Lưới lửa trên khu trục hạm bảo vệ tàu sân bay Pháp
Tàu khu trục tàng hình Forbin D620 trang bị các loại tên lửa, ngư lôi, pháo hạm hiện đại, tạo thành tấm chắn hỏa lực bảo vệ tàu sân bay Pháp.
Tàu sân bay Charles de Gaulle của hải quân Pháp đang hoạt động trên Địa Trung Hải để chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và được bảo vệ bởi đội tàu hộ tống có sức mạnh tác chiến và độ cơ động cao, điển hình là tàu khu trục Forbin D620.
Khu trục hạm tàng hình Forbin D620 dài 153 m, tải trọng 7000 tấn, được thiết kế nhằm bảo vệ tàu sân bay, tàu chỉ huy và tàu dân sự khỏi nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa siêu thanh của đối phương.
Vũ khí uy lực nhất trong lưới hỏa lực của Forbin D 620 là 48 tên lửa phòng không Aster được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm bay thấp và bay nhanh, máy bay hoặc tên lửa siêu cơ động của địch.
Khẩu pháo 76 mm trên tàu có khả năng bắn 120 phát trên phút với cơ số đạn 1000 viên.
Các ống phóng tên lửa đối hạm Exocet 40 Block3 được lắp đặt hai bên thân tàu.
Tên lửa Exocet 40 Block3 có tầm bắn lên đến 180 km, sử dụng hệ thống dẫn đường GPS và chế độ tấn công mặt đất bằng cách thiết lập tọa độ mục tiêu theo các tham số kinh độ, vĩ độ và độ cao, nâng cao độ chính xác của tên lửa.
Video đang HOT
Bên trong khoang vũ khí của tàu trang bị ống phóng ngư lôi MU90 phục vụ tác chiến chống ngầm. Ngư lôi MU90 có vận tốc khoảng 50 km/h, có khả năng tàng hình chống sự phát hiện của các hệ thống cảm biến phòng thủ của tàu ngầm đối phương.
Để đánh lừa tên lửa diệt hạm của đối phương, tàu Forbin được trang bị hệ thống ống phóng mồi bẫy do hãng NGDS sản xuất bên sườn tàu.
Bộ phận thủy âm được đặt phía trước, bên dưới mũi tàu.
Forbin được trang bị một trực thăng chống ngầm sở hữu hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và ngư lôi tốc độ cao.
Tổ hợp phóng mồi bẫy chống ngư lôi của tàu.
Tổ hợp radar đa chức năng S1850M do BAE Systems và Thales sản xuất, có khả năng phát hiện, theo dõi 1.000 mục tiêu ở phạm vi 400 km.
Tàu khu trục Forbin D620 (ngoài cùng bên trái) trong đội hình tác chiến cùng tàu sân bay Charles de Gaulle.
Nguyễn Hoàng
(Nguồn: Mer et marine)
Theo VNE
Siêu khu trục hạm Zumwalt Mỹ ra khơi với vũ khí vô dụng
Gần một tháng sau khi hải quân Mỹ đưa vào biên chế tàu khu trục mới nhất và hiện đại nhất, hai khẩu pháo lớn trên tàu USS Zumwalt có nguy cơ không thể hoạt động, đơn giản vì "không có loạn đạn pháo thích hợp".
Minh họa cảnh siêu khu trục hạm Zumwalt phóng tên lửa.
Theo Defense News, hai khẩu pháo 155 mm (AGS) trang bị cho tàu USS Zumwalt, tầm bắn 128 km được giới phân tích chú ý vì đây là loại pháo lớn nhất từng trang bị cho tàu chiến kể từ sau Thế Chiến 2.
Hải quân Mỹ cũng tham vọng trang bị loại đạn tấn công tầm xa (LRLAP) với đơn giá lên tới 800.000 USD mỗi viên. Loại đạn đặc biệt này cho phép tàu Zumwalt tấn công mục tiêu trên mặt đất với độ chính xác gần như tuyệt đối.
Công ty chế tạo vũ khí Lockheed Martin tự tin tuyên bố, đạn LRLAP có thể "đánh trúng mục tiêu tại các thành phố ven biển, dù ẩn nấp ở trong hẻm núi hay tòa nhà với thiệt hại không đáng kể cho các khu vực xung quanh".
LRLAP là loại đạn duy nhất được phát triển phục vụ cho pháo hạm 155 mm trên siêu khu trục hạm Zumwalt. Tàu có khả năng nạp đạn LRLAP tự động, giúp giảm tối đa thời gian khai hỏa cũng như trục trặc liên quan.
Hai khẩu pháo 155 mm lắp đặt trên tàu USS Zumwalt là mẫu pháo lớn nhất trang bị cho tàu chiến kể từ Thế chiến 2.
Tuy nhiên, đơn giá chế tạo đạn LRLAP lại liên tục lập kỷ lục mới, khiến các nhà hoạch định ngân sách Mỹ "chóng mặt". Số lượng tàu khu trục Zumwalt cũng bị cắt giảm từ 28 xuống còn 7 và cuối cùng là 3 chiếc.
"Chúng tôi dự định sẽ mua hàng ngàn viên đạn loại này", quan chức Hải quân Mỹ cho biết. "Số lượng tàu Zumwalt giảm đáng kể đã giết chết LRLAP".
Trớ trêu thay, cả đạn LRLAP lẫn pháo AGS lại được đánh giá rất cao, đứng trong Top 10 công nghệ hiện đại nhất làm nên siêu khu trục hạm Zumwalt. "Mọi thứ đều hết sức tốt đẹp. Bản thân tôi chưa thấy bất cứ cuộc thử nghiệm nào cho thấy những thứ vũ khí này có vấn đề, cả pháo lẫn đạn đều tốt" nguồn tin trên tiết lộ, nhấn mạnh rắc rối chỉ bắt nguồn từ giá thành.
Hiện tại, Lầu Năm Góc đã có kế hoạch loại bỏ việc phát triển và sản xuất loại đạn LRLAP ra khỏi ngân sách, bất chấp phản đối từ hải quân Mỹ. Để xoa dịu tình hình, hải quân Mỹ cũng đề xuất phát triển loại đạn thông thường và đạn siêu tốc cho các tàu Zumwalt, như một giải pháp thay thế.
Mô phỏng pháo 155 mm bắn đạn LRLAP.
Theo Defense News, siêu khu trục hạm Zumwalt có khả năng sẽ phải ra khơi nhận nhiệm vụ trong khi hải quân chưa đạt được thỏa thuận về loại đạn pháo thay thế. Nói cách khác, hai khẩu pháo 155 mm hoàn toàn vô dụng.
Bên cạnh đó, các kỹ sư chế tạo vũ khí cũng cần thêm thời gian để cập nhật và tích hợp lại phần mềm cho hệ thống pháo AGS, để chúng có thể bắn và điều khiển các loại đạn thay thế.
Băng đạn nạp tự động được thiết kế để chứa cùng lúc 300 viên LRLAP cũng chưa chắc đã chứa vừa các loại đạn khác. Bởi các tàu khu trục thông thường Mỹ đang sử dụng khẩu pháo 127 mm.
Một vấn đề khác là pháo AGS lắp đặt trên siêu khu trục hạm Mỹ lại không có khả năng ngắm bắn mục tiêu di động.
"Hai khẩu pháo lớn sẽ được cải tiến để phù hợp với nhiệm vụ chống tàu nổi", quan chức hải quân Mỹ cho biết. "Chúng tôi chỉ cần nâng cấp, sửa đổi phần mềm cho nhiệm vụ này".
Theo Đăng Nguyễn - Defense News (Dân Việt)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm tàu sân bay Pháp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã thăm tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp tại vùng Vịnh vào ngày 19.12 để đánh dấu nỗ lực của 2 nước trong việc chống IS. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp tại vùng Vịnh ngày 19.12 - Ảnh: Hải quân Mỹ Bộ trưởng...