Lương 3 cọc, 3 đồng, chồng một nơi, vợ một nẻo
Cùng cảnh đi thuê nhà tôi vô cùng thấu hiểu những khó khăn mà bạn đang trải qua, nên bạn hãy cố gắng thuyết phục thấu tình đạt lý cho chồng hiểu.
Đọc bài viết “ lương thấp, chồng bắt nghỉ việc về quê làm công nhân” tôi thật sự có nhiều điều muốn chia sẻ.
Theo tôi thời buổi này không người con dâu nào muốn sống với mẹ chồng đâu. Bản thân tôi lấy chồng quê, tôi ở thành phố nhưng chúng tôi đều thích cùng nhau xây dựng cuộc sống thành phố hơn. Tuy thành phố ồn ào náo nhiệt nhưng dễ làm ăn hơn và chính cuộc sống sẽ dạy mình biết cách để tồn tại bạn à.
Bạn nói rất đúng, thời buổi kinh tế khó khăn, có được công việc là tốt lắm rồi, đầy người bằng nọ bằng kia vẫn đang thất nghiệp đấy. Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây là chồng bạn ép bạn bỏ công việc thành phố, bạn nên thương lượng với chồng bạn. Tôi thiết nghĩ gia đình vẫn là quan trọng, mâu thuẫn đừng nên để quá lâu “già néo đứt dây” bạn à. Mình là người phụ nữ kinh tế không bằng chồng nên cũng cần phải nhún nhường. “Lời nói chẳng mất tiền mua” mà bạn.
Tôi rất tâm đắc câu “lạt mềm buộc chặt”. Bạn muốn thương lượng chồng nghe theo ý mình phải cố gắng nói mềm mỏng hợp tình hợp lý thì chồng bạn sẽ hiều. Bởi dù sao thế hệ trẻ cũng thích tự do. Có tự do mới hạnh phúc. Lương thành phố của bạn tuy thấp nhưng bạn cũng đã dầy công tạo dựng mối quan hệ bạn bè trên thành phố, sống ở đâu thì quen đấy rồi, lương thấp thì cố gắng tiết kiệm. Tôi dư biết khoản lương đó bằng tôi nếu tự xoay sở tiền nhà, gửi con chắc chắn sẽ không đủ. Còn chồng bạn không gửi tiền cho bạn để lo chi phí để ép bạn phải về quê mà bạn không đòi hỏi gì là không nên. Vì con bạn là con chung chứ bạn không tự mà sinh ra được đâu, có thể anh ấy không gửi tiền lo thuê nhà nhưng tiền nuôi con thì phải gửi bạn chứ.
Cùng cảnh đi thuê nhà tôi vô cùng thấu hiểu những khó khăn mà bạn đang trải qua, nên bạn hãy cố gắng thuyết phục thấu tình đạt lý cho chồng hiểu. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bạn phân tích cho chồng bạn hiểu rằng sống ở đâu thì cũng phải cho trẻ đi học , kể cả là mang con sống ở quê, con các bạn gần 2 tuổi rồi còn gì. Như con tôi 1 tuổi đã gửi trẻ rồi kia. Trẻ đi học được rèn luyện kỹ năng ăn, nói, ngủ đúng giờ. Trẻ ở nhà ông bà trông cho không bao giờ ý thức được như đứa trẻ đi học, với lại trẻ ở nhà được ông bà nuông chiều, ăn ngủ không giờ giấc dễ sinh hư. Tôi có ông bà ngoại ở gần nhưng tôi không vì tiếc ít tiền gửi con để ông bà trông đau bạn à. Thà mình nhịn ăn tiêu 1 chút để con có 1 môi trường khỏe mạnh ý thức còn hơn để ở nhà tự do vô lối, hay bêu nắng thì tiền thuốc còn gấp bội phần đi gửi trẻ đấy.
Cùng cảnh đi thuê nhà tôi vô cùng thấu hiểu những khó khăn mà bạn đang trải qua, nên bạn hãy cố gắng thuyết phục thấu tình đạt lý cho chồng hiểu. Chúng tôi thuê nhà 4 năm rồi còn chưa đủ tiền mua nhà nhưng chúng tôi vẫn cứ lạc quan. Nghèo thì lâu chứ giàu mấy chốc. Chúng tôi vùa thuê nhà vừa gửi con cũng trầy trật mất 4 tháng nhưng rôi mình cố gắng đầu qua hết. Điều quan trọng là biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân mình, vợ chồng đồng thuận nhau thì tất cả khó khăn sẽ vượt qua.
Trên đây là ý kiến của tôi góp ý với bạn. Bởi khi đọc bài này tôi thấy bạn cùng cảnh ngộ thuê nhà gửi con, tự lực mưu sinh trong khi chồng công tác xa, tôi vô cùng thấu hiểu những khó khăn mà bạn đang trải qua. Hãy tham khảo ý kiến này của tôi, tôi không xui dại đâu mà, tôi tin chồng bạn sẽ hiểu thành ý bạn thôi. Chúc gia đình bạn hạnh phúc!
Theo VNE
Lương thấp, chồng bắt về quê làm công nhân
Chồng thường xuyên công tác xa nhà, lương cô lại không đủ trang trải cuộc sống cho hai mẹ con ở Hà Nội, nên Quân - chồng Thảo bắt cô nghỉ việc về quê làm công nhân.
Quân và Thảo kết hôn hơn ba năm và đã có một cô con gái gần hai tuổi. Cuộc sống vốn đang yên, đang lành thì Quân phải đi theo công trình vào Nghệ An. Là kỹ sư xây dựng, trước đây, Quân cũng hay phải đi công tác, nhưng thường chỉ là những địa phương xung quanh Hà Nội nên cuối tuần anh lại về với vợ con. Chưa lần nào Quân phải đi xa và lâu như vậy.
Dù buồn nhưng khi đồng ý lấy Quân, Thảo đã chuẩn bị tư tưởng việc anh thường xuyên phải xa nhà. Mọi việc sẽ không có gì đáng nói nếu như lần này Quân khăng khăng bắt hai mẹ con Thảo về quê ở với bố mẹ chồng ở Hải Dương.
Anh nói: Bây giờ cuộc sống khó khăn, lương của em chỉ được trên dưới 04 triệu, không đủ trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con trên này. Trong khi đó, hai vợ chồng mình lại không dư giả gì. Nếu em về quê, đi làm công nhân ở gần nhà lương cũng được gần 3 triệu/tháng. Ở quê, nhà cửa không phải mất tiền, ăn uống cũng rẻ hơn, con có ông bà trông không phải đi gửi trẻ, như vậy tiền lương của em cũng thừa để lo mọi việc trong nhà, còn lương của anh dành tiết kiệm. Hơn nữa, cũng thuận tiện hơn cho anh mỗi lần về thăm nhà, không như trước kia nữa về thăm mẹ con em được một ngày, lại phải tranh thủ một ngày về thăm bố mẹ...
Thảo biết Quân nói có lý, nhưng cô không muốn về quê. Đang sống ở Hà Nội quen, công việc tuy lương có thấp nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn, cô chỉ tốt nghiệp cao đẳng còn đòi hỏi được gì. Dù sao cô cũng tốt nghiệp cao đẳng ra, bắt cô về làm công nhân cô không cam lòng.
Anh nói: Bây giờ cuộc sống khó khăn, lương của em chỉ được trên dưới 4 triệu, không đủ trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con trên này. (ảnh minh họa)
Nhưng trên hết, lý do khiến Thảo sợ về quê nhất chính là mẹ chồng. Hồi trước, mẹ Quân kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân của hai người bởi Thảo và Quân không chỉ xung tuổi mà Thảo còn sinh tuổi Hổ. Bà Bảo, con gái tuổi Hổ ghê gớm, giờ lại xung tuổi nữa thì có mà tan cửa, nát nhà... Khi đó, mỗi lần Quân đưa Thảo về nhà, mặt mẹ anh lúc nào cũng lạnh như tiền, nhất nhất không chấp nhận cô làm con dâu...
Giờ đây, dù bà đã chấp nhận cô, nhưng cảm nhận của Thảo với mẹ chồng vẫn không tốt. Thảo nghĩ, ở xa, thỉnh thoảng về thăm nom, mua ít quà cáp, không va chạm gì thì hai bên còn quý nhau. Chứ nếu về sống chung dưới một mái nhà, suốt ngày va chạm, mẹ đẻ với con gái còn xung đột nữa là mẹ chồng, nàng dâu. Trong khi đó, mẹ chồng vốn đã không có ấn tượng tốt về cô, giờ về sống chung sẽ là cơ hội để bà xoi mói, chỉnh đốn cô...
Thảo cũng biết, cô không phải là người hiền lành, dịu dàng gì cho cam. Nói đúng thì cô nghe, chứ nói sai thì cô vặc lại ngay. Nên Thảo rất sợ, về sống chung, nếu mẹ chồng cố ý "chỉnh" mình, cô sẽ không nhịn được và dẫn đến xung đột. Thà cứ ở xa như thế này, gia đình còn êm ấm...
Thế nhưng, cho dù Thảo có thuyết phục kiểu gì, Quân vẫn nhất nhất không chịu. Thậm chí, anh còn quát: Em thật ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình. Nếu em cứ ở đây, bao giờ vợ chồng mình mới để ra được khoản tiền kha khá để lo nhà cửa, lo con cái sau này. Cái bằng cao đẳng mà to à, bây giờ tốt nghiệp đại học còn phải đi làm công nhân đầy ra đó. Còn về mẹ anh, bà là người như thế nào anh còn không biết à. Thương anh nên trước kia mẹ mới phản đối chúng ta, giờ mẹ đã chấp nhận thì mẹ đã coi em là con. Nếu em đúng phận, mẹ làm gì được em...
Cãi nhau bao nhiêu lần mà cuối cùng hai vợ chồng vẫn không đưa ra được ý kiến thống nhất. Thảo đi tham khảo đồng nghiệp, ai cũng khuyên cô đừng về. Mọi người bảo, mày về chỉ có khổ thôi, ở trên này dù đi thuê trọ, nhưng vẫn là nhà của mình, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ... Về ở với ông bà, làm gì cũng phải ngó trước, nhìn sau...
Suy nghĩ trước sau, Thảo vẫn nhất quyết giữ vững lập trường của mình. Không khuyên được vợ, Quân ra đòn cuối cùng: Nếu em không về thì em tự lo cho cuộc sống của hai mẹ con ở trên này. Anh sẽ không phí phạm tiền lương cho em nữa, bởi em chỉ biết sống vì bản thân mình. Đến khi nào em thay đổi suy nghĩ, chúng ta lại bàn tiếp...
Vậy là đã hơn hai tháng Quân đi công tác, anh không gửi tiền cho cô thật. Mỗi tiền lương của Thảo không thể đủ để vừa trả tiền nhà, tiền ăn vừa lo tiền học cho con. Thảo phải chạy vạy khắp nơi, cô không dám dùng đến số tiền tiết kiệm ít ỏi của hai vợ chồng bấy lâu nay. Quân vẫn giận cô nên mỗi lần tranh thủ về thăm con, anh lại bế con về quê thăm ông bà nội, mặc cô ở Hà Nội một mình. Do mẹ chồng không vừa lòng việc cô không chịu về quê nên khi chồng con về thăm ông bà, Thảo cũng không dám theo về cùng.
Thảo không biết mình có sai không, bởi cô cảm thấy tình cảm giữa hai vợ chồng đang ngày càng xa; tình cảm giữa cô với bố mẹ chồng vốn đang yên lành giờ cũng bắt đầu nổi sóng...
Theo VNE
Viên chức chẳng bằng bán trà chanh vỉa hè Ngày bé, động lực và áp lực để ta mở sách vở ra học hành chăm chỉ là câu nói của bố mẹ tua đi tua lại hàng tỉ lần bên tai: Học giỏi thì sau này mới kiếm được nhiều tiền. Mười hai năm đèn sách ở trường phổ thông cộng thêm bốn năm đại học, ta đường hoàng ra đời với...