Lung linh ‘phố núi’ A Nôr
Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ.
Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.
Dự án Trường Sơn xanh “mở lối”Trở lại A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong những ngày cuối tháng 4/2024, cái nắng đầu hè như dịu hơn ở vùng đất được ví là “Đà Lạt” của Miền Trung này. Từ ngã ba đường Hồ Chí Minh, đi vào chưa đến 1km là điểm du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr. Hình ảnh trực quan khác hẳn trong suy nghĩ của chúng tôi trước khi về với A Nôr. Hàng chục ngôi nhà được cải tạo xinh xắn, những bảng hiệu du lịch homestay treo trước cổng lung linh. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là có Thác A Nôr nên du khách đến du lịch ở điểm du lịch sinh thái ở miền sơn cước này đông hơn tôi nghĩ.Câu chuyện phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS ở xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên Huế) bắt đầu từ năm 2008. Thời điểm đó, dự án Trường Sơn Xanh đã hỗ trợ cho thôn Đút, xã Hồng Kim tiểu dự án phát triển điểm du lịch cộng đồng ở A Nôr với kinh phí 500 triệu đồng. Bước đầu, Dự án hỗ trợ cho 3 hộ gia đình đồng bào Bru Vân Kiều là Hồ Trâm, Nhuận Thoa và 1 hộ nữa (giờ đã nghỉ do già yếu) cải tạo khu nhà sàn để làm du lịch cộng đồng. Trong số 500 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ cho 3 hộ gồm cải tạo nhà sàn, làm đường, cải tạo sân vườn còn lại phần lớn kinh phí được đầu tư cho tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn kinh doanh du lịch.
Khu Farmstay A Nôr – trang trại cá tầm của Hồ Thanh Phương ở làng du lịch cộng đồng A Nôr, thôn Đút, xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên Huế)
Đồng hành cùng Dự án để hỗ trợ đồng bào xây dựng làng du lịch cộng đồng A Nôr, UBND huyện A Lưới đầu tư thêm tuyến đường và các hạ tầng kỹ thuật trong khuôn viên điểm du lịch. Để du lịch hoạt động bài bản, chính quyền địa phương cũng thành lập Hợp tác xã du lịch sinh thái A Nôr. Sau khi khu du lịch đưa vào khai thác, lượng khách đã tăng dần, đều cho đến nay. Vào các dịp hè, lượng khách đến với A Nôr ngày một đông có thời điểm tăng đột biến.Cung đã vượt cầu, hiệu quả kinh tế từ mô hình homestay, farmstay ở A Nôr đã thấy rõ. Nhiều hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở thôn Đút đã tự bỏ tiền cải tạo nhà cửa để chuyển sang kinh doanh du lịch homestay, farmstay. Đến nay toàn thôn đã có 11 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ này. Cùng với đó, số hộ tham gia dịch vụ phụ trợ như ăn uống, nuôi trồng để cung cấp thực phẩm sạch cho du khách cũng phát triển. Đời sống đồng bào ở làng du lịch cộng đồng A Nôr theo đó cũng được nâng lên.Gia đình Hồ Trâm, một chủ khu homestay chia sẻ, mỗi năm gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định khoảng 90 triệu đồng từ các hoạt động du lịch. Số tiền đó, đủ bù chi phí cho các dịch vụ và hỗ trợ thêm cho kinh tế gia đình. Có nguồn thu nhập khá, gia đình Hồ Trâm đầu tư cho trồng rừng, làm nương rẫy nên cuộc sống cũng ổn định.Cũng như gia đình Hồ Trâm, nhiều hộ gia đình khác ở A Nôr cũng trở nên khá giả nhờ các hoạt động giao thương, du lịch. Cùng với cái được trước mắt là kinh tế đã khá lên, tư duy đồng bào cũng đã thay đổi nhanh chóng nhờ được giao thương với khách thập phương về với A Nôr. Đồng bào Bru Vân Kiều tiếp bướcTừ 3 hộ kinh doanh dịch vụ homestay, farmstay “hạt nhân” do Dự án Trường Sơn xanh hỗ trợ. Đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Đút tiếp bước xây dựng A Nôr trở thành điểm nhấn trên dãy Trường Sơn.Đến nay, điểm du lịch cộng đồng A Nôr có 11 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ homestay, farmstay. Nhờ có nguồn thu ổn định nên đồng bào có khả năng tái đầu tư cho cơ sở của mình. Trải qua nhiều năm, giờ đây A Nôr có cảnh quan bắt mắt du khách. Các dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng trở nên chuyên nghiệp hơn trước. Trong số những khu homestay tại A Nôr, khu farmstay trang trại cá tầm của vợ chồng anh Hồ Thanh Phương (40 tuổi) là một điểm du lịch được đầu tư khá bài bản.
Đến với A Nôr, du khách còn được đắm mình trong những sinh hoạt văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc
Bên cạnh những hồ nuôi cá tầm là những khu nhà sàn được xây dựng bằng gỗ với phòng ốc được thiết kế sang trọng. Khu farmstay hiện có 3 khu nhà sàn phục vụ lưu trú khách đơn lẻ hoặc đoàn với khả năng phục vụ tối đa khoảng 50 người. Các phòng nghỉ được xây dựng với kiến trúc gỗ trồng thân thiện với môi trường, có ban công và tầm nhìn đồi núi tuyệt đẹp.
Là người có trình độ, lại đang công tác tại VNPT A Lưới nên Hồ Thanh Phương có điều kiện để phát triển dịch vụ của gia đình theo được xu thế hiện đại. Năm 2009, Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Phương trở lại A Lưới ứng tuyển và được nhận vào làm việc tại VNPT A Lưới. Có việc làm phù hợp với chuyên môn ngay tại quê hương, có thu nhập ổn định là cơ sở để Hồ Thanh Phương có thể vay vốn tiếp tục đầu tư cho khu trang trại ấp ủ bấy lâu của mình.
Trải qua thời gian cần mẫn, giờ đây anh Phương đã làm chủ được kỹ thuật nuôi cá tầm từ nguồn nước tự nhiên A Lưới. Mỗi lứa thả nuôi lên đến 1.000 con giống, sau khoảng 1 năm nuôi có thể thu hoạch với giá 300.000 đồng/kg (cá từ 1kg đến 10kg). Sản phẩm cá tầm A Lưới của Hồ Thanh Phương giờ đây không chỉ là món đặc sản của khu farmstay mà đã bắt đầu có mặt trên các nhà hàng đặc sản A Lưới, TP. Huế và các vùng lân cận như Quảng Trị, Quảng Nam.
Hiện nay, khu Farmstay A Nôr – trang trại cá tầm của Hồ Thanh Phương đang hoạt động ổn định với lượng khách đạt 80% phòng lưu trú mùa hè (từ tháng 3 – tháng 8 trong năm). Nguồn thu ổn định đã giúp vợ chồng anh trang trải nợ nần, tiếp tục đầu tư mở rộng ao hồ, tạo việc làm ổn định cho 3 – 4 người dân địa phương với mức thu nhập từ 5-8 triệu đồng/người/tháng. Với vùng cao A Lưới mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp của anh Hồ Thanh Phương đang trở thành hình mẫu cho nhiều bạn trẻ học tập, phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp ngay trên chính tiềm năng của quê hương mình.Mở đường cho du lịch cộng đồng, mô hình sinh kế homestay, farmstay ở A Nôr là Dự án Trường Sơn xanh. Bằng ý chí và cần mẫn lao động, đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Đứt đã tiếp bước xây dựng A Nôr trở thành điểm nhấn lung linh trên đỉnh Trường Sơn.
Video đang HOT
Phố cổ Lệ Giang, điển hình của du lịch bền vững
Được UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới từ năm 1997, đến nay cảnh quan khu phố cổ Lệ Giang (Vân Nam, Trung Quốc) vẫn được gìn giữ một cách chân thực.
Đây được coi là một trong những điển hình về phát triển du lịch hài hòa và bền vững tại một khu phố cổ nơi vẫn còn người dân sinh sống.
Khu phố cổ Lệ Giang nằm trên vùng cao nguyên ở độ cao 2.400 mét ở Vân Nam, Trung Quốc. Khu vực di sản bao gồm 3 thành phần tách biệt là: Đại Nghiên cổ trấn (Dayan), Bạch Sa cổ trấn (Baisha) và Thúc Hà cổ trấn (Shuhe).
Những khu vực này được UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới từ năm 1997. Tại phố cổ Lệ Giang, cảnh quan vẫn được gìn giữ một cách hiệu quả và chân thực. Kiến trúc tại đây nổi bật nhờ sự pha trộn của nhiều nền văn hóa đã kết hợp với nhau qua nhiều thế kỷ.
Lệ Giang cũng sở hữu một hệ thống cấp nước cổ xưa rất phức tạp và khéo léo vẫn hoạt động hiệu quả cho đến ngày nay.
Trong đó Đại Nghiên cổ trấn là khu vực quen thuộc nhất với du khách, thường là điểm check-in không thể thiếu trong tour Lệ Giang. Vị trí gần trung tâm mua sắm và lưu trú cũng giúp Đại Nghiên cổ trấn thu hút lượng khách du lịch nhiều hơn 2 khu phố cổ còn lại.
Được hình thành từ thời Nhà Minh, Đại Nghiên cổ trấn vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lâu đời. Vô số ngôi nhà hai tầng, mái ngói, khung gỗ kết hợp các yếu tố kiến trúc và trang trí của các nền văn hóa khác nhau.
Bạch Sa cổ trấn (trong ảnh) được thành lập trước đó vào thời nhà Tống và nhà Nguyên, nằm cách Đại Nghiên cổ trấn 8km về phía Bắc. Thúc Hà cổ trấn nằm cách Đại Nghiên cổ trấn 4km về phía Tây Bắc cũng là những điểm tham quan đáng chú ý.
Từ thế kỷ 12, phố cổ Lệ Giang là trung tâm phân phối hàng hóa quan trọng cho tuyến thương mại giữa Tứ Xuyên, Vân Nam và Tây Tạng, đồng thời là nơi Con đường tơ lụa ở phía Nam nối với tuyến Trà mã đạo (Trà và Ngựa) thời kỳ cổ đại. Phố cổ Lệ Giang đã từng là một trung tâm quan trọng về giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nhóm dân tộc khác nhau như Nạp Tây (Naxi), Hán, Tạng...
Ngày nay du khách đến thăm các cổ trấn tại Lệ Giang để được chứng kiến một không gian sống hài hòa. Những khu dân cư được xây dựng vừa phải, phù hợp với cảnh quan chung mà vẫn đủ tiện nghi. Môi trường sống dễ chịu, kết hợp với nét văn hóa bản địa, nghệ thuật dân gian mang phong cách độc đáo.
Đến phố cổ ở Lệ Giang, du khách vẫn quan sát được cuộc sống thường ngày của người dân bản địa. Không có những tiếng ồn của xe cộ hay âm thanh chát chúa từ loa công suất lớn, chỉ nghe văng vẳng đâu đó những bài hát nhẹ nhàng kết hợp với tiếng ghi-ta tại các quán cả phê.
Hệ thống nước đóng một vai trò quan trọng trong phong cách kiến trúc, bố cục và cảnh quan đô thị độc đáo của Đại Nghiên cổ trấn, khi đường phố chính và các con hẻm nhỏ hướng ra các kênh đào. Nhiều nhà ở và cây cầu được xây dựng bắc qua các kênh đào một cách hài hòa.
Theo UNESCO, các khu vực Đại Nghiên, Bạch Sa và Thúc Hà mà gọi chung là phố cổ Lệ Giang vẫn giữ nguyên bố cục tổng thể, hình thái đô thị, cảnh quan đường phố và phong cách kiến trúc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, bất chấp các biến động trong lịch sử.
Những ngọn núi ở khu vực xung quanh Phố cổ Lệ Giang cũng được bảo tồn tốt. Trong đó có núi tuyết Ngọc Long (Ngọc Long Tuyết Sơn) nằm cách trung tâm Lệ Giang khoảng 1 tiếng chạy xe. Hệ thống núi này có nhiều đỉnh núi cao trên 5.000m, quanh năm tuyết phủ. Vì dãy núi rất lớn nên nhiều điểm có cáp treo, điểm lên cao nhất là hơn 4.506 mét và được coi là cáp treo đạt độ cao cao nhất Trung Quốc hiện nay.
Các di sản phi vật thể tại Lệ Giang bao gồm văn hóa Đông Ba, bản sắc người Nạp Tây và kỹ năng xây dựng khu nhà truyền thống ở phố cổ Lệ Giang đã được kế thừa và phát huy cùng với sự phát triển của xã hội. Những nét văn hóa này được thể hiện rõ hơn qua show nghệ thuật "Ấn tượng Lệ Giang" dưới chân núi tuyết Ngọc Long, khi các diễn viên chủ yếu là người dân địa phương biểu diễn phục vụ du khách.
Để bảo vệ và quản lý, phố cổ Lệ Giang đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cấp quốc gia và cấp địa phương về bảo vệ di tích văn hóa, bảo vệ các thành phố, thị trấn lịch sử và văn hóa nổi tiếng.
Buổi tối tại Đại Nghiên cổ trấn vẫn sôi động và tấp nập du khách. Những loại hình dịch vụ gây tiếng ồn, như quán bar, nhạc sống... được tập trung tại một khu vực riêng, cách xa các không gian tĩnh lặng khác. Một số hàng quán ở phố cổ Lệ Giang có thể phục vụ khách hàng đến tận 3h sáng.
Những năm gần đây, cơ quan các cấp tại Trung Quốc về quản lý và bảo vệ một Di sản thế giới như Lệ Giang đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có phản ứng tích cực với hoạt động giám sát của Ủy ban Di sản Thế giới (WHC), thực hiện nghiêm túc các quyết định của WHC, đồng thời tham vấn tổ chức chuyên môn và chuyên gia để bổ sung nghiên cứu về Giá trị nổi bật toàn cầu của phố cổ Lệ Giang.
Các công trình lịch sử như Vạn Cổ Lầu (trong ảnh) hay không gian cây xanh đều được gìn giữ nghiêm túc. Cơ quan chức năng tại Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát và quản lý việc phát triển du lịch và thương mại ở khu vực xung quanh di sản bằng cách điều chỉnh khu vực được bảo vệ. Việc ranh giới di sản và vùng đệm tại phố cổ Lệ Giang đang trong quá trình sửa đổi để bảo vệ tốt hơn Giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này.
Khám phá Itaewon - "khu du lịch đặc biệt đầu tiên" ở thủ đô Seoul Với khoảng 2.000 cửa hàng và cửa hiệu trải dài trên mọi con phố, du khách có thể trải nghiệm bầu không khí đa văn hóa tại khu phố Itaewonm, thuộc quận Yongsan, trung tâm Seoul. Khu phố Itaewon (thuộc quận Yongsan, trung tâm Seoul) từ lâu đã được mệnh danh là một "khu phố Tây" ở Xứ sở Kim chi, nơi mọi...