến", "Long Ruồi", "Hello cô Ba"... đạt được tiêu chí hài hước... "tới bến". "Dòng máu anh hùng" hay "Thiên mệnh anh hùng"... cũng "đúng chất" phim hành động - võ thuật... đã mắt, sướng tai... ít nhiều cũng "tới bến" nên đã được đông đảo khán giả ủng hộ.
Theo Lao Động
Phim tháng 3: Tình cảm lấn át hành động Mọi cung bậc tình yêu sẽ là chủ đề chính của phim tháng 3, lấn át các màn đấu đá. Những người đang đấu tranh để giành lấy tình yêu đích thực, những phụ nữ khát khao tình yêu nhưng không được đền đáp, những người vợ đau đớn khi chồng phản bội hay những người chồng đứng trước người vợ mới cưới...