‘Lùm xùm’ Anh Thơ và các ‘anh hùng bàn phím’ sau cú sốc thần tượng
Cộng đồng mạng, người hâm mộ đang xôn xao với nhiều vùng ‘cảm xúc’ trước việc ca sĩ Anh Thơ xin rút lui không tham gia chương trình ‘Mạch nguồn Ví, Giặm’.
Trước sự cố này, nữ ca sĩ nhận lỗi vì đã sơ suất nhìn nhầm lịch nên nhận trùng hai chương trình vào cùng một tối. Nhưng mạng xã hội râm ran thông tin nữ ca sĩ đòi cát-sê 86 triệu đồng cho hai bài hát, không thương lượng được nên đột ngột bỏ show. Những “ anh hùng bàn phím” sau cú sốc với thần tượng của mình có trời mà ngăn được họ nhấp chuột … “thuyết âm mưu”.
Ca sĩ Anh Thơ.
“Quy luật” không có lửa làm sao có khói vẫn điều tiết không ít người, nên có nhầm cũng chịu nỗi oan Thị Kính. Cuộc sống, dẫu trên lĩnh vực nào, nhiều tình huống thường xảy ra bất ngờ, không giống nhau, bài học kinh nghiệm lần trước tuy đã thuộc, không chắc vận dụng được cho lần sau. Căn cốt vẫn là văn hóa trong một con người nói chung hay khi con người đó là nghệ sĩ, là nhà giáo hay “hai trong một” nói riêng.
Đã thành danh, để phục vụ người hâm mộ ngày càng tốt, để phát triển bản thân, để có cát-sê từ cao đến… khủng thì không thể, hoàn toàn không thể một mình lo từ A đến Z. Trang phục, trang sức, trang điểm cần lắm nhưng còn viết, phát ngôn những hợp đồng sắc về lý, rộng về tình, mở hướng “tới” cùng “lui”, đòi hỏi sự cộng tác của các chuyên gia am hiểu sâu từng lĩnh vực liên quan – vô cùng cần thiết.
Video đang HOT
Tiền đâu trả lương cho họ? Cứ hạch toán và “share” cho mỗi show diễn. Cát-sê sẽ đội giá, có thể, song an toàn là điều kiện cần để mỗi nghệ sĩ bước chắc và lên cao trên nấc thang sự nghiệp. May hơn khôn, đến đâu hay đó chỉ là thành công nhất thời, cá biệt.
Hiểm họa từ mạng xã hội là thực tế khi chẳng may người của công chúng chia sẻ thiếu trong sáng, non chuẩn mực, lỏng kỹ năng, nông kiến thức. Thời gian qua, có nghệ sĩ mắc phải, giá phải trả đôi khi tiêu hoang bao công sức gầy dựng trong thời gian dài. Nháy mắt, từ một chia sẻ hay hành vi của giới nghệ sĩ có thể gây bùng nổ khó lường và ngàn năm “bia Google” vẫn còn trơ trơ. Xã hội, hiện có hai tương tác, thật – xa (ảo), để thích ứng với nó, cần luôn học hỏi, chia sẻ và hợp tác một cách chuyên nghiệp!
Xem các phim Trung Quốc mới thấy, nước họ bây giờ, luật sư trở thành lực lượng không thể thiếu trong hoạt động của nhiều giới tại Đại lục. Hay cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, gần đây lùm xùm nhiều vụ kiện, đến hầu tòa cùng với ông là dàn luật sư tiếng tăm. Tôi không có ý so sánh nhưng xin lưu ý rằng, xã hội ngày càng hiện đại, giàu có thì mặt trái có thể càng khốc liệt. Nếu phải liên lụy, chính sự chuyên nghiệp giúp ta không bị nhấn chìm xuống “dòng sông 4.0″.
Một lần, trong bài viết nghị luận xã hội (Ngữ văn lớp 11) tại trường tôi làm hiệu trưởng, lấy phát biểu của một thành viên trong ban nhạc BTS. Đề ra: “Thành viên Kim Nam Joon (RM) của BTS đã có một bài phát biểu ngắn truyền cảm hứng đến với giới trẻ. Hình ảnh một nhóm nhạc Kpop có thể đứng tại Liên Hiệp Quốc phát biểu đã nhận được sự ủng hộ và hàng loạt lời khen ngợi từ cư dân mạng. RM nói: ‘Hôm qua, tôi chính là tôi. Hôm nay, tôi vẫn là tôi, với tất cả lỗi lầm của tôi và những sai lầm của tôi. Tôi yêu bản thân vì những gì đã trải qua, đang trải qua và sẽ trở thành’. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên”. Phát biểu đó chắc được gọt giũa bởi chuyên gia truyền thông cộng tác với BTS (một ban nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc).
Để học ăn, học nói luôn cần sự hợp tác và cả trui rèn, mỗi nghệ sĩ không chỉ vì “cơm áo gạo tiền” mà họ cần truyền cảm hứng đến fan hâm mộ. Năng lượng tích cực này, khi được cung cấp sẽ giúp công chúng nghĩ hay, làm đẹp cho họ, gia đình, cộng đồng, góp phần quan trọng cho cuộc sống an vui. Một nghệ sĩ, hai nghệ sĩ …, n nghệ sĩ – mỗi người nói lời hay, làm việc tốt, cháy hết mình cùng khán giả, diễn xuất thu hút khán giả, đây chính là hành trình góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tạo thành sức mạnh to lớn, xây nước Việt mạnh giàu. Khi ấy và trong lộ trình ấy, cát-sê cao ư? Chuyện thường thôi! Và, hủy show, chuyện chẳng đặng đừng nhưng tuyệt nhiên không vì… “cây nhà lá vườn”!
'Tôi xấu hổ khi đọc ý kiến trên mạng về vụ Anh Thơ'
'Tôi buồn, băn khoăn và cũng tự xấu hổ khi đọc một số ý kiến trên mạng xã hội, từ 2, 3 phía', PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ.
Ngồi quán cà phê không ở trung tâm Hà Nội, vậy mà chương trình Mạch nguồn Ví, Giặm vẫn là đề tài được nhiều người quan tâm, câu chuyện của ca sĩ Anh Thơ cũng không ít ý kiến.
Tôi là một người xứ Nghệ, tham gia sinh hoạt Hội đồng hương Nghệ An khi cần. Vui vì có một chương trình nghệ thuật vinh danh 5 nhạc sĩ tài hoa - nhà văn hóa xuất sắc xứ Nghệ: Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Tài Tuệ, Hồng Đăng, An Thuyên, Nguyễn Trọng Tạo. Tôi buồn, băn khoăn và cũng tự xấu hổ khi đọc một số ý kiến trên mạng xã hội, từ 2, 3 phía.
Tôi không bênh vực hay phê phán bằng cảm tính một bên nào. Ở đây, cần lấy một số tiêu chí, nguyên tắc để bàn luận, minh định:
Nhiệt tình, trách nhiệm: Cần lắm, nhưng phải đúng việc, đúng vai.
Chuyên nghiệp: Phải từ tư duy đến cách làm. Trong văn học, nghệ thuật, giới nghiên cứu tạm chia 2 lĩnh vực: chuyên nghiệp/chính quy và không chuyên nghiệp/phong trào. Theo đó, có 2 bộ phận tương ứng: tinh hoa/đỉnh cao và đại chúng/quần chúng. Hai bộ phận này gắn bó, tương hỗ cho nhau nhưng không được đánh đồng, cào bằng.
Văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp phải để cho giới chuyên nghiệp làm, đó là nguyên tắc. Với chương trình Mạch nguồn Ví, Giặm, Hội đồng hương (HĐH) chỉ nên lo khâu kêu gọi, vận động tài chính, tài trợ và một số khâu tổ chức (có tính hành chính)... Ngay việc mời ca sĩ tham gia, hát bài gì, thu âm, phối khí ra sao là do đạo diễn/Tổng đạo diễn mời, ký hợp đồng, HĐH làm việc đó có lẽ không nên, không quen (và bây giờ đang phải gánh chịu một số phiền muộn).
Một số người chả biết gì về nghệ thuật cũng khoe "đi duyệt chương trình"! Ơ, ai làm cũng được, ai duyệt cũng xong ư? Chuyện xảy ra với ca sĩ Anh Thơ không nên vội vã bàn tán, càng không nên "ném đá" phũ phàng, thô bạo, phi văn hóa.
Thỏa thuận bồi dưỡng (tiền nong) là việc tế nhị, không nên vô tư/vô tâm công bố một cách "hồn nhiên", công khai. Chưa kể, công bố sai càng nguy hại cho mấy phía. Trong bóng đá, tiền chuyển nhượng, tiền "lót tay" cho cầu thủ chỉ được phép công khai khi các bên đồng tình, ai vi phạm có thể bị phạt, bị kiện ra tòa.
Ở đây, ca sĩ khi đã nhận lời biểu diễn cũng phải giữ lời hứa, muốn thay đổi, phải được bên tổ chức (đúng ra là đạo diễn/Tổng đạo diễn) đồng ý, HĐH đừng ôm việc này.
Chất văn hóa, nhân văn: Chúng ta đang đối diện với một câu chuyện, một vấn đề văn hóa. Hơn nữa, là câu chuyện nghệ thuật. "Văn học, nghệ thuật là một lĩnh vực rất quan trọng và đặc biệt tinh tế của văn hóa" (NQ 23-NQTW của Bộ Chính trị, khóa X). Vậy khi thực hiện, trao đổi, thảo luận, tranh luận cần thái độ, trình độ văn hóa, nhân văn, sự tế nhị, tinh tế. Một số người (không nhỏ), khi bàn về Mạch nguồn Ví, Giặm, về Anh Thơ và (cả bản thân Anh Thơ nữa) đã đi chệch ít nhiều khỏi các phẩm chất văn hóa, nhân văn.
Không nên như vậy!
Để chương trình thành công, để không làm tủi phiền hương linh 5 nhạc sĩ, mong những ai đó nhìn nhận đúng, có trách nhiệm với sự việc, dừng việc lên án, phê phán thái quá như mấy ngày qua.
Con trai nhạc sĩ An Thuyên và khán giả bức xúc việc Anh Thơ bỏ diễn đêm nhạc tri ân 5 nhạc sĩ nổi tiếng xứ Nghệ vào phút chót Anh Thơ hiện liên tục bị nhắc đến trong suốt ngày nay vì vụ việc bị tố bỏ diễn đêm nhạc tri ân 5 nhạc sĩ nổi tiếng xứ Nghệ. Dù đã lên tiếng nhưng khán giả yêu nhạc vẫn bức xúc vụ việc này. Anh Thơ là ca sĩ bị nhắc tên suốt ngày hôm nay vì bị tố bỏ diễn đêm...