“Lụm tiền” ENDGAME chưa xong, Black Panther bị anh em Russo “rủ rê” bỏ Wakanda đi làm cảnh sát!
Avengers: Endgame chỉ vừa mới hạ nhiệt, anh em nhà Russo cùng Black Panther lại tiếp tục đổ lửa cho mùa phim năm nay bằng phim hành động, hình sự mới có tên “21 Bridges”.
Không còn những công nghệ tối tân của Wakanda, không còn những kỹ xảo CGI rườm rà trong Black Panther, người hâm mộ sẽ nhìn thấy một Chadwick Bosemantrong hình ảnh một thanh tra cảnh sát đời thường nhưng không hề mất đi chất hành động, trinh thám đặc trưng vốn có.
Trailer “21 Bridges”.
Tại sao lại là 21 Bridges (21 Cây Cầu)?
Bộ phim được lấy bối cảnh tại thành phố Manhattan hoa lệ. Một ngày nọ, khi đột kích vào một vụ cướp, tám cảnh sát đã bị lấy mạng bởi một băng đảng có vũ khí và kỹ năng sát thủ điêu luyện. Để tóm gọn tội phạm, lần đầu tiên trong lịch sử, hòn đảo Manhattan hoàn toàn bị biệt lập, toàn bộ 21 cây cầu nối liền ra bên ngoài thành phố đều bị phong tỏa.
Chadwick Boseman vào vai thanh tra Andre Davis. Luôn ám ảnh bởi cái chết của cha mình, vốn cũng là một cảnh sát, anh xông pha vào vụ án để săn tìm thủ phạm. Nhưng dần dần, kẻ đi săn lại biến thành con mồi. Thám tử Andre rơi vào một vòng xoáy tội phạm và những âm mưu đầy nguy hiểm. 21 Bridges hứa hẹn sẽ đưa khán giả vào một cuộc truy bắt nghẹt thở cùng những màn đấu trí đầy căng thẳng.
Khán giả có thể tạm quên vua Wakanda đi và chào đón một thanh tra táo bạo.
Chadwick Boseman: Anh hùng Marvel da màu đầu tiên hay viên thanh tra cảnh sát cần mẫn?
Tên tuổi của Chadwick Boseman gắn liền với siêu phẩm Black Panther hồi năm ngoái. Vào vai Chiến Binh Báo Đen, anh hùng da màu đầu tiên của MCU, Chadwick gây ấn tượng bởi tính cách vừa ngầu vừa lạnh cùng kỹ năng diễn xuất cảnh hành động cuốn hút. Không những thế, nội tâm nhân vật từ hoàng tử T’Challa cho đến vua Wakanda cũng được anh truyền tải thuyết phục và ấn tượng.
Black Panther sẽ sớm tiếp tục có phần hai. Đồng thời với nó, Chadwick Boseman sẽ góp mặt trong phim truyền hình của Netflix mang tên Da 5 Bloods, một bộ phim về chiến tranh Việt Nam do Spike Lee làm đạo diễn. Bộ phim đã được khởi quay tại Việt Nam từ hồi tháng Ba và bất ngờ hơn, Da 5 Bloods còn có sự góp mặt của đả nữ Ngô Thanh Vân.
Chadwick Bose qua Black Panther đã đại diện cho cộng đồng người gốc Phi một cách hoàn hảo, mang bản hùng ca Wakanda vang khắp thế giới.
Trước tiếng vang của Black Panther, ít người biết rằng Chadwick Boseman đã có một sự nghiệp điện ảnh bền bỉ hơn 15 năm, đặc biệt chuyên trị dòng phim hình sự – tội phạm. Trong đó không thể không nhắc đến hai tác phẩm điện ảnh trinh thám, hành động nổi bật là Message From The King (2016) và Marshall (2017). Hơn thế nữa, anh đã góp mặt trong các bộ phim truyền hình “cảnh sát hình sự Mỹ” từ rất lâu như Cold Case (2008), Castle (2011), Justified (2011), v.v…
Thực ra thì “phá án, bắt tội phạm” mới chính là nghề chính của Chadwick Boseman.
Như vậy, nhân vật thám tử Andre Davis trong 21 Bridges chính là vai diễn đo ni đóng giày cho anh. Hy vọng lần này khán giả thế giới sẽ đón nhận Chadwick Boseman với một góc nhìn khác, một thám tử mưu mẹo trong những phân cảnh hành động đầy căng thẳng nghẹt thở, bởi lẽ anh đã là một điểm sáng của dòng phim này từ rất lâu rồi.
21 Bridges được sản xuất bởi hai anh em quyền lực nhà Russo, những người đã tạo ra siêu phẩm Avengers: Infinity War và Avengers: Endgame.
21 Bridges sẽ chính thức khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 27/9.
Theo trí thức trẻ
7 chi tiết mà fan DC có thể vỗ ngực tự hào vì Aquaman "cool" hơn Black Panther nhiều lần
Dù chỉ ra mắt duy nhất một phim trong năm 2018 nhưng "Aquaman" khiến fan DC "nở mày nở mặt" với chất lượng khá tốt.
Ra mắt cách nhau gần một năm nhưng Aquaman ( Aquaman: Đế Vương Atlantis) và Black Panther ( Chiến Binh Báo Đen) thường xuyên bị đưa lên bàn cân bởi nội dung khá tương đồng. Cả hai đều xoay quanh cuộc chiến tranh giành ngai vàng ở những vương quốc tách biệt trên Trái đất. Tuy nhiên, bom tấn nhà DC dường như vượt trội hơn hẳn.
1. Ai cũng có vai trò cụ thể
Những bộ phim siêu anh hùng ngày nay thường có sự xuất hiện của nhiều nhân vật không thật sự cần thiết, dù chỉ để đóng vai trò "cây hài", phản diện phụ hay để gợi mở cho những phần hậu truyện. Everett Ross (Martin Freeman) hay Nakia (Lupita Nyong'o) đều không có mục đích cụ thể và dễ dàng bị thay thế bởi các nhân vật khác như Shuri (Letilia Wright).
Với Aquaman, không nhân vật nào bị bỏ phí. Từ Vulko (Willem Dafoe) cho tới vua Nereus (Dolph Lundgren) vẫn đóng vai trò quan trọng trong mạch truyện. Với nội dung đơn giản, James Wan không cần thêm thắt vào quá nhiều nhân vật để mọi thứ trở nên phức tạp. Ngay cả Black Manta (Yahya Abdul-Mateen II) hay tiến sĩ Shin (Randall Park) cũng có tầm ảnh hưởng cụ thể trong phim và cả sau này.
2. Kỹ xảo hoành tráng
Wakanda là sự kết hợp giữa truyền thống châu Phi với công nghệ cao, nhưng vẫn bị kẹt ở những địa điểm quen thuộc. Trừ một cuộc rượt đuổi ngắn ở Hàn Quốc, phim chủ yếu chỉ nằm gói gọn tại Wakanda. Điều này khiến phần kỹ xảo khó mà hoành tráng với nhiều lỗi phông nền xanh xuất hiện rải rác xuyên suốt tác phẩm.
Aquman đã đưa phần kỹ xảo lên một tầm cao mới. So với Atlantis, Wakanda như... một ngôi làng thì đúng hơn. Ngay cả những cảnh quay trên mặt đất tại Sahara hay Sicily cũng có nhiều phút giât đắt giá. Không bối cảnh nào bị trùng lặp quá lâu và mọi thứ đều mang lại cảm giác chân thật.
James Wan và các đồng nghiệp đã làm được điều không tưởng với màu sắc, định hướng hình ảnh sáng tạo và góc máy quay tuyệt vời.
3. Phát triển nhân vật mạnh mẽ
Vào cuối phim, các nhân vật trong Aquaman đều rất khác biệt so với lúc bắt đầu. Là một người tốt nhưng ưa nổi loạn và thiếu tinh thần trách nhiệm, Arthur Curry (Jason Momoa) đã biết chấp nhận ngôi vua Atlantis cũng như nghĩa vụ bảo vệ cả hai thế giới của mình. Vốn thù ghét nhân loại và "chảnh chọe", Mera (Amber Heard) trở thành một người ấm áp và nhân hậu. Ngay cả Orm (Patrick Wilson) cũng đã biết chấp nhận việc bản thân không xứng đáng với ngôi vua mà gã từng tự hào.
Với Black Panther, tính cách của T'Challa (Chadwick Boseman) không có bất kỳ sự thay đổi nào. Anh vẫn là một vị vua của Wakanda như trước, sự khác biệt chỉ đến từ việc công khai với thế giới mà thôi. Trong khi đó, dàn nhân vật phụ cũng chẳng có sự phát triển nào rõ rệt.
4. Trận chiến cuối phim tuyệt vời
Đoạn kết của Black Panther khiến bộ phim bị kém chất lượng đi rất nhiều bởi kỹ xảo chưa hoàn thiện. Mặc dù có những cảnh hành động nổi bật trước đó, pha trộn giữa nhiều pha đánh đấm thực tế và kỹ thuật số nhưng toàn bộ phần sau khiến người xem cảm thấy nửa vời và giả tạo. Trận chiến giữa hai Black Panther và đoàn Vibranium thì thật sự kém.
Trong khi đó, trận đánh cuối cùng của Aquaman sử dụng kỹ xảo mãn nhãn đến mang đến những trải nghiệm choáng ngợp. James Wan đã tái hiện được phiên bản Lord of the Rings dưới "thủy cung". Một cuộc chiến hoành tráng với cá mập, khủng long, Karathen và cả những vũ khí công nghệ cao khiến khán giả như lạc vào một thế giới chỉ có trong mơ.
5. Yếu tố hành động
Dù là một đạo diễn chuyên trị phim kinh dị nhưng James Wan không hề kém hành động một tí nào. Trường đoạn ở Sicily là một ví dụ điển hình với phong cách long-take (cú máy dài) kéo dài theo những bước chuyển động của nhân vật. Anh cũng thay đổi góc quay liên tục trong những phân cảnh chiến đấu để mang đến những trải nghiệm trực quan và kịch tính nhất.
Ryan Coogler cũng không hẳn là lép vế với cảnh hành động ấn tượng tại Hàn Quốc. Ông cũng sử dụng phong cách long-take cho trận đánh trong sòng bài rồi chuyển sang màn rượt đuổi ấn tượng trên đường phố. Tuy nhiên, đó cũng là điểm sáng nhất của Black Panther. Những pha cận chiến bị cắt cảnh quá nhiều nên chẳng thể tạo nên sự hấp dẫn cần thiết. Trận chiến cuối cùng được biên đạo kém khiến cái kết trở nên hụt hẫng.
6. Xây dựng thế giới
Black Panther tạo ra một đất nước có nhiều bộ lạc với văn hóa và cách sống khác biệt. Song, chỉ có hai nơi là thực sự xuất hiện trên phim. Về phần mình, Aquaman đã ghé thăm hầu hết các vương quốc được nhắc đến như Xebel, Atlantis, The Brine (Biển Mặn), The Deserter (Sa Mạc Quốc), Fisherman (Ngư Phủ) và The Trench (Vực Sâu). Mỗi nơi đều có tạo hình, kiến trúc đặc trưng.
Hiệu ứng hình ảnh độc đáo khiến các địa điểm trong phim đều có sự khác biệt rõ nét. Đội ngũ thiết kế đã làm được điều không tưởng khi phân biệt mỗi xã hội thông qua màu sắc và tạo hình nhân vật để chỉ ra mức độ kinh tế và xã hội của họ. Người xem dần được khám phá thế giới dưới lòng đại dương xuyên suốt thời lượng phim thay vì một đoạn clip ngắn giới thiệu chi tiết như Black Panther.
7. Một siêu anh hùng thú vị
Phải chăng vì ở dưới biển nên độ "mặn" của Arthur Curry cũng hơn T'Challa rất nhiều. Jason Momoa đã thể hiện được một siêu anh hùng xuề xòa và bốc đồng với năng lượng luôn tràn đầy. Anh chàng luôn có những câu "chặt chém" và bày tỏ cảm xúc quá đà chứ không hề nghiêm túc và đăm chiêu như Superman (Henry Cavill) hay Batman (Ben Affleck).
Trong khi đó, T'Challa lại là thanh niên nghiêm túc đúng nghĩa với gần như cùng một nét biểu cảm. Anh chàng luôn tuân theo quy chuẩn đạo đức và hình ảnh trang nghiêm của một vị vua mà thiếu đi sự năng động cần thiết. Có thể thấy, M'Baku (Winston Duke) hay Killmonger (Michael B. Jordan) thú vị hơn Black Panther rất nhiều.
Aquaman hiện đang công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Helino
Trời ơi đúng là thiên tài lắm trò, đạo diễn ENDGAME còn lừa cả dàn Avengers bằng phân cảnh quyết định này! Hiếm có đạo diễn nào "chơi lầy" như cặp Russo Brothers, chỉ vì "chống nạn spoil" mà chế ra hẳn cái kết không ai ngờ tới trong ENDGAME. Như chúng ta đều biết, kết quả của cuộc chiến chống lại Thanos trong một bom tấn như Endgame phải là một "bảo vật" cần được cất giấu thật kỹ. Cất giấu thì có nhiều...