Lực lượng vũ trang Nga nhận hàng trăm xe tăng mới
Các lực lượng vũ trang Nga đã nhận được hàng trăm xe tăng mới được sản xuất, chủ yếu là loại T-90M Proryv, để sử dụng trong khu vực diễn ra hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Xe tăng chiến đấu T-90M của Nga. Ảnh: Duy Trinh – P/v TTXVN tại Nga
Theo đài Sputnik ngày 29/3, một nguồn tin cho biết: “Cho đến nay, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã chuyển hàng trăm xe tăng mới vừa được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp tới khu vực chiến đấu. Đây chủ yếu là xe tăng T-90M Proryv, cũng như xe tăng T-72B3M đã được hiện đại hóa mạnh mẽ”.
Nguồn tin này nói thêm rằng xét về các đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật, như vũ khí, hệ thống điều khiển hỏa lực, khả năng bảo vệ, tính cơ động và nhận thức tình huống, những chiếc xe tăng này ít nhất cũng ngang tầm với những phương tiện hiện đại nhất của nước ngoài.
Theo nguồn tin trên, phía Nga tự tin nói rằng T-90M và T-72B3M hoàn toàn vượt trội về đặc điểm chiến đấu so với những xe tăng mà quân đội Ukraine có hoặc sẽ nhận được trong tương lai gần từ các nước NATO.
Ngoài ra, xe tăng T-90M và T-72B3M có thêm giáp phản ứng nổ giúp bảo vệ xe tăng trước vũ khí chống tăng từ hầu hết mọi góc.
Các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại hệ thống vũ khí khác nhau, gồm tên lửa phòng không, hệ thống phóng rocket đa nòng, xe tăng, pháo tự hành và súng phòng không kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hơn một năm trước. Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc chuyển giao vũ khí không góp phần giải quyết hòa bình và làm leo thang xung đột hơn nữa.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn phát trển kênh truyền hình Rossya 24 tối 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga sẽ có số lượng xe tăng nhiều gấp 3 lần so với Ukraine. Ông Putin cho biết phương Tây có kế hoạch gửi hơn 400 xe tăng tới Ukraine nhưng trong cùng thời gian, Nga sẽ sản xuất những chiếc xe tăng mới và những chiếc hiện có cũng đang được hiện đại hóa với số lượng hơn 1.600 chiếc. Ông nói: “Tổng số xe tăng của Nga sẽ gấp 3 lần số lượng xe tăng của Ukraine, thậm chí nhiều hơn 3 lần”.
Trong khi đó, những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 đầu tiên của Anh đã đến Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov, ngày 27/3 phát biểu: “Hôm nay, tôi vinh dự được thử vũ khí mới nhất bổ sung cho các đơn vị vũ trang của chúng tôi, đặc biệt là Challenger 2 từ Anh”.
Một chiếc Challenger 2 (giữa, treo cờ Anh) cùng với một số phương tiện bọc thép khác mà Ukraine tiếp nhận gần đây. Ảnh: Telegraph
Video đang HOT
Cùng ngày, chính phủ Anh thông báo các binh sĩ Ukraine được huấn luyện sử dụng xe tăng Challenger 2 do Anh cung cấp đã sẵn sàng triển khai ra tiền tuyến. Đợt huấn luyện nói trên bắt đầu ngay sau khi Anh hồi tháng 1 vừa qua thông báo gửi 14 xe tăng tới Ukraine. Bộ Quốc phòng Anh cho biết các binh sĩ đã học cách chỉ huy, lái cũng như xác định và tấn công mục tiêu một cách hiệu quả, đồng thời gọi đây là bước thay đổi về năng lực của lực lượng vũ trang Ukraine.
Trước đó, các lực lượng của Ukraine cũng đã nhận được lô xe tăng Leopard 2 tiên tiến đầu tiên từ Đức. Hàng chục binh sĩ Ukraine ngày 13/3 đã kết thúc khóa huấn luyện kéo dài 4 tuần ở Tây Ban Nha về cách sử dụng xe tăng chiến đấu hạng nặng Leopard 2A4.
Về xe tăng của Mỹ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ – Chuẩn tướng Patrick Ryder – ngày 21/3 cho biết Mỹ dự kiến cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine sớm hơn kế hoạch ban đầu. Theo đó, Mỹ sẽ trang bị cho Ukraine các loại xe tăng Abrams đời cũ hơn (mẫu M1A1) vào mùa thu năm nay, thay cho 31 xe tăng Abrams mẫu mới M1A2.
Vì sao Ukraine sẽ đau đầu vì xe tăng từ phương Tây?
Các loại xe tăng phương Tây gửi Ukraine đặt ra những thách thức đáng kể về vận hành và hậu cần cho Kyiv.
Cuối tháng 1, Mỹ và các đồng minh đã đồng ý gửi cho Ukraine 3 loại xe tăng chiến đấu - điều mà các quan chức Kyiv cho rằng sẽ thay đổi cục diện chiến sự. Tuy nhiên, việc được trang bị nhiều loại xe tăng chiến đấu chủ lực nhưng mỗi loại đều có những đặc điểm và yêu cầu riêng sẽ cản trở Ukraine nhiều hơn là hỗ trợ.
Theo trang Business Insider, với 3 mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây từ 3 quốc gia khác nhau đang được triển khai, và có thể nhiều hơn nữa trong tương lai, các đội xe tăng, thợ máy và chỉ huy trưởng quân đội Ukraine sẽ phải học cách thích nghi với nhiều kiểu thiết giáp khác nhau.
Một binh sĩ Mỹ leo vào xe tăng M1A1 Abrams tại căn cứ ở bang Georgia . LỤC QUÂN MỸ
M1A2 Abrams
Ukraine dự kiến nhận được 31 xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Trong khi hầu hết các xe tăng hiện đại chạy bằng dầu diesel, Abrams sử dụng động cơ tua bin khí Honeywell 1.500 mã lực, vốn hoạt động tốt nhất khi dùng xăng máy bay JP-8,.
Điều này giúp Abrams có khả năng tăng tốc nhanh chóng nhưng không quá ồn. Đổi lại, việc vận hành tốn rất nhiều nhiên liệu. Với mỗi gallon (3,8 lít) nhiên liệu, Abrams di chuyển được khoảng 1 km.
Binh sĩ Mỹ đang bảo dưỡng xe M1 Abrams trong một cuộc tập trận bắn đạn thật phối hợp . QUÂN ĐỘI MỸ
Năm 1993, Thụy Điển đã so sánh M1 với Leopard 2 và kết luận xe tăng Đức tiết kiệm xăng gấp đôi Abrams. Điều này đồng nghĩa Ukraine phải đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu riêng cho Abrams để vũ khí vận hành trơn tru. Mặc dù Abrams có thể sử dụng dầu diesel nhưng làm như vậy sẽ buộc Kyiv phải chi thêm tiền để bảo trì xe tăng.
Challenger 2
Ukraine cũng sẽ nhận 14 xe tăng Challenger 2 từ Anh. Trong khi hầu hết xe tăng hiện tại được trang bị pháo nòng trơn, Challenger 2 được lắp đặt một khẩu pháo L30 120 mm có rãnh .
Ngoài ra, xe tăng Challenger 2 cũng sử dụng loại đạn khác với tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo tờ The Washington Post. Cụ thể, trong khi hầu hết các loại pháo xe tăng khác sử dụng đạn rỗng hoặc đạn xuyên giáp, Challenger 2 dùng đạn nổ mạnh đầu đạn dẻo (HESH),.
Các binh sĩ Anh kiểm tra xe tăng Challenger 2 trong cuộc tập trận hồi tháng 3.2022 . AFP
Khi được bắn ra, phần đầu đạn làm bằng chất nổ dẻo sẽ bị biến dạng khi tiếp xúc với lớp giáp xe tăng mục tiêu và phát nổ. Năng lượng từ vụ nổ sẽ xuyên qua lớp giáp, khiến bề mặt bên trong của lớp giáp xe tăng bị bong ra và trở thành những mảnh đạn gây sát thương cho những người ở trong xe. Dù có hiệu quả cao trong việc tấn công mục tiêu, song việc sử dụng loại đạn riêng đặt ra thêm thách thức hậu cần khi Ukraine luôn phải dự trữ đạn do không thể sử dụng bất kỳ loại đạn nào khác để thay thế.
Một điểm khác biệt nữa là đạn của L30 có hai phần riêng là đầu đạn nổ và thuốc phóng. Điều này tuy có lợi về an toàn và cất giữ, nhưng các binh sĩ Ukraine còn phải học thêm các quy trình bảo quản trước khi sử dụng.
Leopard 2
Tiếp theo là xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất. Thách thức lớn nhất của loại xe này là chưa được thực chiến nhiều, theo Business Insider. Trong khi Abrams và Challenger đã chứng minh năng lực chiến đấu khi đối đầu với xe tăng T-72 và các loại thiết giáp khác của Nga trong chiến tranh vùng Vịnh, Leopard 2 chưa đạt nhiều thành tích ấn tượng trong cuộc chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria vào năm 2016.
Lữ đoàn thiết giáp số 2 của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã mất 10 chiếc Leopard trong cuộc chiến giành thành phố al-Bab của Syria trước vũ khí chống tăng và chất nổ tự chế của IS, theo tạp chí Der Spiegel của Đức.
Xe tăng Leopard 2A6 trong một cuộc tập trận ở Grafenwoehr, Đức . AFP
Một câu hỏi khác đặt ra cho Leopard 2 là bảo trì và tính khả dụng. Lục quân Đức từ lâu đã phải vật lộn với các vấn đề về khả năng sẵn sàng chiến đấu và phụ tùng thay thế cho Leopard 2. Hiện Đức chỉ có 350 chiếc Leopard 2 và không còn nhiều cho Ukraine.
Xe tăng chủ lực phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ vượt trội xe tăng Nga?
Mặc dù các nước khác ở châu Âu, chẳng hạn như Tây Ban Nha có kế hoạch gửi lô xe tăng Leopard 2A4 cũ cho Ukraine, điều này không thực sự giúp ích nhiều cho Kyiv. Lý do thứ nhất là vì các xe tăng này đã bị bỏ không một thời gian dài và Ukraine sẽ phải sửa chữa nhiều nếu muốn sử dụng. Thứ hai, có sự khác biệt về hệ thống điều khiển hỏa lực và cách truyền thông tin giữa các mẫu xe tăng Leopard mà các nước châu Âu nắm giữ, dù chúng là cùng một mẫu xe, theo The Washington Post.
Bài học ở Ukraine giúp châu Âu phác thảo thế hệ xe tăng mới Những xác xe tăng bị thiêu rụi ở Ukraine đã khiến cả thế giới một lần nữa suy ngẫm về phương tiện chiến đấu oai hùng một thời này. Xác xe tăng và phương tiện quân sự bị phá huỷ ở Bucha, Ukraine ngày 16/5/2022. Ảnh: Reuters Theo trang Defensenews, màn thể hiện của những chiếc xe tăng Nga ở Ukraine có thể...