Lương 8,5 triệu nhưng chi 12 triệu/tháng cho con 3 tuổi, mẹ bỉm khiến dân tình chịu thua không biết vun vén hộ kiểu gì!
Mẹ bỉm này còn nhận rằng mình mua đồ không hề suy nghĩ.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc quản lý chi tiêu gia đình không chỉ là bước đệm vững chắc cho tài chính cá nhân mà còn là chìa khóa giúp duy trì sự hạnh phúc và ổn định lâu dài cho cả gia đình.
Việc quản lý chi tiêu gia đình của người nắm tay hòm chìa khóa rất quan trọng, người cầm kinh tế chính phải ý thức được giá trị của tiền bạc, từ đó đưa ra những quyết định chi tiêu thông minh, tránh lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực hiện có.
Việc thiếu kiểm soát trong chi tiêu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nợ nần, căng thẳng tài chính, và thậm chí là mâu thuẫn trong quan hệ gia đình.
Mới đây, một mẹ bỉm đã chia sẻ câu chuyện chi tiêu của gia đình mình, cô muốn nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ để tìm cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu được hợp lý .
Ảnh chụp màn hình
Mẹ bỉm chia sẻ gia đình cô hiện tại có 3 thành viên bao gồm 2 vợ chồng cô và một em bé 3 tuổi. Hiện tại cô đang có bầu bé thứ 2, chính vì sắp tới sẽ có sự thay đổi về thành viên nên cô mới nhờ những người cô kinh nghiệm giúp đỡ để có thể vun vén hơn chuẩn bị cho sự có mặt của thành viên mới.
“Em xin bí kíp để tiết kiệm, bây giờ đang có bé thứ 2 nên mọi thứ thắt chặt chi tiêu, em xin chia sẻ để chi tiêu tiết kiệm ạ”.
Hiện tại, tổng thu nhập của gia đình cô là 23,5 triệu, tuy là thu nhập không quá cao nhưng nếu biết cách quản lý thì việc chi tiêu và tiết kiệm vẫn hoàn toàn khả thi. Thu nhập này của gia đình cô bao gồm:
- Lương chồng: 15 triệu
- Lương vợ: 8,5 triệu
Mẹ bỉm này mỗi tháng sẽ cắt ra 4 triệu để đóng hụi (đóng họi, chơi phường). Còn lại 19,5 triệu là tiền chi tiêu cho cả gia đình.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người phải để lại bình luận đó là mẹ bỉm này không hề ghi chép chi tiêu hằng ngày của 2 vợ chồng và cũng không đặt hạn mức chi tiêu cho chuyện ăn mua, chi tiêu hằng ngày nên cô cũng không rõ gia đình mình chi tiêu sinh hoạt như thế nào.
Mẹ bỉm này chỉ ghi được chi tiết khoản chi cho con cái và khoản chi này lên đến 12 triệu. Cụ thể, cô chi cho con cái như sau:
1. Tiền học chính học thêm ngoài: 8 triệu
2. Sữa tươi: 1,12 triệu
3. Ăn uống mua quần áo cho con: 3 triệu
Tổng chi phí dành cho con nhỏ 3 tuổi của gia đình này là 12,12 triệu/tháng.
Video đang HOT
Như vậy, tổng chi phi cho toàn bộ những sinh hoạt khác của gia đình chỉ có 7,38 triệu/tháng (sau khi đã trừ cả tiền đóng hụi).
Dễ hiểu vì sao mặc dù thu nhập không hề thấp nhưng mẹ bỉm này tháng nào cũng tiêu hết thậm chí là âm tiền. Toàn bộ các khoản chi của cô cho gia đình mình đều không có khoản nào hợp lý.
Đầu tiên, với số tiền 4 triệu chi vào mục đích tiết kiệm có lẽ là khoản hợp lý nhất. Tuy nhiên, cô lại lựa chọn việc đóng hụi (chơi họ, chơi hội) tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Tiếp theo, số tiền 7,38 triệu/tháng dành cho chi tiêu bao gồm ăn uống, chi phí đi lại, nơi ở… thì chắc chắn là không thể đủ được nên dẫn đến việc cô tiêu hết và âm tiền.
Chính cô cũng chia sẻ “Tính em mua đồ nhiều khi không suy nghĩ nên nhiều khi hơi quá” nhưng nếu cứ mua sắm không suy nghĩ thì chuyện vỡ kế hoạch chi tiêu là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra.
Ảnh chụp màn hình
Cuối cùng cũng là điều khiến dân tình cạn lời nhất chính là khoản chi cho con chiếm đến 1 nửa thu nhập của cả gia đình. Thậm chí, nếu không tính thu nhập của chồng thì cô đang chi cho con vượt quá mức lương mà cô làm ra.
Rất nhiều người cho rằng chi tiêu như thế này chắc chắn về lâu về dài sẽ dẫn đến nợ nần và ngày càng mất kiểm soát chi tiêu. Một vài người còn phát hiện ra việc 1 em bé mới 3 tuổi thì không biết là học thêm ngoài cái gì?
Vẫn biết rằng cha mẹ nào cũng muốn cho con mình một điều kiện sống tốt nhất, những hãy là tốt nhất trong khả năng tài chính của gia đình.
8 năm kết hôn, sinh 3 đứa trẻ, mỗi tháng tiêu gần 30 triệu mà chẳng dư ra đồng nào tiết kiệm
Hóa ra người giỏi vun vén, quản lý chi tiêu cũng có khi chẳng có tiền tiết kiệm...
Có tiền tiết kiệm - dù ít hay nhiều, cũng là một trong những minh chứng cho thấy bản thân người đó có khả năng quản lý chi tiêu. Nhưng ở chiều ngược lại, không có tiền tiết kiệm liệu có đồng nghĩa với việc vụng chi, chẳng biết quản lý tiền bạc?
Đừng vội gật đầu cái rụp, bởi chuyện gì cũng có ngoại lệ và đôi khi, người giỏi vun vén cũng vẫn rơi vào cảnh bí bách, hoang mang vì cố lắm rồi vẫn chẳng thấy có dư...
Nuôi 3 con nhỏ với mức thu nhập 20-30 triệu/tháng, chị mẹ khiến CĐM thán phục dù thừa nhận "lấy chồng 8 năm không dư đồng nào"
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân, một chị mẹ 3 con đã kể về nỗi băn khoăn trong cách vun vén thu chi của gia đình.
Trong bài đăng của mình, chị viết: "Em cứ ao ước mua nhà mãi mà đến giờ chẳng để được đồng nào. Các bác xem em có vén được chỗ nào để 20 năm nữa về hưu, em mua được nhà không ạ? Hay em ở luôn với bố mẹ em, khỏi cần nghĩ chuyện mua nhà nữa luôn?".
Nguyên văn nỗi lòng của chị mẹ 3 con
Hoàn cảnh của gia đình chị mẹ 3 con này có thể tóm tắt như sau:
- Hai vợ chồng và 3 con nhỏ đang sống cùng ông bà ngoại. Gia đình không mất tiền thuê nhà.
- Thu nhập trung bình của 2 vợ chồng trong 1 năm trở lại đây là 30 triệu/tháng. Trước đó chỉ khoảng 20 triệu/tháng. Cuối năm hai người có thêm khoản tiền thưởng, khoảng 50 triệu/năm.
Các khoản chi cố định, cơ bản hàng tháng khoảng 27,7 triệu đồng. Cụ thể:
- Tiền điện, nước, wifi: 1,5 - 2,5 triệu đồng.
- Tiền ăn (gửi ông bà, tự mua thêm đồ ăn cho cả nhà): 4 triệu.
- Đồ dùng trong nhà (mắm muối, dầu ăn, sữa tắm, dầu gội,...): Trung bình 1 triệu/tháng.
- Mua đồ thắp hương ngày Rằm, mùng 1 cho nhà nội và nhà ngoại: 1 triệu.
- Tiền đóng BHXH tự nguyện cho chồng và bố mẹ chồng: 2,9 triệu.
- Tiền học cho 3 con: 15 triệu đồng.
- Tiền bỉm, sữa cho con út: 1,8 triệu đồng.
- Phát sinh (hội hè, đồ dùng học tập, sinh nhật, hiếu hỷ,...) 500k.
Các khoản chi cố định theo năm:
- Đưa ông bà ngoại và gia đình đi chơi gần Hà Nội: 4 - 6 triệu.
- Mua sắm Tết, lì xì ông bà 2 bên: 20 triệu.
Với mức thu nhập 20 triệu/tháng trong 7 năm trước và 30 triệu/tháng trong 1 năm trở lại đây, việc chị mẹ 3 con này không tiết kiệm được gì sau 8 năm lấy chồng cũng không có gì khó hiểu. Nhìn cách chi tiêu mà chị liệt kê, nhiều người phải thốt "đỉnh quá rồi".
Skip
"Chi tiêu như thế này là đỉnh quá rồi"
Nhiều người tỏ ra khâm phục chị mẹ này
Nói chung là nể!
Gia đình đông con, muốn có tiền tiết kiệm phải làm thế nào?
Với những người đang nuôi con nhỏ, mục tiêu tiết kiệm nói riêng hay việc quản lý tài chính nói chung sẽ không còn dễ dàng như thời độc thân được nữa, vì có rất nhiều vấn đề phát sinh, đơn cử như việc con ốm, con nhập viện chẳng hạn. Dù không mong muốn, nhưng trẻ con ốm là chuyện thường tình, một tháng bay mất vài triệu tiền thăm khám, thuốc men không có gì là lạ.
Dẫu vậy, cũng không phải không có cách để duy trì và gia tăng tỷ lệ tiết kiệm.
1 - Quyết tâm không động vào tiền thưởng Tết
Đi làm cả năm, ai cũng mong tiền thưởng Tết. Tùy vào tính chất, đặc thù công việc mà mỗi người sẽ có một mức thưởng Tết khác nhau. Nếu đang đề cao mục tiêu tiết kiệm, thay vì tiêu hết tiền thưởng Tết, bạn nên quyết tâm giữ nguyên khoản tiền thưởng này, không "động" vào.
Để làm được điều ấy, ngay từ bây giờ, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị ngân sách chi tiêu, mua sắm cũng như tiền biếu ông bà nội ngoại vào dịp Tết. Kinh tế eo hẹp quá thì giảm triệt để khoản sắm quần áo, giày dép, đào hoa chơi Tết là cũng tiết kiệm được kha khá rồi.
2 - Xem xét lại mức học phí của con
Chẳng bố mẹ nào lại tiếc tiền cho con đi học. Nhưng việc đầu tư cho con cũng cần cân đối, phù hợp với hoàn cảnh, nền tảng tài chính của gia đình. Bố mẹ thu nhập 30 triệu mà tiền học của riêng 1 bé đã 9 triệu (như trong trường hợp của chị mẹ 3 con phía trên), công tâm mà nói, vậy là hơi cao quá.
Ảnh minh họa
Kinh tế chưa dư dả, cho con học trường công là lựa chọn hợp lý nhất. Bởi quá trình đầu tư cho con đi học không chỉ dừng lại ở vài ba năm mẫu giáo, mà còn là 12 năm đằng đẵng phía trước cho tới khi con tốt nghiệp THPT. Hiện tại chi quá mạnh tay, đến mức không tiết kiệm nổi và không có quỹ dự phòng cũng chẳng phải nước đi lâu dài.
3 - Đa dạng hóa nguồn thu
Không thể cắt giảm chi tiêu nhưng vẫn muốn duy trì, thậm chí là tăng tỷ lệ tiết kiệm, vậy cách duy nhất chỉ có thể là tăng thu nhập. Nói cách khác chính là đa dạng hóa nguồn thu. Tùy vào tính chất công việc full-time, cũng như quỹ thời gian rảnh trong ngày, mà các cặp vợ chồng có thể cân nhắc lựa chọn những công việc tay trái khác nhau.
Người chọn kinh doanh online, người chọn làm tiếp thị liên kết, hoặc cùng lắm là tranh thủ làm shipper/xe ôm sau giờ tan làm. Việc thì chắc chắn không thiếu, quan trọng là bạn có đủ quyết tâm, chịu khó để làm hay không mà thôi.
Cô gái ở Hà Nội thu nhập 50 triệu đã làm gì để tiết kiệm được 40,6 triệu/tháng? Thu nhập cao, làm sao để tiết kiệm hợp lý? Chủ kênh Tiktok C.C.H là một cô gái trẻ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, mới đây cô gái này đã chia sẻ về việc quản lý chi tiêu, tiết kiệm của mình và nhận được nhiều sự quan tâm của dân cư mạng. Cô gái này có thu nhập...