Lùi đàm phán 1 tháng, Trung Quốc phải chịu thêm một đòn thuế quan mạnh từ Mỹ
Đặc phái viên của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào đầu tháng 10 chứ không phải là tháng 9 như dự định để nối lại cuộc đàm phán nhằm chấm dứt một cuộc chiến thuế quan đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố: “Sáng 5.9, ông Lưu Hạc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng, kiêm người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc trong Đối thoại Kinh tế Toàn diện Trung Quốc – Mỹ, đã nói chuyện với Đại diện Thương mại Mỹ Wright Heze và Bộ trưởng Tài chính Mnuchin. Hai bên đã nhất trí tổ chức vòng 13 cuộc tham vấn kinh tế và thương mại cấp cao Trung Quốc – Mỹ tại Washington vào đầu tháng 10, trong khi hai bên sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ. Hai phía sẽ tiến hành các cuộc tham vấn nghiêm túc vào giữa tháng 9 để chuẩn bị đầy đủ cho tiến trình thực chất của các cuộc tham vấn cấp cao. Hai bên nhất trí rằng họ nên làm việc cùng nhau và có những hành động thiết thực để tạo điều kiện thuận lợi cho tham vấn. Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Dịch Cương và Phó Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Ninh Cát Triết đã tham dự cuộc điện đàm”.
Chỉ số thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã tăng 1% sau thông báo. Chỉ số Nikkei tăng 2,1% và chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc tăng 0,8%. Mặc dù phản ứng của thị trường là hồ hởi nhưng đó mới chỉ là phản ứng quay đầu nhất thời mà thôi vì trong thời gian tới, mọi thứ rất khó đoán định. Ngay cả một cuộc gặp vào tháng 10 cũng không hẳn đã là phao cứu sinh giữa giông tố khủng hoảng quan hệ hai nước hiện giờ.
Thực ra vòng 13 cuộc tham vấn kinh tế và thương mại cấp cao Mỹ – Trung vốn được lên kế hoạch từ tháng 9 nhưng sau cuộc gặp gỡ vòng 12 tại Thượng Hải thất bại, quan hệ hai bên căng thẳng đến mức chỉ có trả đũa và chỉ trích mà không đả động gì đến cuộc gặp tháng 9. Việc lùi sang tháng 10 tuy là động thái đột phá nhưng nó cũng cho thấy 2 bên rất dè dặt và đang vờn nhau, đánh giá đối thủ để mặc cả mức giá tốt nhất cho mình. Và riêng với Trung Quốc, không tổ chức cuộc gặp trong tháng 9 là điều đáng thất vọng.
Nếu tổ chức đúng tháng 9, Trung Quốc có thể thoát mốc 1.10. Đó không chỉ là ngày Quốc khánh long trọng kỷ niệm 70 năm thành lập nước mà còn là ngày Mỹ gửi Trung Quốc “món quà” nâng thuế lên từ 25% sang 30% với khối hàng trị giá 250 tỉ USD. Nếu hai bên thực sự thiện chí để đi đến việc tìm tiếng nói chung thì việc giải quyết bế tắc phải làm từ trước tháng 10.
Video đang HOT
Ngay trong cuộc họp báo tiến hành hôm qua của Bộ Thương mại Trung Quốc, phóng viên của Bloomberg News đã đặt câu hỏi: “Có thời gian cụ thể nào cho cuộc họp tháng 10 không? Vậy khi hai bên đã quyết định tổ chức một cuộc họp thì liệu Mỹ sẽ hoãn các mức thuế sẽ có hiệu lực vào ngày 1.10 không?”
Phát ngôn viên Bộ thương mại Trung Quốc là ông Cao Phong trả lời: “Trung Quốc kiên quyết phản đối leo thang cuộc chiến thương mại, mà không có lợi cho Trung Quốc, không có lợi cho Mỹ, không có lợi cho thế giới. Tôi tin rằng mọi người đều nhận thấy rằng trong cuộc gọi sáng nay (5.9), cả hai bên đã đồng ý rằng họ nên làm việc cùng nhau và có những hành động thiết thực để tạo điều kiện thuận lợi cho bước tham vấn tiếp theo. Liên quan đến các chi tiết cụ thể của tham vấn mà bạn đã đề cập, nếu có thêm thông tin, chúng tôi sẽ thông báo kịp thời. Cảm ơn bạn”.
Anh Tú
Theo motthegioi
Vì sao Trung Quốc lần đầu phái bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán với Mỹ?
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc không trực tiếp tham gia 11 vòng đàm phán thương mại với Mỹ trước đây, nhưng tuần này lần đầu tiên sát cánh cùng nhà đàm phán số một của nước này.
Một số chuyên gia cho rằng, việc Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn lần đầu tham gia đàm phán thương mại Mỹ-Trung bên cạnh nhà thương thuyết thương mại số một của nước này, ông Lưu Hạc, cho thấy Bắc Kinh muốn củng cố lập trường đàm phán của mình. Ông Chung được nhiều người coi là chính khách, đảng viên có đường lối cứng rắn.
Ông Chung, 64 tuổi, cùng Phó thủ tướng Lưu Hạc điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 9/7 - cuộc điện đàm đầu tiên giữa các nhà đàm phán hàng đầu của hai nước kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý nối lại đàm phán thương mại trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Nhật Bản hôm 29/6.
Trong khi ông Chung trước đây tháp tùng ông Tập tại các cuộc gặp với ông Trump cả ở Ác-hen-ti-na và Nhật Bản, đây là lần đầu tiên ông tham gia đối thoại trực tiếp với các nhà đàm phán Mỹ. Điều này đặt ông Chung vào trung tâm cuộc đàm phán.
Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn là phụ tá số một của ông Lưu Hạc trong các vòng đàm phán trước trước khi thương lượng sụp đổ vào đầu tháng Năm vừa qua.
Sự xuất hiện của ông Chung trên tiền tuyến đã tăng gấp đôi số nhân vật trọng yếu phía Trung Quốc để cân bằng với sự lãnh đạo hai người của đội đàm phán Mỹ (Lighthizer và Mnuchin). Ông Chung trước đây làm việc dưới quyền ông Tập khi ông Tập lãnh đạo tỉnh Chiết Giang.
Dennis Wilder, nhà phân tích về Trung Quốc từng làm việc tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nói với Washington Post rằng, sự tham gia của ông Chung "phải được coi là sự mất tin tưởng vào ông Lưu Hạc và mong muốn của lãnh đạo (Trung Quốc) là đưa vào ai đó hiểu biết chính trị hơn". "Tôi chắc chắn rằng, việc đưa ông ấy (Chung Sơn) vào là để cứng rắn hơn với Mỹ", ông Wilder nói.
Huo Jianguo, cựu lãnh đạo Viện Hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế, đơn vị tư vấn trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói rằng, ông Chung Sơn tham gia đàm phán vì ông ấy là bộ trưởng thương mại, và điều này không cần giải thích đặc biệt.
Cuộc điện đàm tuần này đem lại rất ít tiến triển, theo tuyên bố ngắn gọn của phía Trung Quốc. Hai bên không nhất trí được về ngày đàm phán trực tiếp tiếp theo, dù cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói cuộc điện đàm "mang tính xây dựng".
Quan điểm của Trung Quốc là Mỹ nên dỡ bỏ tất cả các thuế suất trừng phạt áp đặt lên sản phẩm Trung Quốc và đối xử công bằng với doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có Huawei, China Dailyđưa tin.
BÌNH GIANG
Theo TPO/SCMP
Mỹ - Trung nối lại đàm phán trong hoài nghi Các cuộc đàm phán trực tiếp nhằm chấm dứt cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được nối lại tại Washington trong những tuần tới bất chấp hai bên vẫn hoài nghi về khả năng đạt được bất kỳ tiến triển thực chất nào. Theo tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã đồng...