Lười không thay cường lực điện thoại bị vỡ, cô gái suýt tàn phế
Phi Phi làm rơi điện thoại, tấm dán cường lực cũng bị nứt vỡ tuy nhiên vì nó không ảnh hưởng đến chức năng điện thoại nên cô vẫn cố dùng, không muốn đi dán lại. Không ngờ rằng, tật lười biếng này lại gây ra thiệt hại rất lớn cho cô sau này.
Một người phụ nữ ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc mới đây đã vô tình làm rơi điện thoại, khiến tấm dán cường lực bảo vệ màn hình điện thoại bị nứt vỡ. Tuy nhiên vì lười, cô vẫn tiếp tục sử dụng. Không ngờ, trong một lần làm trượt chiếc điện thoại, cô bị mảnh vỡ của tấm dán cường lực đâm vào tay. Sau đó, cảm thấy đau dữ dội, cô đã tìm đến cơ sở y tế và được các bác sĩ thông báo, nếu còn không chịu đến bệnh viện, chắc chắn cô sẽ bị hoại tử ngón tay.
Theo thông tin đăng tải, người phụ nữ tên Phi Phi, 35 tuổi, vào dịp Tết năm nay đã được chồng mua tặng một chiếc điện thoại di động mới đã dán sẵn một miếng dán cường lực để bảo vệ màn hình điện thoại.
Gần đây, Phi Phi làm rơi điện thoại, tấm dán cường lực cũng bị nứt vỡ tuy nhiên vì nó không ảnh hưởng đến chức năng điện thoại nên cô vẫn cố dùng, không muốn đi dán lại. Không ngờ rằng, tật lười biếng này lại gây ra thiệt hại rất lớn cho cô sau này.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Ngày xảy ra sự việc, Phi Phi lấy điện thoại di động từ trong túi ra thì bị trượt, ngay lập tức, ngón tay cái bên phải của cô bị mảnh vỡ của kính cường lực đâm vào. Mặc dù Phi Phi ngay lập tức rút mảnh vỡ ra và băng bó vết thương ra máu nhưng ngón tay của cô vẫn còn đau nhức ngay cả khi vết thương đã lành.
Qua vài ngày, Phi Phi thậm chí còn không sử dụng được tay phải vì quá đau, cô đành phải đến Khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện địa phương để thăm khám.
Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định mảnh vỡ của kính cường lực vẫn còn trong ngón tay của Phi Phi, phải mổ để lấy ra. Qua cuộc tiểu phẫu, các bác sĩ lấy ra một mảnh vỡ nhỏ có kích thước khoảng 5mm 2mm. Đáng nói, mảnh vỡ này đã đâm sâu vào đến tận xương, gây ra tổn thương các mô xung quanh, tạo ra một khối u thần kinh tăng sinh, khiến bàn tay của cô Phi Phi đau dữ dội. Sau cuộc tiểu phẫu, bác sĩ đã lấy ra mảnh vỡ và loại bỏ khối u thần kinh, khâu lại vết thương cho Phi Phi.
Qua chuyện này, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người, khi tấm dán cường lực bị vỡ, nứt, hãy thay ngay, đừng lười biếng nếu không dễ gặp họa. Thêm vào đó, đừng xem thường những vết thương nhỏ, nếu không được khám chữa kịp thời rất có thể sẽ phải cắt bỏ cả ngón tay hoặc bàn tay.
Phát hiện sớm đột quỵ chỉ trong 1 phút bằng ứng dụng thông minh
Chỉ trong vòng 1 phút, những người có dấu hiệu đột quỵ cấp tính sẽ được kiểm tra, đánh giá nhanh, kết nối với các trung tâm cấp cứu và cơ sở y tế nhờ ứng dụng cảnh báo đột quỵ thông minh.
Nếu không phát hiện sớm đột quỵ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao (Ảnh minh hoạ)
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận ứng dụng cảnh báo đột quỵ do Công ty TNHH VinBrain trao tặng.
Ứng dụng cảnh báo đột quỵ là một chatbot (phần mềm trò chuyện tự động) cho phép người dùng dễ dàng phát hiện và phản ứng kịp thời với các triệu chứng đột quỵ, được xây dựng dựa trên các dấu hiệu nhận biết đột quỵ (FAST). Thông qua ứng dụng này, chỉ trong vòng 1 phút, những người có dấu hiệu đột quỵ cấp tính cũng như các bệnh lí giống với đột quỵ sẽ được kiểm tra và đánh giá nhanh, đồng thời, kết nối kịp thời với các trung tâm cấp cứu và cơ sở y tế điều trị đột quỵ.
Thống kê cho thấy, mỗi năm thế giới có hơn 10 triệu người mắc bệnh đột quỵ. Tại Việt Nam, con số này là gần 200.000 người, trong đó có tới 50% số ca diễn biến xấu và tử vong.
Lễ trao tặng ứng dụng cảnh báo đột quỵ ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Ảnh - BVCC)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 6 người thì có 1 người tiểm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng nhanh và đạt 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm trên thế giới vào năm 2025. Có thể thấy, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Theo các chuyên gia y tế, thời gian vàng để chữa trị và cứu sống người bị đột quỵ là từ 3 - 6 giờ. Sau 6 giờ, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, liệt nửa người, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, ứng dụng cảnh báo đột quỵ thông minh sẽ giúp người bệnh cũng như các bác sĩ phát hiện sớm các triệu chứng đột quỵ, nắm bắt đúng thời gian vàng để điều trị kịp thời cứu sống, giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
Sau khi trao tặng ứng dụng cảnh báo đột quỵ, Công ty TNHH VinBrain đã trao tặng 5.000 sticker có mã QR để truy cập vào ứng dụng và sim số hotline cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Thời gian tới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên dự kiến sẽ sản xuất số lượng lớn các nhãn dán có chứa mã QR để truy cập vào ứng dụng và phát rộng rãi tới người dân trên địa bàn.
Phẫu thuật cứu sống cẳng chân trái cho bệnh nhân nam 20 tuổi Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã chạy đua với thời gian cứu sống được cẳng chân cho một bệnh nhân trong lúc lao động bị tảng bê tông đổ đè vào, giúp bệnh nhân thoát cảnh bị tàn phế. Anh Trương Ý L. (20 tuổi) trong lúc lao động bị...