Lực lượng vũ trang Nghệ An giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Lực lượng vũ trang Nghệ An giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 25-9 đến ngày 28-9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn, gây ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp và điều động cán bộ, chiến sĩ cùng phối hợp với các lực lượng kịp thời giúp nhân dân ứng phó, phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Lực lượng vũ trang huyện Quỳ Châu giúp điểm trường mầm non và Tiểu học Châu Hạnh khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh: XUÂN SƠN
Theo tính toán sơ bộ của các cơ quan chức năng, tính đến 18 giờ ngày 28-9, mưa lớn, lốc xoáy xảy ra ở các tỉnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã làm 2.536 ngôi nhà bị tốc mái, bị ngập và bị cô lập xảy ra ở các huyện Thanh Chương, Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, thị xã Thái Hòa, Quế Phong, Con Cuông.
Các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ ở một số huyện bị ngập, chia cắt. Mưa lũ làm 1.503,58ha lúa; 3.050,2ha hoa màu; 27,4ha cây ăn quả bị ngập lụt; làm chết, cuốn trôi 53 con gia súc; 2.335 con gia cầm…
Dân quân xã Châu Hạnh giúp nhân dân dọn dẹp bùn đất sau mưa lũ.
Lực lượng vũ trang huyện Kỳ Sơn, Nghệ An giúp nhân dân lợp lại mái nhà bị tốc mái.
Trước tình hình đó, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đã điều động 5.210 lượt người (trong đó bộ đội thường trực 152 đồng chí; dân quân: 1.257 đồng chí và 3.801 lực lượng khác) kịp thời có mặt ở các “tâm lũ” giúp nhân dân di dời người, tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn; lập barie, túc trực ở những nơi ngập sâu ngăn không để người dân qua lại; lợp lại những mái nhà bị tốc mái; khắc phục những đoạn đường bị sạt lở; lau chùi, dọn dẹp bùn đất, vệ sinh môi trường ở những nơi nước rút… để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 12 tỉnh trong 6 giờ tới
Theo cơ quan khí tượng, mô hình độ ẩm đất cho thấy, nhiều nơi tại 12 tỉnh đã gần bão hòa (trên 90%) hoặc đạt trạng thái bão hòa, có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
Chiều 5.8, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 24 giờ qua (từ 13 giờ ngày 4.8 đến 13 giờ ngày 5.8), tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên đã có mưa vừa, mưa to đến rất to như: Cao Sơn (Hòa Bình) mưa 146 mm, Huổi Lèng (Điện Biên) 144 mm, Mường Tè (Lai Châu) 135 mm, Yên Lãng (Thái Nguyên) 112 mm...
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 12 tỉnh trong 6 giờ tới. Ảnh LÂM VIÊN
Mô hình độ ẩm đất cho thấy, một số khu vực thuộc các tỉnh tại Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã gần bão hòa (trên 90%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Trong 6 giờ tới, tại khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30 - 60 mm, có nơi trên 90 mm. Mưa lớn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Xem nhanh 12h ngày 5.8: Mưa lũ, sạt lở đất đầu tháng 8 gây thiệt hại nghiêm trọng tại 15 tỉnh, thành
Cụ thể các huyện, thành phố có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất Mường Tè, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Nậm Nhùn,Tam Đường, Sìn Hồ, TP.Lai Châu (tỉnh Lai Châu); Quỳnh Nhai, Phù Yên, Mường La, Bắc Yên, Sông Mã, Thuận Châu, Mai Sơn, Mộc Châu, TP.Sơn La, Yên Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp (tỉnh Sơn La); Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, TX.Mường Lay, Mường Ảng, TP.Điện Biên Phủ, Tủa Chùa,Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên)...
Các địa phương có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Trước đó, sáng 5.8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía bắc, các bộ, ngành liên quan huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại nhà ở, sản xuất nông nghiệp; khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng, chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở tăng cường đưa tin về tình hình mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để người dân biết, chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 5.8
Nam Trung bộ nắng nóng
Cũng trong ngày 5.8, ở khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C như: TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) 37,3 độ C; TP.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) 36,9 độ C; Quy Nhơn (Bình Định) 36,5 độ C; Tuy Hòa (Phú Yên) 36,1 độ C...
Dự báo, ngày 6 - 7.8, ở khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55 - 60%.
Bình Định: Lực lượng vũ trang hỗ trợ khắc phục hậu quả sau mưa lũ Sau khi nước rút, ngay từ sáng sớm ngày 12/10, lực lượng Biên phòng cùng Cảnh sát cơ động khu vực Nam Trung bộ đã triển khai lực lượng nắm tình hình ngập lụt, sạt lở trên địa bàn, phối hợp với các lực lượng, UBND một số phường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khẩn trương khắc phục hậu...