Lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện hiệu quả công tác dân vận
Những năm qua, song song với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã chủ động phối hợp với các lực lượng triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” thông qua nhiều hoạt động giúp Nhân dân kịp thời, thiết thực.
Hình ảnh bộ đội căng mình giúp Nhân dân trong thiên tai, bão lũ, phát triển kinh tế xây dựng quê hương đã tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh giúp Nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt.
Với phương châm “giúp dân là tự giúp mình”, LLVT tỉnh luôn đồng hành cùng Nhân dân phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tiêu biểu là các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, tích cực tham gia giúp đỡ đồng bào các dân tộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, truyền đạt kinh nghiệm áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính 5 năm gần đây, LLVT tỉnh đã huy động hơn 10 nghìn ngày công giúp Nhân dân xây dựng nông thôn mới; xây dựng được 33 nhà văn hóa thôn; sửa chữa, làm mới được 499 km đường bê tông nông thôn, 126 km kênh mương nội đồng; mua hàng trăm con bò, lợn và hàng ngàn cây, con giống tặng các hộ nghèo với số tiền 12,3 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí gần 3 tỷ đồng xây dựng 45 nhà đồng đội, nhà tình nghĩa cho các đối tượng cựu chiến binh, gia đình chính sách đặc biệt khó khăn về nhà ở.
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Hữu Thuật, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh cho biết: Trong những năm qua, Đảng ủy Quân sự tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác dân vận, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản luật liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên giữ tốt mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương nơi đóng quân, kịp thời nắm chắc tình hình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề phát sinh. Hàng năm, Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo Trung đoàn 762 tổ chức hành quân dã ngoại làm công tác dân vận ở các xã vùng sâu, vùng xa 2 đợt/năm, mỗi đợt là 100 cán bộ, chiến sĩ với thời gian 10 ngày. Quá trình hành quân dã ngoại cùng với địa phương làm công tác vệ sinh môi trường, tu sửa các công trình văn hóa, các công trình giao thông thủy lợi ở từng địa phương. Bên cạnh đó, LLVT tỉnh tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động của địa phương như phong trào “LLVT Thanh Hóa chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “LLVT Thanh Hóa chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng năm quyên góp ủng hộ được trên 1,2 tỷ đồng, trên 1.500 ngày công tham gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời quyên góp, ủng hộ được hàng tỷ đồng vào quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai. Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh trong thời gian qua được cấp ủy, chính quyền, Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.
Video đang HOT
Cùng với thực hiện tốt công tác dân vận trong nước, Bộ CHQS tỉnh còn chỉ đạo Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào luôn giữ tốt mối quan hệ với chính quyền, LLVT nước bạn và làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền, đặc biệt là nơi đơn vị đóng quân; giữ nghiêm kỷ luật trong quan hệ quốc tế; phối hợp chặt chẽ với bạn trong quá trình công tác, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quân sự và đối ngoại Nhân dân.
Những việc làm thiết thực giúp Nhân dân của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đã thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ “việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là sứ mệnh của người lính trong thời bình, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh chiến đấu, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.
Sớm khắc phục tình trạng thiếu, chưa chuyên nghiệp của lực lượng cứu hộ cứu nạn
Hiện nay, thiết bị phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn còn thiếu, hoạt động còn chưa chuyên nghiệp.
Vừa qua, tại các tỉnh miền Trung đã xảy ra rất nhiều hình thái thiên tai, đặc biệt hiện tượng "bão chồng bão, lũ chồng lũ", sạt lở,...liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nặng nề về người và của. Tính đến nay đã có hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, rất nhiều người bị thương nặng; hàng vạn ngôi nhà ngập chìm trong bão lũ; nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã hy sinh anh dũng trong lúc vượt lũ dữ, nguy cơ lở núi để cứu dân...Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị sụp đổ hoặc ngập sâu trong lũ lớn. Tài sản của người dân gần như mất trắng.
Cho đến thời điểm này, vẫn còn nhiều người vẫn đang mất tích tại thuỷ điện Rào Trăng 3 tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều đáng nói, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều người bị mất tích trên biển do ảnh hưởng bão số 9 và bị đất vùi lấp,...vẫn chưa được tìm thấy khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về năng lực tìm kiếm cứu nạn.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTT cho biết: "Hiện nay, thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn vẫn còn thiếu, hoạt động của lực lượng cứu hộ còn chưa chuyên nghiệp. Bài học của các nước trên thế giới là phải chuyên nghiệp hóa công tác cứu hộ cứu nạn vì nước xa khó cứu được lửa gần, cần tập trung theo phương châm 4 tại chỗ".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về PCTT.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong thời gian tới Ủy ban Quốc gia về ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cần nghiên cứu kĩ các phương án cứu nạn đặc biệt khi có bão to, gió lớn cần có tàu, trực thăng có thể ứng cứu kịp thời.
Đề xuất về phương án khắc phục, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTT cho rằng: "Phải có lực lượng chuyên nghiệp hơn, chính quy hơn, trang thiết bị hiện đại hơn để phù hợp với mọi điều kiện thời tiết. Có như vậy mới đảm bảo được an toàn cho các lực lượng cứu hộ".
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Trưởng ban Chỉ đạo TƯ về PCTT
Trong Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV diễn ra mới đây, các đại biểu đều nhấn mạnh đến công tác cứu nạn, đặc biệt cần phải được nâng cao năng lực và hiện đại hóa thiết bị. Các đại biểu cũng đề xuất phương án cần lập lực lượng tìm kiếm cứu nạn đặc biệt để sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
Là một trong những lực lượng chủ lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ứng phó với sự cố thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn cho biết, những khu vực xảy ra sự cố sạt lở ở khu vực miền Trung thời gian qua có địa hình hiểm trở, lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn.
"Tại khu vực Rào Trăng 3, 4 chỉ có một con đường độc đạo, bị sạt lở, chia cắt rất nhiều,...chúng tôi đã phải sử dụng lực lượng công binh chuyên nghiệp để nổ mìn phá đá, khai thông đường để vào cứu hộ cho kịp thời. Mặc dù được Đảng, nhà nước quan tâm, đầu tư cơ bản. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế trang thiết bị phục vụ cứu hộ cứu nạn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong thời gian tới sẽ đầu tư thêm theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc", ông Tỵ nhấn mạnh.
Chia sẻ về việc những cán bộ, chiến sĩ vào cứu người hy sinh ở Rào Trăng 3, ông Tỵ cho rằng: "Quân đội với nhiệm vụ cứu người, trong nguyên tắc tìm kiếm cứu nạn sớm một giây một phút để có thể cứu được con người. Trong tình huống như vậy, với quyết tâm của quân đội để bằng mọi cách vào sớm nhất có thể để tìm kiếm. Trong đêm tối mưa bão như thế, lực lượng tìm kiếm vẫn phải cơ động vào hiện trường để xác định phương án tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Dù biết nguy hiểm nhưng vì sinh mạng của con người, tính mạng của nhân dân, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù, đều có các biện pháp đảm bảo an toàn, song sự cố xảy ra không báo trước về không gian, địa điểm nên không thể tránh khỏi".
Theo ông Tỵ, trong thời gian tới, lực lượng cứu hộ cứu nạn sẽ thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ, vừa tổ chức phục hồi tái thiết, khắc phục hậu quả và tập trung tìm kiếm cứu nạn những nạn nhân chưa tìm thấy. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với tình hình thiên tai có thể xảy ra.
Sớm thông tuyến giao thông, ổn định đời sống sau mưa, bão Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 378/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về công tác khắc phục hậu quả bão số 9. Lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên Huế chuẩn bị đắp đập nắn dòng Thủy điện Rào Trăng 3 để tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Ảnh: TRẦN TÌNH Theo...