Lương 5 triệu, phó chủ tịch xã “kêu” với bộ trưởng
Tổng thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng, phó chủ tịch xã băn khoăn không thể toàn tâm toàn ý làm việc…
Đây là câu hỏi của một trí thức trẻ thuộc Dự án 600 phó chủ tịch xã, hiện đang làm việc tại xã miền núi có điều kiện khó khăn gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” phát sóng trên VTV, tối 13/4.
Tôi là một trí thức trẻ thuộc Dự án 600 phó chủ tịch xã, hiện đang làm việc tại một xã miền núi có điều kiện khắc nghiệt. Hiện tôi được hưởng mức lương 2,34 cùng với một số phụ cấp khác, tổng thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Mức này ở vùng miền núi như tôi vẫn không đủ sống. Chỉ đủ tiền ăn ở, đi lại, không tích lũy được đã đành, cũng không đủ để trang trải tiền học cho con, chi phí khám chữa bệnh,… Gia đình, bạn bè cũng đang tạo điều kiện cho tôi một công việc khác ở miền xuôi. Đôi lúc tôi cũng rất băn khoăn, nếu cứ kéo dài tình trạng này thì tôi tự cảm thấy mình không thể toàn tâm toàn ý với Dự án. Xin Bộ trưởng cho biết tôi phải làm gì?”.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Mục tiêu của Dự án 600 phó chủ tịch xã là tăng cường đội ngũ trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc các huyện nghèo. Mục đích là cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ trẻ cho các địa phương.
Đến thời điểm này, Dự án đã thu hút 580 trí thức trẻ, làm phó chủ tịch 580 xã, thuộc 64 huyện nghèo đảm bảo đạt yêu cầu, tiến độ đề ra. Kết quả sơ kết bước 1 cho thấy, đa số trí thức trẻ tiếp cận nhanh với công việc, được nội bộ, nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Qua đó thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là luôn quan tâm, tin tưởng và tạo mọi điều kiện để trí thức trẻ phát triển, học tập, cống hiến và trưởng thành.
Xung quanh vấn đề bạn trẻ đang quan tâm, chúng tôi có thể nêu hai vấn đề như thế này. Thứ nhất, theo chế độ chính sách hiện hành thì phó chủ tịch UBND xã nằm trong dự án có mức thu nhập thấp nhất là 5,8 triệu đồng/tháng và người có thu nhập cao nhất là 8 triệu đồng/tháng tùy theo từng vùng, từng khu vực.
Vấn đề thứ hai, các phó chủ tịch xã trẻ nằm trong dự án, thuộc biên chế Nhà nước. Do đó việc bố trí theo các chức danh cán bộ, công chức, viên chức sau này tùy thuộc vào mức độ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ năng lực của từng trí thức trẻ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Một sinh viên sắp ra trường gửi câu hỏi: Quê em ở miền núi nên em rất muốn được về cống hiến cho quê hương. Được biết ngoài Dự án 600 phó chủ tịch xã, còn có Đề án tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi. Em rất thích được tham gia đề án này, nhưng em thắc mắc là hiện các hoạt động sinh viên tình nguyện hằng năm diễn ra rất mạnh mẽ, thời gian kéo dài. Liệu có sự trùng lặp giữa hai hình thức này và tiếng nói của những trí thức trẻ tình nguyện có được lắng nghe đầy đủ hay không?”.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Tôi có thể khẳng định rằng những đề án, dự án trí thức trẻ tình nguyện do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện không có sự chồng chéo, trùng lắp với bất cứ một chương trình thanh niên tình nguyện nào do tổ chức Đoàn các cấp đang thực hiện.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang hoàn thành công tác khảo sát xác định nhu cầu của từng địa phương. Trên cơ sở đó có tuyển chọn, bố trí đội ngũ công chức, viên chức xã theo dự kiến trong chương trình, kế hoạch.
Một trường hợp khác hỏi: “Tôi là sinh viên xuất sắc ngành kinh tế, tôi có nghe các cơ quan báo đài nói về Đề án thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhưng tôi không thấy nhà trường thông báo và hướng dẫn gì? Nếu nhà trường không thông báo, hướng dẫn thì tôi tự đăng ký liệu có đúng quy trình không? Bởi tôi được biết nếu không có trường giới thiệu, xác nhận thì coi như bị loại ngay từ đầu. Vì sao mục tiêu đến năm 2020 mà chỉ tuyển 1.000 sinh viên, như vậy có quá ít hay không?”.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Ngoài Dự án 600 phó chủ tịch xã và Dự án 500 công chức xã, vừa qua, Bộ Chính trị ban hành kết luận về chính sách tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Theo mục tiêu chung của dự án, từ nay đến năm 2020, chúng ta tuyển chọn được ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước.
Vấn đề các bạn trẻ đang quan tâm sẽ được Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện từ khâu phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh. Bộ Nội vụ đang hoàn thiện văn bản để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.
Theo Khampha
'Chỉ 1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ'
Theo Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, dù có nhiều dư luận về hiệu quả làm việc nhưng qua phân loại chỉ có khoảng 1% cán bộ, công chức không hoàn thành công viêc được giao.
Báo cáo tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/9, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, một số lượng không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức hiện không đáp ứng được yêu cầu công việc, ảnh hưởng hiệu quả hoạt động công vụ.
Số liệu của chương trình giám sát về chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức được ông Lý đưa ra cho thấy hết năm 2012 có hơn 64.000 người chưa qua đào tạo chuyên môn, chiếm trên 12%. Quá nửa số cán bộ, viên chức chưa được đào tạo lý luận chính trị. Ở cấp xã, tỷ lệ cán bộ, công chức dưới đại học chiếm trên 3/4 và hơn 50% chưa qua đào tạo quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình khẳng định, chất lượng đội ngũ công chức là vấn đề được xã hội quan tâm, trong các văn bản của Đảng, Nhà nước cũng đề cập. Qua thực trạng được đoàn giám sát nêu, cùng ý kiến cho rằng 1/3 số cán bộ, công chức "có cũng như không" nên gần đây Bộ Nội vụ đã đề nghị các bộ, ngành tiến hành phân loại.
"Kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy tỷ lệ cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ trên dưới 1%. Tới đây sẽ có tổng kết rõ hơn", Bộ trưởng trả lời.
Đầu năm 2013, phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức,Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúccho rằng, trong bộ máy có tới 30% số công chức "làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắ p về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào".
Cho ý kiến về kết quả giám sát, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhắc tới nhiều bất cập chưa được nêu. Theo ông, với quy trình bổ nhiệm không khác gì bầu cử hiện nay (người đứng đầu chỉ có một phiếu và ký quyết định) thì không thể quy trách nhiệm khi cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ.
Tán thành quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị có quy định mang tính đột phá khi giao người đứng đầu quyền tuyển dụng, xây dựng kíp làm việc khoa học. "Cứ bổ nhiệm theo kiểu bỏ phiếu thì chỉ chọn được người dĩ hòa vi quý, còn người làm được việc, quyết liệt thì lại dễ va chạm, mất lòng", ông Hiển nói.
Ông Hiển nêu nghịch lý, nhiều cán bộ có đủ thứ bằng, đủ thứ bồi dưỡng nhưng giao việc thì không làm được. Người đó không làm được việc thì lại cử đi học...
Theo Chủ nhiệm Dân tộc miền núi Ksor Phước, dù có quy định một bộ không quá 4 thứ trưởng, nhưng có bộ tới 11 người. Ở cấp cục, tổng cục cũng quy định không quá 4 cấp phó song nhiều nơi tới 10. "Trách nhiệm của Bộ Nội vụ khi gác cổng cho Chính phủ ở khâu bổ nhiệm là như thế nào?", ông đặt câu hỏi.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước trăn trở về tham nhũng, tiêu cực trong công tác tuyển chọn cán bộ. Ông cho rằng khi Đảng dũng cảm thừa nhận có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất thì Quốc hội cũng phải dũng cảm chỉ ra con số đó là bao nhiêu. Quốc hội mạnh thì Đảng mới mạnh, dân mới tin Nhà nước, tin Đảng
"Sơ suất ở đâu, có tiêu cực gì trong công tác bổ nhiệm? Khi tuyển chọn có hiện tượng địa phương cục bộ không? Ta thống kê thử xem. Quốc hội làm sâu thì đó là tư liệu đóng góp cho Đảng trong công tác cán bộ", ông Ksor Phước nói.
Góp ý thêm cho công tác tuyển chọn nhân tài, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng Đào Trọng Thi nhận xét, chất lượng đào tạo đại học hiện "rất không đồng đều". Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở trường ngoài công lập chưa chắc được xã hội đánh giá cao hơn người có bằng khá của trường công lập.
Ông đề nghị không nên lấy "tốt nghiệp xuất sắc" để làm tiêu chí tuyển chọn cán bộ mà nên mở rộng đối tượng, sau đó có thêm các hình thức khác đánh giá năng lực.
Thừa nhận nhiều hạn chế, đại diện Chính phủ cho hay, quy trình bổ nhiệm lãnh đạo hiện thiếu hợp lý do nặng về thủ tục hành chính; chưa đánh giá được chính xác phẩm chất, năng lực thực tế của từng cán bộ trước khi bổ nhiệm... Tình trạng coi trọng bằng cấp vẫn diễn ra phổ biến thay vì gắn với thực tiễn công việc. Ở một số bộ, ngành có những sai phạm, gây ra bức xúc như việc phân biệt bằng cấp ở Nam Định, Đà Nẵng, Hải Dương....
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, dù thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp sở, cấp phòng nhưng còn chậm, nhiều nơi chưa thực hiện. Để nâng cao đội ngũ công chức, viên chức, Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu thêm hình thức phỏng vấn để tuyển được người có năng lực, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Việt Nam đề phòng khủng bố, hộ chiếu giả Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, Bộ đã phối hợp với các bên liên quan để kịp thời có thông tin về các nhóm khủng bố, vấn đề sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ giả... Thông tin trên được Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho hay tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng...