Lược sử ứng dụng nhắn tin lộn xộn của Google
Dành cả thanh xuân để làm ứng dụng nhắn tin, đến giờ Google vẫn mải miết nhào lặn ra hàng tá sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh với Facebook Messenger, iMessage hay WhatsApp.
Hơn 15 năm qua Google đã giới thiệu đủ loại dịch vụ nhắn tin tức thời từ văn bản, âm thanh, giọng nói đến video call. Tuần này, Google trong một nỗ lực chưa phải là cuối cùng đã tung ra Google Chat, một sự kết hợp giữa phòng chat kiểu Slack/Discord với kiểu nhắn tin truyền thống.
Google luôn gặp vấn đề trong một chu trình lặp đi lặp lại. Tạo ra dịch vụ chat mới, tích hợp vào sản phẩm đã có, làm lại từ đầu, ra mắt dịch vụ mới thay thế cái cũ và bắt đầu chu kỳ mới.
Dưới đây là bốn chu kỳ như vậy của Google:
Kỷ nguyên Google Talk (2004-2011)
Giao dịch Gmail thời kỳ đầu với cửa sổ GChat tích hợp góc dưới bên trái.
Tháng 4/2004: Gmail ra mắt bản thử nghiệm với nhiều tính năng được kỳ vọng như tìm kiếm mail cũ, chat trong lúc gửi mail.
Tháng 8/2005: Google Talk ra mắt, ngoài dịch vụ nhắn tin tức thời còn cung cấp khả năng gọi video. Năm 2006, Google Talk tích hợp vào với Gmail, cung cấp cửa sổ GChat ngay trong lúc duyệt mail.
Tháng 11/2007: Google Talk hỗ trợ nhóm chat, cho phép người dùng gửi tin nhắn đến nhiều người cùng lúc.
Tháng 10/2008: Google ra mắt hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, hỗ trợ Google Talk và cả nhắn tin SMS thường.
Tháng 11/2008: Gmail tích hợp tính năng voice chat và video chat.
Tháng 3/2009: Google Voice ra mắt, cho phép người dùng gửi nhận tin nhắn trên cả PC lẫn điện thoại bằng số điện thoại cá nhân. Lúc này, cả Google Voice và Google Talk đều hoạt động độc lập.
Tháng 5/2009: Google Wave được công bố tại hội nghị Google I/O. Dù ngừng phát triển chỉ sau một năm, Google Wave được xem là tiền thân của các ứng dụng nhắn tin nhóm như Slack.
Tháng 2/2010: Google Buzz ra mắt, một dịch vụ tiểu blog giống như Twitter được tích hợp trong Gmail. Dịch vụ này ngừng phát triển vào năm 2011 để dọn đường cho Google .
Video đang HOT
Tháng 4/2010: Google Voice tích hợp vào Gmail, cho phép người dùng Gmail gọi trực tiếp đến số điện thoại di động.
Tháng 4/2011: Google thêm tính năng video chat trực tiếp vào Android, đem các tính năng của Google Talk lên di động.
Kỷ nguyên Google (2011-2016)
Ứng dụng nhắn tin Hangouts trên điện thoại Android.
Tháng 6/2011: Google ra mắt để cạnh tranh với mạng xã hội Facebook. Nền tảng này cung cấp hai cách thức nhắn tin riêng biệt là Huddle cho nhắn tin nhóm trên điện thoại và Hangouts cho gọi video nhóm.
Tháng 7/2012: Google tích hợp Hangouts vào Gmail, từ đây bắt đầu kỷ nguyên nhắn tin thứ hai khi Google cố gắng tích hợp Hangouts vào mọi dịch vụ của mình.
Tháng 5/2013: Google Hangouts được làm mới trong một nỗ lực cố gắng sáp nhập các ứng dụng nhắn tin hỗn độn của Google vào làm một, thay thế Google Talk, Google Messenger và chính Google Hangouts phiên bản cũ.
Tháng 9/2014: Google Voice tích hợp vào Hangouts trong nỗ lực đồng bộ hóa hỗ trợ nhắn tin SMS.
Tháng 4/2015: Google ra mắt dự án Project Fi nhưng lại tạo ra sự lẫn lộn với Google Voice, dẫn tới hai dịch vụ tồn tại song song trên một chiếc điện thoại Android.
Tháng 6/2016: Google Talk cho Android và Gmail ngừng phát triển, dẫn tới kết thúc kỷ nguyên nhắn tin đời đầu của Google.
Kỷ nguyên Google Allo (2016-2019)
Trợ lý Google nhúng dịch vụ nhắn tin Google Allo.
Tháng 5/2016: Google công bố dự án Allo và Duo ở hội nghị Google I/O. Cả hai đều độc lập với Hangouts.
Tháng 3/2017: Google đổi tên Hangouts thành Hangouts Chat tập trung vào doanh nghiệp. Đồng thời Google cũng cho ra mắt Hangouts Meet để cạnh tranh với ứng dụng họp trực tuyến Zoom. Allo và Duo được sắp xếp để thay thế Hangouts cũ ở phân khúc khách hàng cá nhân.
Tháng 6/2017: GChat cuối cùng cũng bị khai tử. Google bỏ hỗ trợ SMS khỏi Hangouts.
Tháng 4/2018: Google ngừng đầu tư cho dự án Allo, tập trung vào RCS, một tiêu chuẩn nhắn tin mới thay thế SMS.
Tháng 12/2018: Google thông báo đóng cửa dự án Allo.
Tháng 5/2019: Allo chính thức bị khai tử.
Kỷ nguyên hiện đại (2020-nay)
Google Chat tích hợp trong Google Docs, được mở từ Gmail.
Tháng 3/2020: Hangouts Meet phát hành phiên bản cho người dùng cá nhân và có thêm lựa chọn họp nhóm trực tuyến.
Tháng 4/2020: Hangouts Chat được đổi tên thành Google Chat. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi vẫn còn chậm chạp bởi người dùng vẫn có thể thấy cụm từ Hangouts đâu đó trong khung chat của Gmail.
Tháng 4/2020: Hangouts Meet đổi tên thành Google Meet.
Tháng 6/2021: Google phát hành phiên bản Google Chat tới mọi người dùng, đổi tên tính năng Rooms thành Spaces.
Những dịch vụ nhắn tin lộn xộn tồn tại trong các sản phẩm của Google:
Thư điện tử: Gmail.
Tin nhắn: Google Talk, Google Plus Huddle, Google Hangouts, Google Allo, Google Chat.
Dịch vụ SMS/RCS: Google Voice, các ứng dụng nhắn tin cho Android tích hợp RCS.
Dịch vụ video thoại: Google Talk, Google Voice, Google Plus Hangouts, Google Duo, Google Meet.
Các phần mềm hợp tác: Google Wave, chat trong Google Plus, chat trong Google Docs, Google Chat.
Messenger Kids trên Facebook, giải pháp giúp trẻ em an toàn hơn trên mạng xã hội, nhưng rất ít bố mẹ biết đến nó!
Tuy không quá nhiều phụ huynh biết và sử dụng Messenger Kids nhưng nó đang nhận được rất nhiều lời khen trên App Store.
Messenger Kids là một ứng dụng và nền tảng nhắn tin được Facebook phát hành vào tháng 12/2017. Ứng dụng này được phát triển dành cho người dùng nhỏ tuổi như một giải pháp thay thế, giúp an toàn hơn so với nền tảng Facebook Messenger.
Với Messenger Kids, con/em của bạn sẽ không cần phải tạo tài khoản Facebook và cũng không cần đăng kí bằng số điện thoại hay Mail mà chỉ cần đăng ký bằng họ và tên.
Để đăng kí Messenger nhí, bạn vào phần Xem thêm ở phía dưới thanh công cụ của Facebook => Xem thêm => Messenger nhí. Giao diện sẽ chuyển sang phần Messenger nhí với các tính năng nổi bật như giúp phụ huynh kiểm soát danh bạ và phần cài đặt; các bé vẫn có thể nhắn tin, gọi video bằng các mặt nạ; tách biệt giữa Messenger của người lớn và bé (đặc biệt là các bé không có quyền truy cập vào Facebook).
Kế tiếp, bạn sẽ tạo tài khoản với tên và hình ảnh đại diện giúp các bé có thể tìm kiếm nhau dễ dàng hơn. Và bạn cũng cần cho phép Messenger thu thập và sử dụng các thông tin đã cung cấp.
Sau đó, giao diện sẽ chuyển qua những người bạn đang quản lý tài khoản nhí khác giúp bạn dễ kết nối hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm bạn bè cho bé bằng cách gửi lời mời cho phụ huynh và quản lý những người lớn mà bé có thể trò chuyện.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để bé tự chọn người liên hệ hoặc không cấp quyền đó. Và nếu như bạn cho phép bé chọn người liên hệ thì cũng yên tâm vì mọi việc thêm hoặc xoá liên hệ đều sẽ được thông báo lại cho bạn.
Với Messenger Kids bạn sẽ dễ dàng quản lý và bảo vệ bé tránh nhận có những liên hệ không tốt.
Thêm ứng dụng chung số phận Facebook, Google tại Trung Quốc? Ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal đã dừng hoạt động tại Trung Quốc và chỉ có thể sử dụng thông qua mạng riêng ảo (VPN). Trung Quốc đã cấm nhiều ứng dụng và dịch vụ ngoại như Facebook, Google. Tuy nhiên, Signal chưa từng đứng ngoài Great Firewall. Signal là phần mềm nhắn tin mã hóa đầu cuối, đồng nghĩa ngay cả...