Lung linh bãi đá ở biển Cổ Thạch
Trên cung đường biển dài hơn 1km, những bãi đá của biển Cổ Thạch cực kỳ ấn tượng với vẻ lung linh như những viên ngọc nhiều màu sắc, lúc lại xù xì như những con quái vật biển khổng lồ.
Bãi biển Cổ Thạch thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Có hai hướng để đến nơi đây, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch. Hướng thứ hai từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều ôm gọn những cung đường biển tuyệt đẹp, hay bức tranh đồi cát bao la.
Toạ lạc tại một nơi vắng vẻ, ít dịch vụ, biển Cổ Thạch rất vắng du khách. Điều đó cũng lý giải tại sao được đưa vào khai thác từ lâu, nơi này vẫn giữ nguyên nét hoang sơ. Như các bãi biển khác của “vùng đất Lửa” Bình Thuận, biển Cổ Thạch trong veo, xanh biếc, với lượng sóng vừa phải nhưng nhanh và mạnh. Cách tắm vui nhất không phải là nhảy lên cùng những đợt sóng, mà nhắm mắt, thả người thư giãn trên phao, nghe sóng dập dìu, gió mát rượi. Đừng sợ việc thư giãn trên phao sẽ khiến bạn trôi xa khỏi bờ, bởi những đợt sóng ở đây rất bất chợt. Lúc bạn tưởng như đang được nâng niu, thoải mái hoàn toàn, thì sẽ có một đợt sóng mạnh đến mức, dù cố giữ thăng bằng đến mấy, chiếc phao cũng lật úp, kéo theo bạn rơi xuống biển.
Ngoài tắm biển, du khách còn thích thú với những tảng đá to với nhiều hình dạng nằm co cụm thành nhóm gần bờ. Có tảng đá nhìn như con voi đang cong vòi phun nước, có tảng giống con đà điểu đang trầm mình thư giãn bên hồ nước sau một chuyến du hành, có tảng lại giống như bàn tay đang nắm lại, và chỉ về một nơi xa xăm trên biển. Người thích cảm giác mạnh thích khám phá các ngóc ngách bí ẩn giữa các tảng đá. Người thích tạo dáng, “lả lơi” bên những tảng đá, ghi lại những shoot hình ấn tượng. Trẻ em lại thích mò mẫm bắt những chú ốc đá xinh xắn, những chú cá nhiều màu bỏ vào chai làm kỷ niệm.
Rời bãi đá khổng lồ, men theo bờ biển khoảng 300m, du khách sẽ thấy một bãi đá quy tụ hàng trăm ngàn viên sỏi phong phú về hình dáng như vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi… Không chỉ đa dạng về hình dáng, những viên sỏi ở đây có nhiều sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam, đỏ… với những đường vân rất đẹp. Dưới những đợt sóng và ánh nắng, cả bãi đá ánh lên những gam màu lung linh như những viên ngọc thuần khiết nhất.
Video đang HOT
Lung linh sắc cầu vồng tại bãi đá 7 màu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tới thăm ngôi chùa hướng về biển xanh
Chùa Hang là một ngôi chùa khá đặc biệt của thành phố Phan Thiết khi nằm trên núi cao và hướng thẳng ra biển. Chùa vừa mang vẻ uy nghi, vừa tuyệt đẹp về kiến trúc.
Nghe lời một người quen giới thiệu về ngôi chùa trên núi cao hướng nhìn ra biển xanh ngắt với bãi đá bảy màu đẹp lung linh tôi chẳng ngại ngần mang ba lô lên đường. Vừa để tìm thêm một điều mới lạ, vừa coi như một chuyền lễ Phật đầu năm.
Một bức tranh kể về điển tích phật giáo
Nằm cách thành phố Phan Thiết chừng 110km, Chùa Hang (tên thường gọi của Cổ Thạch tự) nằm tách biệt trên một ngọn đồi cao cách xa khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống bên ngoài. Không khí trầm lắng, thanh tịnh khác hẳn với những ngôi chùa ở Sài Gòn quanh năm ồn áo náo nhiệt. Có lẽ vì thế mà dù có rất nhiều người tới đây lễ Phật mỗi ngày nhưng dường như ai cũng cố gắng để giữ cái không khí yên ắng nơi cửa Phật bình yên này.
Tượng quan thế âm bồ tát với hướng nhìn ra biển xanh
Cổ Thạch là một vùng núi đá rộng ngút ngàn, gồm hàng triệu khối đá lớn nhỏ với hình dạng kỳ thú riêng biệt. Có những tảng đá lớn như bàn thạch, úp chồng lên nhau tạo nên muôn vàn thế đá kỳ vĩ. Hàng triệu khối đá nơi đây đều là nguyên sinh và thô mộc, không hề có sự sắp đặt của con người.
Một am thờ trong hang đá
Chính điện chùa nằm giữa những khối đá tự nhiên, có những nhà thiền, khu thờ tự nằm lọt thỏm giữa những khoảng không do những phiến đá lớn ghép lại với nhau tạo thành.
Với tổng thể gồm nhiều các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị lịch sử như các bức hoành phi, câu đối các văn bản hán nôm có từ ngày chùa được xây dựng.
Phần chùa chiền và các am cốc hay các miếu nhỏ xây dựng trên cùng miêu tả cuộc đời Đức Phật và các chư vị Bồ Tát với những bức tượng Phật màu xanh da trời hay những bức tranh sinh động được vẽ ngay trên những khối đá khổng lồ trong khuôn viên chùa. Trên mỏm núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Tại đây có đỉnh gọi là đỉnh Linh Thứu mô tả các tích điển trong Phật Giáo.
Ngọn tháp lớn nằm trên đỉnh núi
Tháp chuông cổ nằm trên 1 mỏm đá
Một điều nữa làm nên vẻ đẹp khác biệt của ngôi chủa cổ này chính là bãi đá Cà Dược nằm ngay dưới chân núi Cổ Thạch. Bãi đá bảy màu với những viên đá nhở mang nhiều màu sắc khác nhau nằm trên bờ biển hoang sơ trải dài theo chân núi xung quanh chùa. Cùng với những khối đá lớn mang nhiều hình thù khác nhau nằm đầy trên bờ và mặt biển tạo nên một thắng cảnh tự nhiên tuyện đẹp. Dưới cái nắng Bình Thuận, bãi đá bảy màu càng thêm lấp lánh khi được những con sóng biển tràn qua.
Đến với chùa Hang ta không chỉ được thả mình trong không khí thanh tịnh chốn cửa Phật mà còn được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ nơi đây. Một nơi để ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sự kết hợp giữa tạo hóa và bàn tay khóe léo của con người.
Theo aFamily
Linh quy đá và những "quái hình" bí ẩn Ông Quách Văn Diệt ở thôn Phi Long nhặt được rùa lạ bằng đá trắng với những vết đẽo gọt như vô tình, như hữu ý khiến ai nấy đều rất tò mò. Chúng tôi đã tìm đến nhà ông Diệt để tận mắt chứng kiến và ghi lại những câu chuyện ly kỳ xung quanh rùa đá. Tình cờ hay hữu ý?...