Lương 2 triệu, giáo viên không đủ sống
“ Lương khởi điểm của giáo viên chỉ hơn 2 triệu đồng thì không thể đủ để đảm bảo cuộc sống”, giám đốc Sở GD – ĐT Nam Định cho biết.
Vấn đề không mới nhưng luôn “ nóng”
Ngày 23/1, Bộ GD – ĐT đã tổ chức hội nghị Triển khai chiến lược phát triểngiáo dục 2011-2020 tại 6 điểm cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP.HCM. Tại hội nghị, đại biểu đến từ các trường, sở GD – ĐT đã cùng nhau mổ xẻ thực trạng giáo dục. Trong đó vấn đề chế độ cho giáo viên được bàn luận sôi nổi.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Sở GD – ĐT tỉnh Nam Định phát biểu: “Lương khởi điểm của giáo viên chỉ hơn 2 triệu đồng thì không thể đủ để đảm bảo cuộc sống. Nhà giáo là người cần phải có bản lĩnh, niềm đam mê và tình yêu. Vì vậy, để có được những yếu tố đó, giáo viên phải đủ sống, không phải bon chen, lo làm thêm bên ngoài”.
Trong khi đó, hiệu trưởng ĐH Sư Phạm Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Văn Minh nhận thấy nguồn nhân lực giáo dục đang có vấn đề ngay từ đầu vào. Một thực tế đáng báo động đó là rất nhiều người giỏi không còn muốn vào sư phạm.
Ông cho biết trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012, số sinh viên thi vào trường tăng, điểm chuẩn cũng cao hơn so với 5 năm vừa qua. Kết quả này có được do những chính sách ưu đãi đối với giáo viên mà nhà nước vừa thực hiện.
PGS.TS Nguyễn Văn Minh – hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội.
Qua đó, hiệu trưởng ĐH Sư Phạm Hà Nội nhấn mạnh: “Để lôi kéo sinh viên vào sư phạm có ba vấn đề mấu chốt phải được thực hiện đó là: chế độ chính sách, chiến lược đào tạo nhân lực và cam kết việc làm”.
Việc luân chuyển giáo viên cũng khiến các vị lãnh đạo trong ngành giáo dục phải đau đầu bởi chính họ cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Trong nhiều năm, chính phủ và Bộ GD – ĐT luôn kêu gọi giáo viên về các vùng sâu vùng xa để đem con chữ đến cho trẻ em nghèo. Nhưng tại những địa phương này các giáo viên phải chịu cảnh sống vô cùng vất vả bởi thiếu nhà công vụ, chế độ trợ cấp ngắn ngủi và đặc biệt sau đó họ hầu như không có cơ hội chuyển đến chỗ tốt hơn.
Video đang HOT
Trước thực trạng này, các đại biểu đều kiến nghị cần xem xét trả lương cho các nhà giáo phù hợp, hoặc phải có cơ chế luân chuyển cán bộ như ngành y tế. Như vậy, ngành giáo dục sẽ thu hút được nhân lực.
Đội ngũ giáo viên cũng cần có sự đổi mới
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đồng tình với việc cần phải thay đổi chế độ cho các giáo viên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh chính đội ngũ nhà giáo cũng phải có sự thay đổi, nhất là sức ỳ về việc đổi mới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VA)
Chiến lược giáo dục đề ra mục tiêu đào tạo các lớp người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Việc đầu tư và chăm chút cho những người đào tạo lớp người này – những nhà sư phạm – đương nhiên phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Ngoài ra, hội nghị còn thảo luận một số vấn đề quan trọng như: chương trình, sách giáo khoa; vấn đề dạy thêm – học thêm, cách chính sách ưu tiên trường ngoài công lập…
Cụ thể, Bộ GD – ĐT đã chính thức công bố chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sẽ được xây dựng theo định hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh, vừa bảo đảm tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp đặc thù mỗi địa phương.
Về vấn đề dạy thêm học thêm, trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong dạy thêm, học thêm đồng thời rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản, dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học.
Về các chính sách ưu tiên trường ngoài công lập, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận đây là vấn đề chưa có những giải pháp đột phá, hiệu quả, và cần được bàn luận sâu hơn, để đề ra những chính sách thỏa đáng, hợp lý.
AN HOÀNG
Theo Infonet
"Cày" để có Tết
Do thu nhập thấp nên nhiều công nhân phải tranh thủ tăng ca, làm thêm dịp Tết để có thêm tiền chi tiêu, lo cho con cái, gia đình.
Đã 20 giờ nhưng cổng KCX Linh Trung 1 (quận Thủ Đức - TPHCM) vẫn còn nhiều công nhân (CN) ra vào. Đó là lúc những tốp CN tăng ca cuối cùng ra về. Trên từng gương mặt, ai nấy đều lộ vẻ mệt mỏi vì làm việc căng thẳng kéo dài. "Tết nhất đến nơi rồi, em phải cố gắng "cày" để có thêm tiền gửi về quê cho cha mẹ"- CN Nguyễn Hoàng Lan, Công ty TNHH Kollan Việt Nam, tâm sự.
Công nhân KCX Linh Trung ra về sau giờ tăng ca buổi tối - Ảnh: Hồng Nhung
Mệt cũng phải tăng ca
Lan cho biết thu nhập không cao, thưởng Tết lại ít nên cô và nhiều CN khác phải cố gắng tăng ca để có thêm tiền chi tiêu, mua sắm chuẩn bị đón Tết. Những năm trước, Lan không "mặn mà" với việc tăng ca nhưng cuối năm nay, thưởng Tết không tăng trong khi giá cả thị trường lại tăng vùn vụt nên Lan cũng cố gắng làm thêm giờ.
Hằng ngày, tăng ca tới 20 giờ nên tan ca là Lan nhanh chân về nhà trọ tắm rửa, ăn vội rồi ngủ liền để có sức cho ngày làm việc mới. Lan bộc bạch: "Đi làm về người mệt lả, chỉ muốn lên giường ngủ ngay chứ không muốn đi đâu nữa. Thu nhập mỗi tháng được chừng 4 triệu đồng, chẳng thấm vào đâu...".
Nói chuyện với chúng tôi trên đường về nhà trọ sau giờ tăng ca, chị Lê Thị Oanh, quê Hà Tĩnh, CN Công ty TNHH Freetrend Việt Nam (KCX Linh Trung 1), cho biết vào thời điểm cận Tết, nhiều công ty phải tăng ca để kịp tiến độ.
Những tháng cuối năm, vì muốn gia đình vẫn được ăn Tết sung túc như mọi năm nên chị dồn sức tăng ca, gác lại những thú vui thường ngày. "Cha mẹ ở quê cũng không muốn tôi vất vả nhưng nếu không cố gắng thì năm nay tôi sẽ không có tiền gửi về quê. Vì vậy, mệt mấy tôi cũng ráng" - chị Oanh thổ lộ. Oanh cho biết phần lớn CN công ty chị đều sẵn sàng tăng ca để có thêm thu nhập.
Đụng đâu làm đó
Ở những công ty không hoặc ít tăng ca, nhiều CN sau giờ làm việc còn tranh thủ làm thêm để có tiền chuẩn bị cho Tết. Công ty TNHH Việt Nam Paiho (KCN Tân Tạo - TPHCM) quy định làm việc 1 ca/ngày (ca sáng từ 7 đến 14 giờ ca chiều từ 14 đến 22 giờ). Do không tăng ca, thu nhập thấp nên nữ CN Lê Thị Sen tranh thủ đi giúp việc gia đình để có tiền trả dần món nợ hơn 100 triệu đồng sau khi chồng bị bệnh qua đời.
Đã 2 năm nay, ngày nào chị cũng dành ra từ 2 đến 3 giờ để phụ việc nhà cho một gia đình gần khu trọ (50.000 đồng/2 giờ). Nhờ công việc này, mỗi tháng chị có hơn 1 triệu đồng để trả nợ. "Làm việc nhà tuy không cực lắm nhưng sau 8 giờ làm việc tại công ty rồi lại đi làm việc khác nên nhiều đêm đi ngủ mà toàn thân tôi nhức mỏi. Biết là không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn phải cố" - chị tâm sự.
Cũng giống như chị Sen, nhiều hôm tan ca, anh Phan Văn Lấn (CN Công ty Cơ khí Lực Kỷ - KCN Sóng Thần, Bình Dương) chỉ kịp về nhà trọ ở phường Linh Xuân (quận Thủ Đức) tắm rửa, ăn vội chén cơm rồi tất bật đi làm bảo vệ cho mấy đoàn ca nhạc.
Anh nói: "Hôm nào không làm bảo vệ, bạn bè kêu làm đâu tôi làm đấy, bốc xếp hay bất kể việc gì, miễn là chính đáng để có thêm thu nhập cho vợ con được nhờ. Tết sắp đến mà con trai lớn của tôi lại mất việc, hai cha con đang tính kiếm việc gì làm trong mấy ngày Tết vì năm nay gia đình không về Trà Vinh, chỉ ráng kiếm thêm ít tiền gửi về quê cho ông bà thôi".
Vất vả gia đình công nhân
Hơn 18 giờ, chị Nguyễn Thị Điểm, CN Công ty Danu Vina (KCX Linh Trung 1), mới tất tả về phòng trọ ở phường Linh Xuân trông con cho chồng là anh Nguyễn Thành Phú, nhân viên bảo vệ Công ty Hoàng Vương Gia (quận Tân Bình - TPHCM), đi làm. Bảy năm nay, vợ chồng anh chị vất vả làm việc để có tiền lo thuốc thang cho con trai bị khuyết tật. Vì muốn cho con vào trường khuyết tật nên anh chị quyết tâm kiếm tiền để Tết này về Quảng Bình làm giấy tờ cho con nhập học. Nhưng 2 tháng nay, công ty nợ lương nên dự tính về quê của anh chị xa dần.
Theo anh Phú, mỗi người mỗi cảnh nhưng hầu hết các gia đình CN đều rất khó khăn, phải vất vả mưu sinh mới đủ cái ăn, cái mặc cho gia đình.
Theo TNO
Những "mặt đen" bám mãi cuộc sống SV Hồi học cấp 3, đến cả mơ tôi cũng mong được thử một lần cuộc sống của một SV đại học. Đến khi đạt được rồi, tôi mới biết "đó cũng chỉ là giấc mơ mà thôi". Bởi đẳng sau nó là một "rổ" những câu chuyện "sặc mùi SV". Dưới đây chỉ là một số mặt trái và khó khăn cứ luôn...