Lúng túng ký hợp đồng với người giúp việc nhà
Nghị định 27 của Chính phủ về quản lý lao động giúp việc gia đình bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25.5 tới. Tuy nhiên tới nay vẫn có nhiều vướng mắc gây tranh cãi.
Hợp đồng ký với người giúp việc nhà vẫn chưa có mẫu thống nhất – Ảnh: Ngọc Thắng
Ký hợp đồng, đóng bảo hiểm thế nào ?
Hai năm nay, bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng triển khai dự án Bảo vệ quyền lợi cho lao động giúp việc (LĐGV) gia đình tại Nam Định, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Nội và TP.HCM. Mới đây, ngày 22.4, bà Ngọc Anh và các cộng sự tổ chức tư vấn cho LĐ và chính quyền địa phương tại tỉnh Nam Định. “Hầu hết mọi người đều hỏi tôi xem hướng dẫn ký hợp đồng, đóng bảo hiểm và triển khai Nghị định 27 của Chính phủ về quản lý LĐGV gia đình thế nào?”, bà Ngọc Anh nói.
Chúng tôi không ban hành mẫu hợp đồng LĐ vì đây là thỏa thuận giữa hai bên. Khi ban hành mẫu hợp đồng LĐ là ngầm hiểu tất cả phải ký theo mẫu, ký khác mẫu là vi phạm
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương
Cho tới nay, khi chỉ còn không đầy một tháng nữa, Nghị định 27 sẽ có hiệu lực, tất cả các hộ gia đình sử dụng LĐGV đều sẽ phải ký hợp đồng LĐ nhưng chính các gia đình này cũng không biết ký hợp đồng như thế nào. “Cần có hợp đồng mẫu”, bà Ngọc Anh nói. Theo bà Ngọc Anh, nếu không có hợp đồng mẫu, mỗi gia chủ sẽ có một kiểu hợp đồng riêng thường là sẽ có bất lợi cho người LĐ.
Video đang HOT
“Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người LĐ sẽ được triển khai thế nào khi chính cơ quan BHXH cũng chưa được hướng dẫn gì về việc thu hay triển khai ra sao?”, bà Ngọc Anh đặt câu hỏi.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết hiện nay cơ quan này đang dự thảo thông tư hướng dẫn, sau đó đưa ra lấy ý kiến trong 60 ngày và tổng hợp, chỉnh sửa để lãnh đạo Bộ ký ban hành. Bà Minh khẳng định trong dự thảo thông tư sẽ không có mẫu hợp đồng LĐGV gia đình. “Chúng tôi không ban hành mẫu hợp đồng LĐ vì đây là thỏa thuận giữa hai bên. Khi ban hành mẫu hợp đồng LĐ là ngầm hiểu tất cả phải ký theo mẫu, ký khác mẫu là vi phạm”, bà Minh nói. Thông tư sẽ chỉ hướng dẫn các điều khoản trong hợp đồng, ví dụ như việc cung cấp thông tin giữa hai bên như thế nào, những việc nào trong quy định và những việc cấm như cấm ngược đãi, quấy rối, cưỡng bức, giao việc không có trong hợp đồng… Ngoài những nội dung quy định, hợp đồng sẽ phải thêm các điều khoản như: điều kiện ăn ở, tiền tàu xe trả cho người LĐ khi chấm dứt hợp đồng đúng hạn, thời gian hỗ trợ kinh phí cho LĐ học nghề học văn hóa (nếu có), trách nhiệm bồi thường của giúp việc gia đình và việc trừ lương từ chủ sử dụng…
Theo bà Minh, Nghị định 27 không bắt buộc chủ sử dụng phải đóng BHXH cho người LĐ. Việc đóng BHXH hay không là việc thỏa thuận của cả hai bên. LĐGV gia đình cũng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là các cơ sở, đơn vị sử dụng từ 10 LĐ trở lên. Do vậy, nếu có thỏa thuận đóng BHXH, bảo hiểm y tế cho người giúp việc thì tham gia chế độ BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, trong trường hợp không tham gia BHXH thì trong hợp đồng LĐ cần phân biệt rạch ròi đâu là khoản tiền lương, đâu là khoản BHXH trả cả vào lương.
Xã, phường lúng túng
Bà Ngọc Anh cho biết thêm, hầu hết các địa phương nơi bà triển khai dự án bảo vệ quyền lợi LĐGV gia đình đều băn khoăn trách nhiệm của UBND xã, phường như thế nào. “Chủ sử dụng và người giúp việc sau khi ký hợp đồng xong phải mang hợp đồng ra phường để đăng ký. Tuy nhiên, tới nay các cán bộ phụ trách lao động – xã hội tại phường, xã, thị trấn hầu hết là làm việc kiêm nhiệm và vẫn chưa biết nhiệm vụ của mình như thế nào, trong trường hợp có tranh chấp LĐ thì phải xử lý ra sao?”, bà Ngọc Anh thắc mắc.
Theo bà Minh, hiện nay ở xã, phường, thị trấn nào cũng đang có cán bộ làm công tác LĐ-TB-XH. Những cán bộ này sẽ là người tiếp nhận các hợp đồng đăng ký, tiếp nhận các tố cáo (nếu có) của người LĐ và báo cáo tình hình chung cho cấp trên nếu có yêu cầu. Trong trường hợp có tranh chấp LĐ thì người đứng ra xử lý tranh chấp là trọng tài LĐ cấp quận, huyện. Nếu tranh chấp không được xử lý, thì có thể kiện ra tòa LĐ. “Chúng tôi đang đề xuất với một số tổ chức hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các tờ rơi tuyên truyền và thí điểm tập huấn triển khai tại một số địa phương”, bà Minh nói. Dự tính cơ quan này sẽ phát hành cuốn sách cầm tay hướng dẫn các cán bộ lao động xã, phường phụ trách để họ nắm được vấn đề.
Về chuyện thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý, bà Minh khẳng định đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Khó tính làm việc 8 giờ/ngày và giờ làm thêm Tôi cho rằng ký hợp đồng với người giúp việc cũng không gặp vấn đề gì vì thực tế số tiền lương và tiền ăn ở của người giúp việc hiện tại đã là hơn 5 triệu đồng/tháng, hơn cả lương LĐ tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, tôi thấy có vấn đề ở chỗ trả tiền lương làm thêm giờ cho người LĐ. Do công việc này khó biết lúc nào là lúc làm việc và nghỉ ngơi nên nếu quy định thời gian làm việc là 8 giờ/ngày, ngoài ra tính là làm thêm giờ thì cũng khó khăn cho các chủ sử dụng. Chị Nguyễn Thanh Tuyền (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Theo TNO
Lời khai từ Singapore có giúp Dương Chí Dũng thoát án tử?
Luật sư Trần Đình Triển cho hay, ông và luật sư Trần Đại Thắng đã bay sang Singapore để xác minh một số lời khai của ông Goh Hoon Seow - Giám đốc Cty AP. Vậy lời khai GĐ Cty AP có giúp Dương Chí Dũng thoát án tử?
Trao đổi với TS, luật sư Trần Đình Triển, cho hay, trước ngày ông Dương Chí Dũng bị đưa ra xét xử phúc thẩm, ông và luật sư Trần Đại Thắng đã bay sang Singapore để xác minh một số lời khai của ông Goh Hoon Seow - Giám đốc Cty AP.
Theo luật sư Triển, lời khai của ông Goh không đồng nhất với lời khai của ông Trần Hải Sơn - TGĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines về việc ông Sơn nhận chỉ đạo "lại quả" và chia chác số tiền 1,666 triệu USD.
Dương Chí Dũng tại phiên sơ thẩm
Trong bản khai của ông Goh đã được hợp pháp hóa lãnh sự ghi rõ: "... Trong quá trình trao đổi và đàm phán với ông Trần Hải Sơn và những người của ông Sơn đại diện cho Vinalines, tôi không nói bất cứ điều gì về việc lại quả.
Theo tôi biết, ông Sơn không nói được tiếng Anh. Mọi trao đổi và thương thuyết giữa tôi với ông Sơn được thực hiện thông qua phiên dịch.
Việc thanh toán mua ụ nổi 83M được thực hiện dưới hình thức Tín dụng thư của Vinalines theo thỏa thuận mua bán. Số tiền 1,666 triệu USD là một phần của khoản thanh toán theo Tín dụng thư để trả cho việc chuẩn bị hồ sơ xin phép, thủ tục hải quan và xuất khẩu liên quan đến ụ nổi 83M. Trước khi thỏa thuận được ký, AP không hề biết Cty Phú Hà."
Cũng theo bản khai của ông Goh, ông ta không yêu cầu ông Sơn phải mở tài khoản của Cty Phú Hà tại Ngân hàng UOB.
Chi tiết về tài khoản của Cty Phú Hà là do ông Sơn thông báo cho AP để ông Goh thực hiện việc thanh toán theo tín dụng thư cho Cty Phú Hà theo thỏa thuận.
Ông Goh khẳng định trong bản khai của mình: "Tôi cũng chưa bao giờ trao đổi với ông Phúc và ông Dũng về khoản tiền 1,666 triệu USD".
Theo dự kiến, ngày 22/4 sẽ diễn ra phiên xét xử phúc thẩm ông Dương Chí Dũng và một số bị can khác có kháng cáo.
T.Nhung
Theo VNN
Vì sao vợ cựu Tổng Giám đốc Vinalines kêu oan cho chồng? Trong đơn kêu oan, bà Ngô Thị Vân (vợ của cựu Tổng Giám đốc Vinalines) đưa ra nhiều dấu hiệu chưa thỏa đáng về khoản tiền 10 tỷ đồng ông Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ. Chỉ là nạn nhân? Như tin đã đưa, trước phiên phúc thẩm vụ án Vinalines dự kiến được mở ngày 22/4 tới, bà Ngô Thị Vân...