Lùi thời gian tuyên án vụ Huyền Như chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng
HĐXX sẽ tuyên án Huyền Như và đồng phạm về hành vi chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân vào năm mới 2015 thay vì 31/12 như dự kiến.
Chiều 30/12, sau hơn hai tuần làm việc, phiên phúc thẩm xử Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm đã kết thúc phần tranh tụng, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án. Chủ tọa Quảng Đức Tuyên cho biết, buổi tuyên án sẽ diễn ra vào 8h ngày 7/1/2015.
Trước đó, các luật sư bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền lợi ích cho các đương sự đã hoàn thành phần đối đáp. Kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thế Thành giữ quyền công tố vẫn giữ nguyên quan điểm và đề nghị HĐXX xem xét ý kiến của cả Viện kiểm sát cũng như luật sư để đưa ra bản án công tâm, hợp tình hợp lý.
Tòa phúc thẩm sẽ tuyên án vào ngày 7/1/2015.
“Quá trình giải quyết vụ án, VKS đã cố gắng tập trung xét hỏi những vấn đề liên quan và đưa ra kiến nghị rõ ràng. Phiên tòa đã tiến hành xét xử đảm bảo dân chủ trong xét hỏi và tranh tụng. Ý kiến của luật sư bào chữa cũng như luật sư bảo vệ đều được VKS trả lời đầy đủ, không phát sinh những vấn đề mới. Chúng tôi đề nghị HĐXX ghi nhận tất cả các ý kiến. Dù đồng tình hay không thì cũng mong HĐXX đưa ra một bản án công minh”, ông Nguyễn Thế Thành phát biểu.
Video đang HOT
Huỳnh Thị Huyền Như không được trình bày lời nói sau cùng do không có kháng cáo. Các bị cáo khác đều xin HĐXX xem xét hoàn cảnh phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ để giảm một phần hình phạt. Hầu hết các bị cáo nguyên là cán bộ của Vietinbank phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đều khóc khi nói lời sau cùng.
“Từ khi sự việc xảy ra đến nay, bị cáo chưa bao giờ chối bỏ sai sót của mình cũng như thôi trách bản thân. Bị cáo sinh ra trong một đại gia đình có truyền thống cách mạng và không bao giờ nghĩ lại rơi vào hoàn cảnh khiến làm bố mẹ rất đau lòng như thế này. Bị cáo còn con nhỏ mới 4 tháng tuổi. Bản án trước mắt sẽ tước đi quyền và nghĩa vụ của người mẹ đối với bị cáo khi không được chăm sóc con cái. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ để bị cáo sớm trở về với gia đình”, Hoàng Hương Giang, nguyên giao dịch viên phòng Giao dịch Điện Biên Phủ Vietinbank TP HCM nghẹn giọng.
Nức nở trước vành móng ngựa, Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (chị gái Huyền Như) bị kết án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm cho biết, rất ăn năn hối hận về việc làm của mình và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
“Quá trình phạm tội, bị cáo cũng chính là nạn nhân của em ruột. Đó là niềm đau khổ tột cùng của bị cáo. Hôm nay, đứng trước vành móng ngựa bị cáo không có luật sư bào chữa cũng là thiệt thòi. Bị cáo chỉ là người làm công ăn lương, xin HĐXX xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ, đơn cứu xét khoan hồng để bị cáo sớm trở về với gia đình làm lại cuộc đời, nuôi dạy con nhỏ và báo hiếu cho mẹ”, bị cáo Hạnh nói.
Theo Tri Thức
ACB hay Vietinbank phải chịu trách nhiệm về số tiền 718 tỉ đồng?
Ngày 5/12, phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã dành phần lớn thời gian thẩm vấn về việc ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền qua Vietinbank gây thất thoát số tiền 718 tỉ đồng.
"Bầu" Kiên và các đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 22/3/2010, ACB họp thường trực HĐQT để bàn phương án sử dụng vốn chưa đầu tư của ACB. Khi đó, Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ACB đưa ra phương án ủy thác cho nhân viên ACB mang tiền gửi vào các ngân hàng khác để hưởng thêm hoa hồng. Đề xuất này được Nguyễn Đức Kiên đồng tình và các thành viên thường trực HĐQT cũng đồng ý và ký vào biên bản.
Sau đó, toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) chiếm đoạt bằng nhiều thủ đoạn gian dối.
Tại phiên tòa phúc thẩm, "bầu" Kiên cho rằng, việc uỷ thác không gây hậu quả, không mất số tiền 718 tỉ đồng của ACB. Luật sư của bị cáo Lý Xuân Hải cũng đưa ra hợp đồng ủy thác tiền gửi của một nhân viên ACB là Trương Công Hoàng. Đại diện Vietinbank xác nhận hợp đồng này do người có thẩm quyền của Vietinbank ký là đúng.
Tuy nhiên, hợp đồng này có giá trị hay không thì đại diện Vietinbank phân tích: Trước hết, một hợp đồng là thỏa thuận giữa bên gửi tiền và bên có đủ điều kiện nhận tiền gửi. Hợp đồng có được thực hiện hay không lại hoàn toàn khác. Tôi có trả lời là các điều khoản trong hợp đồng này chưa được thực hiện. Hợp đồng là căn cứ và khi người gửi tiền có tài liệu chứng minh hợp lệ là tôi đã gửi tiền thì ngân hàng sẵn sàng xem xét giải quyết.
Đại diện Vietinbank cũng phân tích, Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra một sân chơi riêng cho các ngân hàng với nhau là thị trường liên ngân hàng, vậy tại sao ACB không dùng Thị trường liên ngân hàng này để gửi tiền vào Vietinbank?
Cũng cần nói thêm, trước đó, phiên tòa sơ thẩm xử vụ Huyền Như và vụ Nguyễn Đức Kiên, tòa đã bác yêu cầu của ACB đòi ngân hàng Công thương trả tiền vì xác định việc ủy thác gửi tiền là trái quy định pháp luật, ACB quan hệ với cá nhân Huyền Như chứ không phải với Ngân hàng Công Thương, Huyền Như có trách nhiệm trả tiền cho ACB.
Khi được hỏi về ý kiến của mình, "bầu" Kiên nói gằn giọng: "Tôi không tranh luận với Vietinbank vì không cùng ngôn ngữ(!?) Tôi sẽ chỉ trình bày với HĐXX". "Gã đầu bạc" cũng thừa nhận: "Vụ án này mệt mỏi lắm rồi, tôi mong muốn được làm rõ. Tôi sợ tim tôi không thể chịu được nữa", "bầu" Kiên nói như thể hụt hơi.
Về nội dung này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã trao đổi với một số chuyên gia. Theo các chuyên gia này, ở cả hai vụ án Huyền Như và Nguyễn Đức Kiên, tòa đều phải xác định xem ngân hàng Công Thương có phải chịu trách nhiệm trả tiền cho ACB hay không?.
Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, tòa phải xác định hành vi gửi tiền của các cá nhân tại ACB có trái pháp luật không, hậu quả có hay không, là bao nhiêu.
Để kết luận, cả hai tòa đều phải xác định quá trình gửi tiền diễn ra như thế nào, vi phạm quy định nào, ACB quan hệ gửi tiền với Vietinbank hay Huyền Như, tiền bị mất ra sao, hiện tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại đang ở đâu... thì mới rõ vai trò và trách nhiệm của cá nhân Huyền Như và các cá nhân của ACB.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Vụ Huyền Như: Bảo lưu quan điểm Vietinbank phải bồi thường 5 Công ty Tại phiên phúc thẩm "đại án" Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm ngày 29/12, đại diện Viện Kiểm sát bảo lưu quan điểm chấp nhận một phần kháng cáo của 5 Công ty Phương Đông, Bảo hiểm Toàn Cầu, SBBS, Hưng Yên và An Lộc yêu cầu Vietinbank bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng. Huyền Như tại phiên tòa Ngược lại, với...