Luồn rừng sâu leo dốc đá tìm loài cá sỉnh quý hiếm và cái kết
Theo người dân bản Cửa Rừng (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La): Ở nơi thượng nguồn của dòng suối Nậm Ty thuộc địa phận bản Cửa Rừng có nhiều loại cá quý hiếm, trong đó có loại cá mà dân bản địa gọi là cá sỉnh.
Phóng viên đã có dịp bám gót họ luồn rừng sâu, núi thẳm đi săn tìm cá trên núi cao.
Mất hơn 1 giờ đồng hồ luồn rừng, chúng tôi có mặt tại thượng nguồn của dòng suối Nậm Ty thuộc bản Cửa Rừng. Nguồn nước cung cấp cho dòng suối này được bắt nguồn từ các đỉnh núi thuộc rừng đặc dụng Copia. Bởi vậy nước ở đây trong vắt, nhìn rõ cả đàn nòng nọc đang bơi giữa dòng.
Theo anh Sùng A Nỏ, bản Cửa Rừng: “Đầu những năm 2005, con suối này đặc sản cua và cá đông như kiến. Mấy năm trở lại đây, do tình trạng đánh bắt quá mức nên nhiều loại cá quý như cá sỉnh, cá trê… đã dần dần biến mất. “Trước tôi đã từng chứng kiến bố tôi săn được cá trê, cá sỉnh to bằng cổ tay. Nhưng giờ không còn nhìn thấy cá sỉnh nữa, cá trê thì hiếm lắm mới bắt được một số con to bằng ngón tay cái”.
Tiết lộ với DANVIET.VN, chị Lầu Thị Lia bảo: Để săn được cá trê phải tìm lấy những đoạn suối có nhiều lùm cây, hốc đá thì may ra mới có. Loại cá này da trơn lắm phải tát cạn nước suối mới bắt được. Nghe theo lời chị, đoàn chúng tôi tìm đến một đoạn suối dài khoảng 20m toàn những bụi cây khô rậm rạp.
Sau 30 phút miệt mài tát cạn con suối, thành quả chúng tôi thu được là một nồi cua và vài con cá trê to bằng ngón tay út. Chị Lia cho biết: “Khi người dân bản Cửa Rừng đi làm nương làm rẫy, một số người dân ở vùng khác xuống suối Nậm Ty dùng kích điện bắt cá nên số lượng càng ngày càng hiếm”.
Video đang HOT
Theo chị Lia, loài cá trê này rất giỏi luồn lách qua những lùm cây, hốc đá, da trơn nên rất khó bắt. Với kinh nghiệm bắt cá nhiều năm của mình, chỉ sau vài lần thò tay vào hốc đá, chị Lia lại lôi ra được một vài con.
Cả một ngày trời săn tìm loài cá sỉnh quý hiếm và cá trê to như cổ tay, nhưng thành quả thu lại được chỉ được toàn cá bống và vài con cá trê. Trao đổi với DANVIET.VN, ông Thào A Dếnh – Trưởng bản Cửa Rừng, cho biết: “Nguồn nước suối Nậm Ty rất sạch nên các loài cá hiếm như cá sỉnh, cá trê bắt được ở suối này cho chất lượng thịt rất thơm ngon.
Cách đây vài năm, vào mùa đói giáp hạt bà con thường xuống suối bắt cá về để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Hiện nay, nhiều loài cá đã không còn. Bởi vậy, để phục hồi lại nguồn lợi thủy sản như trước đây, chúng tôi đã tuyên truyền người dân không được dùng kích điện để bắt cá, hành vi này vi phạm pháp luật. Bà con phải chung tay bảo vệ để đàn cá tiếp tục sinh sôi, phát triển.
PV Tây Bắc
Nuôi loài cá trê Phú Quốc vốn hoang dã hình thù kỳ lạ, bán đắt tiền
Cá trê Phú Quốc. Trước khi có cái tên chính thức này, chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Do đặc điểm chỉ sống ở suối, thân dài hình ống, hơi dẹp về phía dưới đuôi trông giống cá chình, nhưng phần đầu lại giống cá trê, thế nên lâu nay người dân địa phương hay gọi là "cá trê suối", "cá chình suối", có người ghép 2 chữ thành "cá trê - chình suối".
Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng ai cũng biết chúng chỉ có một và loài cá này phẩm chất thịt ngon, đang được nhiều thực khách ưa chuộng.
Thực tế những năm qua, giá cá trê Phú Quốc thương phẩm ngày càng tăng, có thời điểm gần 200.000 đồng/kg. Nên những cuộc khai thác ngoài tự nhiên tăng lên dày đặc hơn.
Một mặt khai thác cá lớn để bán cho tiêu dùng, mặt khác khai thác cá giống phục vụ nhu cầu nuôi trong ao hồ. Vì lẽ đó, đã làm cho nguồn cá trê Phú Quốc ngoài tự nhiên dần dần bị cạn kiệt.
Đó là chưa kể đến chuyện nuôi cá trê Phú Quốc theo kiểu "vỗ béo" như thế cũng còn vướng không ít khó khăn.
Như hộ của ông Huỳnh Ngọc Ẩn ở xã Cửa Cạn, đã có thâm niên nhiều năm nuôi cá Trê Phú Quốc theo kiểu vỗ béo nhưng ông vẫn gặp khó khăn với loài cá vốn có lối sống hoang dã này.
Trước thực tế đó, từ năm 2008, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, lập dự án " Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm, cá trê suối ở đảo Phú Quốc", do Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ đề tài.
Sau 3 năm theo dõi, nghiên cứu và kết hợp với nhiều cộng sự trong và ngoài nước, cuối năm 2011, cái tên khoa học chính thức của loài cá sống nước ngọt này được Thế giới công nhận đó là Cá trê Phú Quốc, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011. Tuy nhiên, để ngắn gọn dễ hiểu, người ta cho phép gọi là Cá Trê Phú Quốc.
Kết quả hiện nay cho thấy, tuy vẫn có hao hụt nhiều nhưng ngành chức năng đã khẳng định cá trê Phú Quốc vẫn thích nghi với môi trường nuôi trong ao hồ và phù hợp được với thức ăn công nghiệp, không xảy ra dịch bệnh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những người yêu thích loài cá này.
Được biết đây là một loài cá mới ở Việt Nam, chỉ được tìm thấy duy nhất trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nên chúng cũng được xem là một đặc sản quý của địa phương này và cần được bảo tồn. Đó cũng là lý do khá đặc biệt mà để tài nghiên cứu này hướng đến.
Cũng trong năm 2011 Trung tâm KNKN tỉnh kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Quốc, tiến hành đầu tư thí điểm 4 mô hình nuôi cá trê Phú Quốc trên bể lót bạt. Quy mô mỗi mô hình 100 m2, thả 500 con cá trê Phú Quốc giống. Sau gần 1 năm theo dõi, mô hình được người dân đánh giá là đạt hiệu quả.
Nhiều bà con cho biết, nếu có điều kiện về nguồn nước ngọt thì nuôi cá trê Phú Quốc trong ao đất sẽ giảm chi phí hơn, bởi ao đất dễ thay nước nên bà con sẽ có điều kiện tăng lượng thức ăn bằng cá tươi thay vì cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên, nuôi cá trê Phú Quốc trong ao đất bà con khó kiểm soát đàn cá hơn trên ao lót bạt. Vì vậy, nuôi cá trê trên ao lót bạt phù hợp với nhiều đối tượng nông dân hơn, dễ đầu tư hơn và sẽ là mô hình được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.
Đáng mừng hơn là nhóm thực hiện đề tài đã cho cá trê Phú Quốc sinh sản nhân tạo thành công. Do đó, trong thời gian tới, bà con sẽ có nguồn con giống ổn định, đồng đều để phục vụ nhu cầu nuôi loài cá đặc sản này trên đảo.
Dự án được đánh giá là thành công về mặt kỹ thuật. Nghĩa là đã khẳng định được cá trê Phú Quốc sinh trưởng và sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhân tạo.
Tuy nhiên, vấn đề mà bà con quan tâm hiện nay là yếu tố thị trường. Mặc dù là đặc sản của Phú Quốc nhưng Cá Trê Phú Quốc vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng, sức tiêu thụ chưa mạnh, do đó, sau khi nuôi cá xong việc tiêu thụ cá đang khiến bà con gặp khó khăn.
Những đợt cá trê Phú Quốc giống nhân tạo đầu với số lượng trên 35.000 con, đang cho thấy có nhiều triển vọng để nuôi và bảo tồn nguồn cá này. Mặt khác, Phú Quốc vốn nổi tiếng là vùng đất rất hấp dẫn về du lịch với nhiều sản vật phong phú và không kém phần lạ lẫm, trong tương lai nơi đây tiếp tục là vùng đất đầy hứa hẹn để phát triển về mọi mặt.
Hy vọng rồi đây người ta sẽ không những biết vùng đảo Phú Quốc này với nước mắm, hồ tiêu, ốc hương, bào ngư, hải mã,... mà còn biết đến một đặc sản không vùng nào có được đó là cá trê suối Phú Quốc, và chính đặc sản này sẽ còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế cho nông hộ tại địa phương.
Thúy Hằng
Đến mùa này, dân bản Mông lại lũ lượt lên rừng hái bông chít Bản Cửa Rừng (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) nổi tiếng với những vạt rừng chít rộng ngút tầm mắt. Hàng chục năm nay, cứ đến mùa hái chít, bà con đồng bào Mông ở đây lại lũ lượt rủ nhau đi bẻ bông chít kiếm thêm thu nhập. Lộc trời cho Những ngày cuối tháng 2, tôi có chuyến...