Lún nền đất, TP.HCM đối mặt nguy cơ ngập nặng
Các chuyên gia dự báo tình trạng ngập úng tại TP.HCM vẫn còn kéo dài bởi nhiều lý do như việc thực hiện quy hoạch chậm, thiếu vốn… Đáng chú ý, thành phố còn có nguy cơ ngập nặng hơn do tình trạng lún nền đất tại nhiều khu vực.
Tại hội nghị chuyên đề Giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước TP.HCM chiều 17.5, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước, Trung tâm điều hành chống ngập nước TP.HCM đánh giá công tác chống ngập tại thành phố chưa hiệu quả. Trong đó, nguyên nhân chính là việc triển khai quy hoạch chống ngập quá chậm, hệ thống cống thoát nước chưa đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định nguy cơ ngập úng tại thành phố sẽ nặng hơn do hiện tượng lún đất, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… PGS.TS Lê Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Trắc địa bản đồ TP.HCM cảnh báo, công tác chống ngập tại TP.HCM hiện đang đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là tình trạng lún đất.
Theo nghiên cứu của ông, tại các huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè thuộc quận 8, phía tây quận 7, phía tây bắc quận 2, phía đông quận 12, quận Bình Tân, Thủ Đức…, trung bình mỗi năm lún từ 5-10mm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của các dự án chống ngập của TP.HCM do sai số về độ cao khi thi công. Ông dẫn chứng có những tuyến đường mặc dù cao độ đến 2m nhưng vẫn bị ngập do sai lệch khi mặt đất thấp và sự dâng cao của nước biển.
Việc triển khai quy hoạch chống ngập được cho là quá chậm, hệ thống cống thoát nước chưa đạt yêu cầu.
Đại diện Trung tâm Chống ngập dẫn chứng, theo quy hoạch (quy hoạch 752), đến năm 2020, TP.HCM sẽ có 6.000km cống nhưng đến nay chỉ có khoảng 2.590km. Trong khi đó, thành phố vẫn chưa có hồ điều tiết thoát nước mưa dù quy hoạch có đến 140 hồ điều tiết. Ngoài ra, hệ thống cống ngăn triều tại thành phố hiện cũng chỉ có một cống nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Trong khi việc thực hiện các dự án chống ngập hiện đang bị trì trệ bởi thiếu vốn.
Để hạn chế ngập, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng các hồ điều tiết thoát nước mưa, hạn chế tình trạng lún nền đất tại thành phố bằng cách hạn chế khai thác nước ngầm. Đặc biệt thành phố cần triển khai và sớm hoàn thành các dự án chống ngập theo quy hoạch 752 và quy hoạch 1547. Tuy nhiên để thực hiện các dự án cần số tiền lên đến 97.000 tỷ đồng. Đây đang là một trong những thách thức trong công tác chống ngập – một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố.
Theo Danviet
Video đang HOT
Cống ngăn triều đầu tiên của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Cống ngăn triều đầu tiên của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đang bước vào công đoạn gác dầm, đánh dấu hoàn thành cơ bản công tác xây dựng để chuẩn bị cho việc lắp các cửa van và hệ thống vận hành.
Sau hơn 1 năm 6 tháng thi công, vào đầu năm 2018, các đơn vị thi công đã tiến hành gác dầm cho công trình cống kiểm soát triều Phú Xuân - 1 trong 6 cống kiểm soát triều quy mô lớn thuộc Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - Giai đoạn 1. Đây là cống đầu tiên được lắp dầm và là công trình có tiến độ sớm nhất trong các cống kiểm soát triều lớn của dự án với khối lượng đạt 70%.
Dầm cống Phú Xuân là phần bắc ngang giữa các trụ pin. Trong quá trình thi công, dầm sẽ được sử dụng như sàn công tác - khu vực thi công cho công nhân. Sau khi hoàn thành, phần dầm này được thiết kế trở thành phần cầu đi lại, tăng mỹ quan công trình cũng như phục vụ nhu cầu dân sinh.
Các đơn vị thi công đang thực hiện công đoạn gác dầm cống ngăn triều Phú Xuân, một trong 6 cống ngăn triều lớn của dự án.
Đại diện Trung Nam Group cho hay, công đoạn gác 2 dầm cống được thực hiện để bắc giữa trụ pin T1 - T2 và trụ pin T2 - T3. Mỗi dầm cống dài 40m, cao 1,7m, rộng 2,4m, gác tại cao trình 8,65m so với mặt nước.
Trong quá trình gác dầm, giao thông thuỷ trên khúc sông vẫn hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng. "Việc gác dầm là một cột mốc quan trọng, đánh dấu hoàn thành cơ bản công tác xây dựng, chuẩn bị cho việc lắp cửa van và hệ thống vận hành nhằm đưa cống ngăn triều Phú Xuân vào hoạt động", vị đại diện này cho biết.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - Giai đoạn 1 được khởi công và triển khai thực hiện vào ngày 26.6.2016, do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) làm chủ đầu tư. Dự án gồm 6 cống kiểm soát triều (Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định), 25 cống nhỏ dưới đê và xây dựng 7,8km đê bao xung yếu thuộc bờ hữu sông Sài Gòn. Tổng mức đầu tư là 9.926 tỷ đồng. Đến nay dự án đã đạt 65% khối lượng và dự kiến hoàn thành trong năm 2018.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giải quyết ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực TP.HCM, phía bờ hữu sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, dự án này còn chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước của các dự án thoát nước đô thị (QH752) thông qua hệ thống các trạm bơm đặt tại các cống kiểm soát triều. Ngoài ra công trình này còn góp phần cải tạo cảnh quan và môi trường nước trong khu vực dự án, hỗ trợ trữ nước mưa khi có mưa kết hợp với triều cường và đảm bảo giao thông thuỷ theo cấp và quy định của thành phố.
Hệ thống 6 cống ngăn triều lớn của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, cống Phú Xuân được xây dựng trên rạch Đĩa, huyện Nhà Bè.
Theo thiết kế, cống có khẩu độ 80m, gồm 2 bộ van cống, 3 trụ pin.
Đây là cống được thi công nhanh nhất so với các cống khác với khối lượng hoàn thành trên 70%.
Đơn vị thi công đang thi công các hạng mục trong phạm vi công trình.
Trong thời gian thi công, tàu thuyền qua lại trong khu vực vẫn được đảm bảo.
Mặt bằng thi công công trình thông thoáng.
Mới bước vào đầu năm 2018, các đơn vị thi công đã chuyển sang công đoạn gác dầm cống để chuẩn bị cho việc lắp các cửa van và hệ thống vận hành.
Dự kiến công trình sẽ hoàn thành và được đưa vào sử dụng trong năm 2018.
Theo Danviet
Ai sẽ quản lý siêu máy bơm chống ngập? Sau một thời gian chuẩn bị, siêu máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã được vận hành thử nghiệm và mang lại hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, số phận của siêu máy bơm này sau đó ra sao vẫn còn là câu hỏi. Mới đây, Công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Quang Trung đã...