Lùng sục mua cau bán sang Trung Quốc, giá cao chưa từng có
Sau Quảng Ngãi, gần đây tại Quảng Nam, các đại lý trên địa bàn đổ xô về các khu vực nông thôn, miền núi lùng sục mua cau bán sang Trung Quốc với giá cao chưa từng có 20.000 đồng/kg.
Ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, ngày nào cũng tấp nập người đi mua cau non. Những trái cau non chỉ to bằng ngón chân cái đã bị người dân bán cho người thu mua cau với giá dao động từ 12.000 – 20.000 đồng/kg.
Ông Hồng – một người dân ở Tiên Phước, nhà có hai hàng cau, cho biết chưa năm nào, giá cau lại đắt như năm nay. Mấy năm trước, cau rẻ như bèo, có cho cũng không ai hái, để già rồi rụng đầy gốc.
“Năm nay, mới tháng 6 đã có người đi mua cau rồi. Họ toàn mua cau non, giá cao gấp 5 lần mọi năm. Hôm qua tôi hái hai cây được 50kg, bán với giá 15.000 đồng/kg. Mừng quá chú ạ!” – ông Hồng nói.
Cau non sau khi được sấy khô, chuẩn bị xuất bán sang Trung Quốc. Ảnh: Trương Hồng
Tại cơ sở thu mua cau của ông L (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành), hàng chục công nhân hối hả bẻ trái cau từ buồng ra, cho vào lò sấy khô, phân loại. Ông L cho biết, cơ sở ông thu mua cau mấy chục năm nay, đa số mua cau non về sấy sau đó xuất bán sang thị trường Trung Quốc. Đầu tháng 6 vừa rồi, ông mua đến 20.000 đồng/kg, nhưng nay hạ còn 15.000 đồng/kg do số lượng cau hiện quá nhiều. Bình quân mỗi ngày, ông L mua 20 tấn cau non. Cứ 7kg cau non sấy khô còn 1kg, xuất bán sang Trung Quốc giá 115.000 đồng/kg. “Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo” – ông L cho biết.
“Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo” – Ông L – chủ đại lý ở Tam Xuân
Ông L đưa bịch kẹo làm từ cau ra để chứng minh lời nói của mình. Theo quan sát, có hai loại kẹo làm bằng cau được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt. Ông L mở gói kẹo cau ra cho chúng tôi ăn thử, kẹo thơm, có vị the the như kẹo bạc hà. “Họ mua cau của mình về, sau đó sấy và nấu cho tan hết hạt nhân của cau ra ngấm vào xác cau, rồi ngâm với bạc hà để làm kẹo, nên có hương thơm như kẹo bạc hà. Mỗi gói kẹo khoảng chục miếng cau (trái bổ đôi), giá bán 50.000 đồng. Như vậy mỗi miếng kẹo cau 5.000 đồng” – ông L chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Lê Muộn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết: “Cau không phải cây trồng chính nên sở không nắm được số liệu diện tích cụ thể. Việc thu mua cau non xuất hiện trên địa bàn thì sở đã nắm, nhưng chính do biến động về giá cả khó dự báo và cũng không phải cây trồng chi phối lớn trong thu nhập của nông dân, nên cứ để nông dân họ quyết định hái cau non, vì hái cau non cũng không ảnh hưởng hay hại gì đến cây cau”.
Theo Trương Hồng
Dân Việt
Chàng trai 8x mê sen đá kiếm hàng trăm triệu mỗi năm
Sinh ra và lớn lên trên thành phố Đà Lạt ngàn hoa, từ thuở nhỏ Phan Thanh Phú (SN 1987), đã yêu thích hoa cảnh. Lớn lên, với niềm đam mê sen đá, anh đã xây dựng một trang trại sen đá cảnh với quy mô 4.500 m2, cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Ghé thăm trạng trại sen đá của Phan Thanh Phú (Xuân Thành, phường 11, TP Đà Lạt), chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước quy mô khu vườn 4.500 m2 với trên 200 loại sen đá của ông chủ 8x này.
Phan Thanh Phú chia sẻ: từ khi đang đi học anh đi đã yêu thích xương rồng, sen đá... Nhiều loại cây cảnh nhỏ được anh mua về trồng để chơi và sau đó nhân giống. Sau khi học xong cấp 3, cũng từ sở thích của bản thân, anh quyết định thử bán các loại cây cảnh như sen đá, xương rồng... trồng trong vườn nhà mình.
"Mới đầu mình mang lên các tiệm bán cây cảnh thử chào hàng với số lượng ít. Sau một thời gian có của hàng đã ghé xuống vườn mua, lúc này mình cũng đã nhân ra được một số giống xương rồng và sen đá nhưng cũng không đủ bán".
Đến năm 2007, Phan Thanh Phú nhập thử một ít giống sen đá với hơn 10 loại về nhân giống trên 500m2 vườn nhà mình. Sau một thời gian cây cũng cho thu hoạch và có thể xuất bán. Nhưng lúc này anh gặp phải một khó khăn khi không tìm được đầu ra cho sản phẩm, vì hàng sen đá của Trung Quốc đại trà vào Việt Nam với giá rẻ hơn.
Lượng hàng của anh bán ra được rất ít, tồn đọng khiến anh thua lỗ ngay trận đầu tiên trên con đường kinh doanh. Khó khăn trước mắt là vậy, nhưng với nhiệt huyết, đam mê của sức trẻ, chàng trai 8x không nản lòng. Phan Thanh Phú lại bắt đầu mày mò, tìm hiểu trên mạng, sách, báo...
Qua một thời gian tìm hiểu thị trường sen đá Trung Quốc, Malaysia... anh rút ra được một kết luận rằng: các nước khác nhân giống sen đá chỉ được một mùa trong năm, còn với khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ thuận lợi cho cây phát triển quanh năm. Nghĩ vậy, năm 2009 anh liền liên hệ tìm mua các giống cây của Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... những loại Việt Nam không có về nhân giống.
Một số giống sen đá được anh chú trọng như: hạt ngọc, cá vàng, kim ngọc, sen lục bình... Cũng nhờ mát tay nên vườn sen đá của anh phát triển tươi tốt.
Phạm Thanh Phú bên vườn sen đá hơn 200 loại của mình
Thế nhưng, "vạn sự khởi đầu nan" khi đầu ra cho sản phẩm sen đá của anh vẫn chưa ổn định. Lại một lần nữa chàng trai 8x ngược xuôi đi xuống các huyện, thành phố của Lâm Đồng, thậm chí các tỉnh lân cận để chào hàng. Dần dần sen đá của anh cũng được người tiêu dùng, nhất là bạn trẻ quan tâm vì có nhiều mẫu mã đẹp.
Phan Thanh Phú chia sẻ: " các loại sen đá dễ thích nghi và phát triển ở những vùng có khí hậu ôn đới, trong đó Đà Lạt là nơi tốt nhất cho giống cây này phát triển nhanh và đẹp. Trong khi đó, tại Trung Quốc dù có rất nhiều giống sen đá, sản xuất ra với số lượng lớn, nhưng một năm thị trường này chỉ trồng được ở những tháng thời tiết mát mẻ.
Trồng sen đá lợi nhuận cao hơn nhiều loại hoa cảnh khác, vì từ khi trồng đến xuất bán chỉ 2-3 tháng, giống có thể tự sản xuất được. Hiện tại, trong vườn của Phú có hơn 200 loại sen đá thị trường đang chuộng nhất.
Giá mỗi cây sen đá tại vườn của anh xuất bán ra từ 5.000 đến 60.000 đồng, tùy thuộc loại lớn hay nhỏ và giống mới hay cũ. Khi đầu ra cho mặt hàng sen đá đã ổn định... , chàng trai 8x này lại muốn phát triển thêm.
Với quyết tâm làm giàu chính đáng, dám nghĩ dám làm Phan Thanh Phú lại gom góp hết vốn liếng từ trước có được mua thêm đất để phát triển sen đá. Với phương châm "lấy ngắn nuối dài", dần dần vốn liếng của Phú là trang trại sen đá 4.500m2, ngoài ra anh còn thuê thêm gần 1.000m2 đất để phát triển vườn ươm sen đá.
Nhân giống sen đá
Phan Thanh Phú cho biết, kỹ thuật chăm sóc sen đá không có gì là phức tạp, vì đây là loại cây thân mọng, rất dễ nhân giống, có thể nhân giống bằng hai cách là giâm đọt hoặc tách chồi lá, thích hợp trong điều kiện nhà kính, đất tơi xốp và lượng nước vừa đủ ẩm.
Không chỉ bán tại thị trường trong nước, sen đá của anh còn được xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 20 ngàn chậu/năm.
Mỗi năm trang trại của anh xuất bán ra thị trường khoảng 200 ngàn chậu, tính sơ sơ anh thu về hơn 1 tỷ đồng, trừ hết chi phí Phú bỏ túi tiền lãi khoảng 400-500 triệu đồng/năm.
Trang trại sen đá của ông chủ 8x không những đem lại lợi nhuận kinh tế cho anh, mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động của địa phương.
Nói về dự định trong tương lai, Phan Thanh Phú đang ấp ủ đưa sản phẩm sen đá xuất khẩu vào các nước Đông Nam Á vì sen đá trồng ở Đà Lạt đáp ứng được những nhu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã đẹp và giá thành rẻ. Trong khi các nước này phải nhập hàng sen đá từ các thị trường khác với giá cao hơn rất nhiều lần.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Thương lái Trung Quốc ngừng mua, đặc sản cua Cà Mau rớt gần nửa giá Người nuôi cua ở Cà Mau đang "đứng ngồi không yên" khi giá cua liên tục xuống thấp. Hiện giá cua đã giảm khoảng 30 - 40 % so với vài tháng trước. Nguyên nhân được xác định là do thị trường Trung Quốc không nhập khẩu cua, thương lái Trung Quốc đồng loạt ngừng "ăn hàng". Theo người nuôi cua địa phương,...