‘Luôn có người nói bạn thay đổi, nhưng không ai hỏi bạn đã trải qua những gì’
Ba năm trước, anh buông một tiếng tạm biệt, nhẹ mà khiến cho cõi lòng tôi trĩu xuống, lặng thinh. Vậy là mình xa nhau. Anh đi, anh phải đi, đàn ông con trai thì phải xem trọng sự nghiệp trước.
Anh từng hỏi những câu mà tôi đã có sẵn câu trả lời, nhưng tôi không thể thổ lộ với anh. Bố mẹ anh đã nói với tôi, họ cho anh đi du học làm bản lề, để sau này họ cùng sang đó định cư, nên đã không tiếc dồn bao tiền của vào đầu tư cho con trai. Tôi chẳng là gì hết mà đòi đứng cản đường công danh của anh, vậy nên tôi im lặng.
Anh không thể hiểu nổi, vậy nên anh vẫn đi, vẫn rời xa tôi. Anh gọi điện về, tôi chỉ hỏi có một câu: “Ở bên xứ ấy, có lạnh không?”.
Tôi ở lại và đã thử đi dạo trên con đường xưa, cố gắng tìm anh, hay bóng dáng của anh, nơi những con người mà tôi từng gặp, nhưng hình như mọi cố gắng đều vô nghĩa, những tháng ngày ấy có ai biết đâu?
Chỉ tôi biết rằng niềm vui của tôi là những khi viển vông nghĩ đến anh lại thấy mình mộng mơ, như sôi nổi lại, giống hồi còn đi học, cùng anh.
Ảnh minh họa: Internet
Thế rồi hè đó tôi làm một chuyến du lịch, để tạm biệt tháng ngày rong chơi, bởi lẽ đơn giản, anh đã tìm được lối đi và theo đuổi nó, nên tôi cũng cần có một lý tưởng để phấn đấu. Hơn thế tôi cần một mục đích mà sống, mà làm chỗ dựa những khi ốm đau hay vui vẻ và đặc biệt là những khi không có anh bên cạnh… Đứng trước biển, tôi đã hét thật to rằng, tôi nhớ anh nhiều lắm, anh biết không?
Trong khi đó anh nói rằng tôi khác xưa quá. Luôn có người nói bạn thay đổi nhưng không ai hỏi bạn đã trải qua những gì. Thật dễ dàng khi buông lời phán xét ai đó, còn để lắng nghe, để hiểu, để thông cảm thì lại cần thời gian, và cần cả tấm lòng rộng mở mới có thể thấu tỏ. Tri âm tri kỷ được mấy người?
Anh học hành trong sự bao cấp của gia đình, còn tôi học trường đời. Tôi gặp không biết bao nhiêu người tốt, xấu, nhận không ít “gạch đá”, rơi biết bao nhiêu giọt nước mắt, mồ hôi. Trải qua tất cả, buộc tôi phải trưởng thành, tự chấn chỉnh mình, đừng nghĩ nhiều về những người dưng nước lã.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Kẻ muốn lấy sự đau khổ của người khác làm niềm vui, thì mình suy sụp chẳng phải đã trúng kế, khiến họ “tiểu nhân đắc chí” rồi ư? Tôi chẳng đôi co làm gì cho bớt xinh, cứ cười ý nhị rồi bước tiếp, để họ tự nghe những lời hay, dở đang thốt ra.
Chẳng ai có thể quyết định hay chế ngự được nỗi buồn đau, bất mãn của bản thân, ngoài chính mình. Mình còn chẳng tin mình, chẳng tự trân quý, thì định vin vào đâu để khiến người khác làm vậy.
Tôi, từ một con bé nhút nhát, luôn ngại ngùng cười trừ, giờ có thể tự tin ngẩng cao đầu mà đi, hay chăm chú nhìn vào người đối diện, như thật sự muốn hiểu họ đang nói gì, đang cần gì. Dần dần tôi trở nên đằm tính, điềm tĩnh, hiếm khi xao động, không hơi tí lại phiền muộn như thủa chưa hai mươi…
Ảnh minh họa: Internet
Anh ở đâu nơi những gì tôi đã trải qua? Tôi đã nghĩ hơn ai hết, anh là người hiểu rõ nhất vì sao tôi thay đổi, nhưng… Không sao mà, rồi sẽ có ngày, sẽ có một người hiểu tôi hơn…
Theo phunuvagiadinh.vn
Đàn bà cô đơn nhất là khi bị chồng đối xử như người dưng nước lã
Đàn bà dù thế nào cũng đừng để mình cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình.
Khi nhắc đến gia đình người ta sẽ nghĩ ngay đến sự ấm áp, bình yên. Đó là điểm tựa của mỗi con người. Dù bên ngoài sóng gió, dù con người ngoài kia lọc lừa xảo trá thì chỉ cần bước về nhà, bên cạnh những người thương yêu đã thấy ấm lòng. Nhưng có những nơi được gọi là nhà nhưng không hề có hơi ấm của tình thương yêu.
Có những người chồng, lẽ ra là nơi để vợ nương dựa lại chính là người gây ra cho người đàn bà của mình bao nỗi xót xa, cay đắng. Có những người vợ, bước vào cuộc hôn nhân nhiều năm nhưng chưa từng nhận được sự quan tâm từ người chồng của mình. Qua bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu điều nhận được, đàn bà đau khi nhận ra rằng: "Mình với chồng hóa ra cũng chỉ là người dưng nước lã".
Là người dưng, nên đàn ông không bao giờ cảm thấy thương xót những hy sinh, những vất vả mệt nhọc của vợ đã bỏ ra vì gia đình. Vì là người dưng nên những bữa cơm, những việc nhà, ngay cả chuyện sinh con đẻ cái của vợ với đàn ông cũng chỉ là bổn phận không hơn không kém. Vì là người dưng nên đau ốm tự mua thuốc, vui buồn tự mình an ủi, khóc thì tự mình lau nước mắt.
Đàn ông lạ lắm. Nhiều khi là chồng, là cha nhưng lại trọng thiên hạ, trọng những mối quan hệ ngoài đường hơn vợ con ở nhà. Nhiều người đàn ông có tính sĩ diện hão, vợ con ở nhà chưa chắc đã có được miếng ngon nhưng trong túi có tiền lại vung tay đi mời thiên hạ.
Vợ ở nhà, nhờ đỡ việc gì cũng mặt nặng mày nhẹ nhưng với những người phụ nữ ngoài đường thì lại sốt sắng không thôi. Là đàn ông nông cạn hay là vì bản thân họ không đủ sáng suốt để nhận ra ai là người thực sự quan trọng với mình?
Đàn bà không cần một người đàn ông quá nhiều tiền, không cần một người quá giàu sang, xa hoa. Điều họ cần nhất chỉ là một người chồng tốt. Một người chồng rất đỗi bình thường như những người đàn ông khác. Chẳng cần làm những việc lớn lao vĩ đại, chỉ cần nhận thấy người đàn bà bên cạnh mình cần những điều thật nhỏ bé. Chỉ cần đi làm về trễ, anh cắm hộ nồi cơm. Chỉ cần anh chẳng ngại ngần xắn tay giúp vợ nhặt rau, đổ rác. Chỉ cần anh thấy vợ mình mệt mỏi, bất ổn mà hỏi han, an ủi vài câu.
Lấy chồng còn cô đơn hơn độc thân?
Ai đã từng trải qua sóng gió của hôn nhân, sẽ thấu hiểu sự sợ hãi và đau khổ cả hai người trong cuộc. Trước khi đi đến quyết định chia tay, chắc họ có hàng trăm lần dự định, hàng chục lần viết đơn, có khi vài lần ra toà.
Ai trải qua 1 cuộc hôn nhân bất hạnh cũng có những vết thương nông sâu khác nhau, ít khi lành hẳn.
Họ, hẳn chả thể hình dung giây phút tươi cười lên xe hoa, là giây phút gây cho họ nhiều hối tiếc nhất trong đời.
Họ đâu ngờ cảnh họ đứng ở toà án 1 ngày kia, trải qua những giây phút tệ nhất trong đời, 1 mình, cạnh 1 người họ đã từng yêu thương, chăn gối, mà như bị cô đặc bởi buồn đau, căm ghét, tủi hổ, oán hờn.
Họ, đều là những nhân vật bi kịch. Họ đều là người thua. Họ, đã ko thể giữ nổi, điều họ từng coi là quý giá nhất trên đời.
Ai có tội?
Nhiều người tò mò xem ai là người "có tội" khi 1 cặp ly hôn, mà ít người nghĩ rằng cả 2 đều có "tội" y như nhau. Thời gian bào mòn khát khao, cơm áo khiến yêu thương chả còn mấy quan trọng, công việc và trăm ngàn nỗi lo lắng đã làm lỏng lơi dần sự gắn bó, rất lâu trước khi 2 người bị đẩy ra xa nhau. Họ quên mất, kể từ khi nào họ đã ko còn tâm sự, ko còn nhìn nhau kỹ, ko còn quan tâm người kia khao khát mong đợi gì.
Kể từ khi nào họ thôi nhớ nhau, thôi cần nhau, thôi hạ giọng khi thấy người kia nổi nóng.Kể từ khi nào họ thấy chướng tai, thấy thói hư tật xấu, thấy coi thường, thấy lạnh nhạt, thấy cay nghiệt, thậm chí căm ghét và trở nên xấu tính với người kia.
Họ chả còn nhớ từ khi nào, họ chung sống không vì yêu thương nhau...họ ngủ chung giường, hoặc khác phòng, họ ăn cơm cùng nhau hoặc không, nhưng giữa họ, không còn sẻ chia, tin tưởng. Không còn hy vọng vào tương lai sẽ vui hơn.Họ, như hai người khách lạ vì bão tố mà dạt vào cạnh nhau, cả hai vì sợ mưa gió ngoài kia mà ở lại bên nhau. Họ đều mơ mộng 1 niềm vui khác, 1 cuộc đời khác, hay 1 người khác.
Càng ngày càng nhiều người cô đơn trong hôn nhân hơn người thực sự độc thân.
Theo phunutoday.vn
Khi có tiền 5 người không kết giao, khi khốn khó 5 người đừng cầu cạnh Khi có tiền hay khi khốn khó cũng có 5 người cần lưu ý. 5 kiểu bạn không kết giao khi có tiền 1. Khi có tiền, không kết giao với người bất trung, bất hiếu Nếu một người không hiếu thảo với đấng sinh thành của mình, thì cũng đừng mong họ có thể sống chân thành và tình cảm với "người...