Lùi thời hạn tăng lương cơ sở để giảm áp lực lên ngân sách nhà nước
Liên quan tới đề xuất lùi thời hạn tăng lương cơ sở năm 2020 của Chính phủ, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc giãn thời hạn tăng lương là hợp lý, nhằm giảm áp lực lên ngân sách nhà nước trong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19.
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân điện tử.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân điện tử bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc Chính phủ đề xuất với Quốc hội giãn thời hạn điều chỉnh tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người về hưu, dự kiến thực hiện từ 1-7-2020, là hợp lý để kéo giãn thời gian tránh gây thêm áp lực lên ngân sách nhà nước.
“Chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid-19 và đang phải sử dụng gói an sinh xã hội lên tới 62 nghìn tỷ, cho nên rõ ràng là ngân sách của chúng ta đang khó khăn. Vậy nếu chúng ta điều chỉnh tăng lương theo lộ trình ngay từ 1-7-2020 cũng sẽ tác động tới ngân sách nhà nước”, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.
Bên cạnh đó, theo ông Bùi Sỹ Lợi, việc lùi thời hạn tăng lương cơ sở cũng thể hiện trách nhiệm chia sẻ khó khăn với đất nước của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người về hưu.
“Nhà nước đang phải “giải cứu” cho những người bị tác động bởi dịch Covid-19, vậy thì cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người về hưu cũng nên có sự chia sẻ để làm sao chúng ta có ngân sách đầu tư, sớm phục hồi nền kinh tế” – ông Bùi Sỹ Lợi nhận định.
Ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng để có thêm các nguồn lực sớm phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19, bên cạnh việc lùi thời hạn tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2020, có thể phải có lộ trình để giãn thời hạn cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương (Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp).
Trước đó, sáng 20-5, trình bày Báo cáo của Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiệm vụ khôi phục và phát kinh tế – xã hội (KTXH) đất nước đòi hỏi chúng ta cần đánh giá đúng tình hình, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản, giải pháp thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả và khả thi.
Video đang HOT
Cụ thể, về xây dựng, triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù để phục hồi và phát triển KTXH, Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới. Trong đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1-7-2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.
Khánh Hòa dùng lô đất 1.100 tỉ đồng thanh toán cho hợp đồng BT 312 tỉ
Kiểm toán 29 dự án BT tại Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh..., Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 5.228 tỉ đồng. Vấn đề nổi cộm nhất của BT vẫn là cách xác định giá đất gây thiệt hại cho nhà nước.
Một góc Công viên hồ điều hòa Văn Miếu (Bắc Ninh), dự án BT được Kiểm toán Nhà nước điểm danh nhiều lần ẢNH BAOBACNINH
Xử lý tài chính 5.228 tỉ đồng qua kiểm toán 29 dự án
Theo Kết quả kiểm toán 29 dự án hợp đồng xây dựng - chuyển giao (dự án BT) tại các địa phương vừa được Kiểm toán Nhà nước gửi đến Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 5.228 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 112,4 tỉ đồng, giảm chi ngân sách 1.262 tỉ đồng, xử lý khác 1.355,3 tỉ đồng, thu hồi nộp ngân sách nhà nước thanh toán vượt giá trị dự án BT 552,3 tỉ đồng, giảm giá trị hợp đồng BT 2.246,4 tỉ đồng.
Trong số này, có dự án tỷ lệ xử lý lớn (chiếm 25%) so với giá trị được kiểm toán như TP.HCM 1.182,6 tỉ đồng (25%); TP.Hà Nội 1.854,59 tỉ đồng (23,29%); Bắc Ninh 132,43 tỉ đồng (11,08%).
Cụ thể, các vấn đề tồn tại của dự án BT được chỉ ra như sau:
Một số dự án BT không đảm bảo nguyên tắc ngang giá, như dự án hệ thống tuyến đường nhánh (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa). Tỉnh này quyết định dự kiến giao quỹ đất thanh toán hoàn vốn cho nhà đầu tư với giá trị 1.100 tỉ đồng (tính theo đơn giá 459.000 đồng/m2) để thanh toán cho hợp đồng BT với giá trị 312 tỉ đồng, chưa đảm bảo nguyên tắc ngang giá theo quy định tại khoản 3, điều 3, Quyết định 23/2015 của Thủ tướng.
Các địa phương cũng không quy định cơ cấu tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định, làm tăng chi phí dự án, do nhà đầu tư tính lãi vay trên 100% chi phí này (tại dự án kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, TP.HCM); các ô đất đã sử dụng đầu tư dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư, nhưng khi ký hợp đồng BT, vẫn được dự kiến để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng (dự án xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5, Hà Nội); ký hợp đồng BT trong đó vượt diện tích thanh toán dự án khác 85 ha so với báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đường Nam sông Đốc, Cà Mau).
Nhiều dự án lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán còn nhiều sai sót, qua kiểm toán giảm 340,398 tỉ đồng, như dự án Nâng cấp tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1) 10 tỉ đồng; dự án đường Nam sông Đốc 152,47 tỉ đồng...
Xác định đơn giá đất chưa phù hợp
Việc xác định đơn giá đất cũng được Kiểm toán Nhà nước chỉ là là "chưa phù hợp".
Tỉnh Khánh Hòa xác định đơn giá đất ở là 623.777 đồng/m2, đất thương mại dịch vụ thuê 50 năm giá 173.481 đồng/m2 tại dự án Hệ thống thoát nước mưa (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, và đơn giá 459.000 đồng/m2 tại dự án dự án Hệ thống tuyến đường nhánh (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, để tính toán quỹ đất hoàn vốn cho nhà đầu tư, nhỏ hơn rất nhiều so với đơn giá tạm tính quỹ đất hoàn vốn 2 triệu đồng/m2 của dự án này theo đơn giá đất kinh doanh phi nông nghiệp (bảng giá đất năm 2011 của tỉnh Khánh Hòa) và chưa phù hợp đơn giá vị trí khu đất được quy hoạch đất dịch vụ du lịch, đất biệt thự nghỉ dưỡng, đất khu trung tâm sử dụng hỗn hợp và nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng.
Việc xác định giá đất để giao cho nhà đầu tư tại một số dự án còn tồn tại, bất cập như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội đã áp dụng phương pháp tài sản so sánh khi thẩm định giá, là tài sản chưa giao dịch thành công mà chỉ là rao bán trên thị trường.
Theo Kiểm toán Nhà nước, tài sản so sánh chưa đảm bảo tính tương đương với tài sản định giá; một số chỉ tiêu so sánh tỷ lệ điều chỉnh còn chưa phù hợp; thời điểm xác định giá đất của dự án đối ứng chưa phù hợp so với thời điểm quyết định giao đất.
Địa phương cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cách xác định xu hướng, mức độ biến động của giá chuyển nhượng và các yếu tố hình thành doanh thu; thiếu nhất quán trong việc áp dụng các chỉ tiêu như tăng trưởng, tỷ lệ lấp đầy, áp dụng giá đất bình quân đợt 1 làm cơ sở để tính giá giao đất đợt 2...
Công tác quản lý chất lượng công trình BT cũng còn nhiều tồn tại (tại Bắc Ninh, Cà Mau và TP.HCM); hầu hết các dự án BT và các dự án đối ứng đều chậm tiến độ so với hợp đồng và có địa phương còn giao đất cho nhà đầu tư thanh toán dự án BT khi đã có văn bản tạm dừng của Bộ Tài chính hồi tháng 3.2018 (tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên).
Có địa phương giao đất thanh toán cho dự án BT chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Thanh Hóa); giao đất trước khi dự án BT hoàn thành không đúng quy định (Bắc Ninh với dự án Công viên hồ điều hòa Văn Miếu, dự án Nhà máy nước mặt TP.Bắc Ninh, dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 277 và hạ tầng kỹ thuật khu Đồng Bèo); và giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng không qua đấu giá theo quy định của luật Đất đai 2013 (Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội).
72/83 dự án BT của Bắc Ninh do nhà đầu tư đề xuất
Hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư, trong đó có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi triển khai thi công dự án, như dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 277 (Bắc Ninh). Các dự án chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư. Đơn cử tỉnh Bắc Ninh có 72/83 dự án do nhà đầu tư đề xuất.
Kết quả kiểm toán cho thấy, nhiều dự án xác định tổng mức đầu tư ban đầu không chính xác. Tại Hà Nội, hầu hết các dự án xác định tổng mức ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai, như dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh (Q.Long Biên) giảm dự toán 69,2 tỉ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 754,3 tỉ đồng; dự án xây dựng đường 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A giảm 251,4 tỉ đồng; dự án cải tạo và xây dựng hệ thống cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình (Q.Long Biên) giảm 26 tỉ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 59,8 tỉ đồng.
Có 1 dự án sai số học là dự án đường Nam Sông Đốc (Cà Mau), sai 177 tỉ đồng.
Dự án xây dựng đường kết nối với cầu Phú Mỹ (TP.HCM) lựa chọn nhà đầu tư hạn chế năng lực tài chính, nên đã phải thay đổi từ hình thức thanh toán bằng đất sang bằng tiền. Dự án này cũng được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư chưa đúng 226,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, có hiện tượng các địa phương phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT, như Thanh Hóa phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT 875,5 tỉ đồng.
Dự án nâng cấp tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1) chưa xác định rõ nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 544 tỉ đồng.
Một số địa phương ký hợp đồng chưa đúng quy định, như hợp đồng dự án Đầu tư xây dựng cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật khu vực thôn Văn Nhuế, thị trấn Bần - Yên Nhân (H.Mỹ Hào, Hưng Yên) có điều khoản tạm ứng 40% quỹ đất thương phẩm sau khi ký hợp đồng và thanh toán sau khi thực hiện 15% hợp đồng, dẫn đến UBND tỉnh Hưng Yên giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thanh toán khi dự án BT chưa hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao.
Năm 2018 trở về trước, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 7.453 tỉ đồng tại 37 dự án BT khác.
29 dự án được kiểm toán gồm Hà Nội (5 dự án), Bắc Ninh (4 dự án), TP.HCM (4 dự án), Thanh Hóa (4 dự án), Quảng Ninh (2 dự án), Hải Phòng (3 dự án), Hưng Yên (1 dự án BT và 1 dự án đối ứng), Khánh Hòa (3 dự án), Cà Mau (1 dự án) và dự án đường bộ nối 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1).
Bộ GD-ĐT tự làm SGK là không cần thiết, nên thu hồi ngân sách PGS.TS Trần Thị Tâm Đan cho rằng dùng ngân sách để làm thêm 1 bộ GSK riêng là không cần thiết, nên rút lại ngân sách để đầu tư cho các hoạt động khác. Từ năm học 2020-2021, một chương trình sẽ có nhiều SGK. Theo tinh thần Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu...