Lương 8 triệu làm đĩa nem bị mẹ chồng bỉ bai ‘ăn bám, mẹ đẻ không biết dạy’
Không những bị mẹ chồng bỉ bai là “vụng không từ nào để chê, không được cái điểm gì ra hồn”, nàng dâu khốn khổ này còn bị mẹ chồng mắng là “ăn bám”, dù đi làm nhận lương 8 triệu.
Mẹ chồng-nàng dâu là mối quan hệ mà người ta cho rằng rất khó để hòa hợp, trong tất thảy mọi chuyện: Khó hòa hợp trong việc nuôi dạy con cháu, khó hòa hợp trong giờ giấc ngủ nghỉ, khó hòa hợp trong chuyện lau dọn quét nhà và đặc biệt nhất là khó hòa hợp trong chuyện bếp núc.
Thật vậy, nấu ăn làm bếp là thiên tính chuyên biệt của mỗi người phụ nữ. Góc bếp đó là “vương quốc” của mẹ chồng, nên đôi khi có cô con dâu nào bước chân vào “lãnh địa” độc quyền đó thì phải đáp ứng được những nhu cầu vô cùng khắt khe của mẹ chồng. Và thật khốn khổ cho các nàng dâu, khi đã hết sức cố gắng, mà vẫn bị đánh giá là “vụng thối vụng nát”.
Đĩa nem khiến cô gái bị chê “vụng thối vụng nát” (ảnh: Facebook)
Như mới đây, có câu chuyện về cô con dâu làm công chức nhà nước, lương 8 triệu hẳn hoi mà chỉ vì làm đĩa nem hình thức có phần không bắt mắt, mà bị mẹ chồng bỉ bai không ra gì, thậm chí còn đánh giá cách dạy con của bà sui gia và đi rêu rao khắp làng khắp xóm.
“Các mẹ ạ, em đang nhìn ảnh đĩa nem mà khóc!
Chả là hôm qua, em làm đĩa nem như hình. Thế là mẹ chồng em chê vụng thối vụng nát rồi còn bảo ở nhà mẹ đẻ không dạy cách làm nem à? Em chẳng nói gì đợi bà lên nhà rồi em chụp ảnh để cuối tuần về cho chồng xem làm thế này có đáng bị chửi vậy không ? Vì chồng e đi làm xa nhà cách nhà 50km các chị ạ.
Nhưng hôm nay e đi chợ thì thấy bác hàng xóm bảo: Hôm qua con này làm nem kiểu gì mà để mẹ chồng đi kể khắp xóm bảo vụng không từ nào để chê, không được cái điểm gì ra hồn. Em chẳng hiểu vì cái gì mà cứ phải làm bản thân khổ cực như vậy, em cũng không phải loại xấu xí thất nghiệp gì cho cam, công chức nhà nước lương 8 triệu 1 tháng. Vậy mà vẫn bị chửi là ăn bám!”.
Video đang HOT
Câu chuyện ngay lập tức thu hút rất nhiều người quan tâm, nhất là chị em phụ nữ. Đa số đều tỏ ra đồng cảm với cô gái đáng thương trên, cho rằng mẹ chồng thì muôn đời không được như mẹ đẻ. Cũng có người bảo cô ấy sao quá dại, chịu cảnh xa chồng còn bị mắng mỏ không tiếc thương. Người khác thì cho một vài lời khuyên để cô gái lấy lòng mẹ chồng, như vậy mới mong được sống an ổn.
Trích một bình luận nói về cô con dâu đáng thương và bà mẹ chồng khó tính: “Bà mẹ chồng phải nói là xấu tính. Nem như vậy còn chê, chê thì tự đi làm mà ăn. Con dâu thì cũng là vợ của con trai mình, cũng đẻ ra cháu cho mình ẵm bồng mà không biết thương. Dám cá là hồi xưa bà ấy cũng bị như vậy nên bây giờ trút giận lên chị. Hãy nén tổn thương lại và tìm cách giải quyết đi chị ơi”.
“Tổn thương”, đúng! Nếu đứng vào vị trí cô gái kia ai mà không tổn thương cơ chứ. Rõ ràng đĩa nem ấy đâu quá xấu đến mức để bị mắng là vụng thối, vụng nát và có đáng để bị lôi cả mẹ đẻ ra mỉa mai không sợ mất lòng đâu. Chưa hết, đằng này mẹ chồng còn lôi câu chuyện về đĩa nem ra để mà rêu rao khắp làng xóm, hòng bỉ bai chính vợ của con trai mình. “Ăn bám” cũng là một nội dung vô lý mà mẹ chồng hay chửi cô. Trong khi cô làm công chức nhà nước hẳn 8 triệu/tháng chứ không phải vô công rỗi nghề gì cho cam.
Những bình luận tỏ ra đồng cảm với cô gái (Ảnh: Facebook)
“Đã ghét thì chỉ cần thở thôi cũng khó chịu rồi”, câu đó nhiều khi chuẩn xác, cái mối quan hệ quả thật nhạy cảm, nếu không biết thông cảm cho nhau, thì cuộc sống sẽ trở nên rất mỏi mệt. Thế nên, nếu có quyết tâm những nàng dâu hãy tìm cách hóa ghét thành thương. Tâm lý một chút, nịnh nọt và nhường nhịn mẹ chồng một chút cho mọi chuyện êm xuôi. Mẹ chồng cũng vốn là một nàng dâu ngày trước mà, hy vọng “mưa dầm thấm lâu”, mẹ dần dần cũng chịu hiểu.
Nhưng trường hợp ngược lại, cố gắng mãi mà mọi chuyện dường như ngày càng tệ hơn thì như một người dùng mạng nói là ” cứ bơ đi mà sống cho xong”, còn không thì phải tìm cách giải quyết hợp lý. Hợp lý thế nào thì mỗi nhà mỗi cảnh, tin rằng mỗi cô gái sẽ thông minh để tự tìm cho mình một phương án phù hợp nhất, né tránh tổn thương nhiều nhất.
Và người đàn ông cô chọn làm bạn đời sẽ luôn ở bên cô.Đây cũng không phải câu chuyện buồn đầu tiên xoay quanh cái mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, trước đó cũng có nhiều câu chuyện đáng thương tương tự, như gần đây nhất là mâm “cơm thừa canh cặn” được bố mẹ chồng “để phần” của cô vợ trẻ ở cữ, rời Hà Nội lấy chồng xa gây bão mạng.
Đây là mâm cơm khiến cô gái đứng hình sau khi mẹ chồng bảo: “Còn đĩa thịt gà đấy, xuống mà ăn đi” (!?)
Trích một bình luận khá hay của một chị gái từng trải. Sau chị khi xem xong câu chuyện nem rán kia thì cho rằng đây là bi kịch mà chắc chắn sẽ hạ màn. Mà hạ màn sớm hay muộn còn tùy thuộc vào cô con dâu. Bởi cô ấy không có lý gì mà phải chịu đựng thêm nữa hết, ngoại trừ tình yêu với chồng:
“Chồng thì đi làm xa, mỗi tuần về một lần, mẹ chồng thì không thương mến thì liệu cô ấy sẽ cố gắng được bao lâu? Cô gắng vì tình yêu với chồng nhưng không có nghĩa là cô ấy phải chịu đựng những vết thương lòng. Trong khi cô ấy không phải xấu xí, cũng chả phải nghèo hèn, lương hẳn 8 triệu/tháng thì có chi mà phải sợ chuyện buông bỏ?”.
Theo Trithuctre
Hãy đối xử với mẹ đẻ như với mẹ chồng
Đang có luồng ý kiến cho rằng "đừng coi mẹ chồng như mẹ đẻ" vì mẹ chồng vĩnh viễn không bao giờ bao dung, yêu thương mình như mẹ đẻ. Nhưng đáng tiếc nhiều mẹ đẻ lại chỉ mong được đối xử như với mẹ chồng.
Các cô gái thường "cậy" mình và mẹ đẻ có chung dòng máu, mình là "núm ruột" của mẹ nên thường có tâm thế bắt nạt, ỷ lại.
Tôi có cô em họ, khi mẹ đẻ cằn cằn bạn nên mặc thêm áo khi trời lạnh, đừng ăn quá cay, đừng chơi điện thoại quá khuya, cô em sẵn sàng cáu gắt, buông những lời cục cằn "mẹ kệ con", "mẹ nhiều lời". Khi mẹ nhẹ nhàng yêu cầu con làm việc nhà, nấu cơm, nhặt rau chỉ để sau này ra đời con có kỹ năng sống tốt thì cô ấy sẽ vùng vằng. Càng đừng nói cô em tôi vào bếp nấu ăn. Khi mẹ ốm, cô em chỉ hỏi thăm qua loa, bảo mẹ uống thuốc đi rồi lại mải đi chơi, lên mạng. Còn khi cô em ốm, cô yêu cầu mẹ nấu cháo, lấy thuốc, bóp đầu... Cô ấy cũng thường xuyên mua sắm đồ mới nhưng hãn hữu mới tặng mẹ cái khăn, tấm áo.
Khi lấy chồng, cô em cũng ít khi về nhà mẹ đẻ, càng ít khi điện thoại trò chuyện, hỏi thăm tâm sự với mẹ. Còn lúc về thì em lại "qoàm quắp" đủ thứ mang về và luôn bảo "mình lấy cho đã là tốt lắm rồi".
Có làm dâu mới thấy được mình đã vô tình với mẹ đẻ biết bao (Ảnh minh họa IT).
Nhưng với mẹ chồng thì cô ấy lại khác hẳn. Cô ấy thường xuyên mua quà, đưa mẹ chồng đi ăn, chơi khiến bà vui vẻ. Mẹ đẻ chưa từng đi Côn Đảo nhưng cô sẵn sàng đặt vé biếu bố mẹ chồng cho thanh thản đầu óc. Khi mẹ chồng ốm, cô ấy nghỉ làm đưa mẹ chồng đi khám, không chỉ mua thuốc mà còn mua thêm nhiều thuốc bổ để "mẹ nhanh khỏe chúng con mới yên tâm". Cô đi học nấu món mẹ chồng và chồng thích để hằng ngày vào bếp. Đương nhiên là mẹ chồng rất quý. Mỗi khi thông gia gặp nhau, mẹ chồng lại khen mẹ đẻ "khéo dạy con" khiến bà cô tôi cứ lặng lẽ thở dài. "Chưa kể công mình mang nặng đẻ đau thì suốt 24 năm cùng sống, mình đã làm bao nhiêu việc cho con gái nhưng nó chẳng mấy khi nói với mình một câu nhẹ nhàng. Mình làm gì con gái cũng thấy "ngứa mắt"- bà cô tôi buồn rầu.
Còn một cô bạn khác thấy mẹ chồng hiền lành, nhiệt tình chăm sóc thì rất vui sướng, coi "mẹ chồng như mẹ đẻ". Nghĩa là ăn xong có thể quẳng bát cho mẹ chồng rửa. Nếu mẹ chồng làm việc không vừa ý là sẵn sàng chê bai, tranh cãi. Nấu món ăn không vừa miệng là cô ấy nhịn đi ra hàng. Cô ấy luôn quan điểm người nhà là phải thật lòng, phải trung thực. Nhưng chỉ nhịn được một thời gian thì mẹ chồng bỏ về quê. Chồng giận đến mức đòi ly hôn. Lúc đó, cô ấy lại thở dài sườn sượt: "Mẹ chồng không thể là mẹ đẻ".
Đúng là cô ấy đã coi mẹ chồng như mẹ đẻ nhưng cô ấy lại không tự hỏi mình đã đối xử với mẹ đẻ thế nào?. Mẹ đẻ có thể chịu đựng việc bạn đối xử sỗ sàng, vô lối, lười biếng thậm chí cả vô ơn. Nhưng mẹ chồng dù tốt đến mấy cũng phải "có đi có lại".
Nhiều bà mẹ rất mong nghe con gái hỏi "Mẹ muốn ăn gì con nấu" (Ảnh minh họa IT)
Với mẹ đẻ, bạn chỉ nhận mà không hề nghĩ trả lại. Vì luôn cho rằng mẹ sẽ yêu mình vĩnh viễn, cho dù mình có xấu thế nào cũng không xóa được dòng máu của mẹ chảy trong người mình. Như thể, mẹ sinh ra mình thì phải có trách nhiệm, nghĩa vụ yêu thương, bao dung vô điều kiện. Còn mẹ chồng là "người dưng", cần phải lấy lòng để được đối xử tốt trong gia đình nhà chồng, để chồng vừa lòng. Do đó, không ít cô gái đối xử với mẹ đẻ thô bạo, vô ơn nhưng lại chiều chuộng, chăm sóc mẹ chồng hết mức. Nhưng đến khi gặp chuyện không may, bị hắt hủi, bị phản bội, phá sản, lại quay về tìm mẹ đẻ khóc lóc, xin giúp đỡ.
Ngẫm như vậy mới thương các bà mẹ đẻ đã sinh ra các cô gái vô tâm. Các mẹ cứ lặng lẽ yêu thương chăm sóc các con mà không dám đòi hỏi các con quan tâm, chăm sóc trở lại mình. Chỉ cô gái bị mẹ chồng hành đến mức "dựng ngược" mới thấy mẹ mình sao hiền vậy, yêu thương mình vậy. Mới thấy mình từ trước đến nay đã đối xử với mẹ vô tình biết bao.
Vì thế, các cô gái, trước khi ngẫm mình nên đối xử với mẹ chồng như thế nào thì hãy yêu thương mẹ đẻ nhiều hơn, hãy làm những việc khiến mẹ thấy hạnh phúc, hãy cư xử nhẹ nhàng, quan tâm tỷ mỉ. Khi đó, bạn có thể coi mẹ chồng như mẹ đẻ mà không sợ bị hớ, bị phản ứng.
Theo Dân Việt
Mẹ đẻ muốn tôi phá thai trong bụng để hiến tủy cứu cháu, tôi phải làm sao đây Mẹ tôi đã chẳng cần suy nghĩ mà nói với tôi: "Dù sao sau này con vẫn còn có cơ hội mang thai, giữ được cái thai hay không không quan trọng. Cứu được tính mạng cho cháu mới là quan trọng nhất". Ngay từ hồi còn bé tôi đã biết mẹ chỉ yêu quý em trai tôi, chẳng mấy yêu thương tôi...