Lực lượng quản lý xuất nhập cảnh bắt giữ hai đối tượng truy nã người nước ngoài
Tạo vỏ bọc, đánh lạc hướng cơ quan Công an, 2 đối tượng truy nã người nước ngoài đã có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó.
Song, bằng sự nhạy bén trong nghiệp vụ, tinh thần quyết tâm và trách nhiệm với công việc, trinh sát Phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đã xác minh và bắt giữ 2 đối tượng truy nã.
Ngày 19/11, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết, Phòng quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã bắt giữ 2 đối tượng truy nã người nước ngoài. Đây là một trong số hàng chục các vụ việc đơn vị đã phát hiện và xử lý trong thời gian qua, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, ANTT và TTATXH.
Trước đó, qua công tác quản lý nghiệp vụ, trinh sát Phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nhận tin báo có 1 đối tượng người Trung Quốc, tạm trú tại Chung cư Midori, phường Hòa Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương có dấu hiệu nghi vấn. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh, các trinh sát đã nắm tình hình, hoạt động của đối tượng nghi vấn, phát hiện đối tượng có nhiều điểm trùng khớp với đối tượng truy nã người Trung Quốc tên là Zhang Li.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra hành chính tại Chung cư Empire, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Từ thông tin thu thập được, lãnh đạo Phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài đã cử tổ trinh sát, giám sát hành vi của đối tượng nghi vấn. Qua theo dõi, các trinh sát phát hiện vào tối 8/11, đối tượng nghi vấn không về ngủ đêm tại căn hộ thuộc chung cư Midori.
Mở rộng xác minh, các trinh sát phát hiện đối tượng nghi vấn đã di chuyển đến khách sạn Hoàng Cung, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một.
Ngày 9/11, được sự đồng ý của lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh, tổ công tác của Phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã tiến hành kiểm tra hành chính đối tượng nghi là Zhang Li.
Video đang HOT
Tại thời điểm kiểm tra, đối tượng không xuất trình được hộ chiếu mà chỉ cung cấp được ảnh hộ chiếu mang thông tin của Zhang Li. Qua nhận dạng thực tế giữa đương sự và ảnh đối tượng Zhang Li, các trinh sát xác định không phải là một người. Lúc này, nhiều giả thuyết đã được tổ công tác đặt ra, trong đó có nghi vấn đối tượng này sử dụng nhân thân của Zhang Li.
“Trong quá trình làm việc, đối tượng nghi vấn tự nhận mình là Zhang Li. Đối tượng cho biết, trước đó, đã kết hôn với vợ là Võ Nguyễn X X mục đích để xin cấp giấy miễn thị thực, có thời hạn tạm trú lâu dài tại Việt Nam…” một trinh sát Phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho biết.
Đối tượng Zhang Li (áo trắng, đứng thứ 4, từ trái sang phải).
Song trước những câu hỏi hóc búa của trinh sát Cục Quản lý xuất nhập cảnh, đương sự đã thừa nhận tên thật là Tang Yiyun. Tang Yiyun nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ 2022; đối tượng sử dụng thông tin hộ chiếu của Zhang Li để khai báo tạm trú tại Việt Nam…
Trước diễn biến sự việc nêu trên, bài toán đặt ra cho các trinh sát là phải nhanh chóng truy tìm được Zhang Li “thật” trước khi đối tượng biết thông tin đã bị “động”. Một số đầu mối truy tìm Zhang Li “thật” đã tiến hành rà soát kỹ lưỡng và kết hợp sử dụng các biện pháp nghiệp vụ. Qúa trình rà soát, tổ công tác đã phát hiện Zhang Li “thật” – đối tượng truy nã của Trung Quốc tạm trú tại một căn hộ ở Chung cư Empire, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Sau khi phối hợp Công an phường Thủ Thiêm, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Hồ Chí Minh sử dụng biện pháp kiểm tra; xác định đó đúng là Zhang Li, tổ công tác đã tiến hành thủ tục tạm giữ theo quy trình. Tại cơ quan Công an, Zhang Li đã khai quá trình nhập cảnh, cư trú và hoạt động của đương sự tại Việt Nam.
Từ các thông tin thu thập được, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã tiến hành trao đổi phía Trung Quốc về 2 đối tượng nêu trên. Qua trao đổi, cơ quan chức năng Trung Quốc thông tin cả 2 đối tượng đều thuộc diện truy nã của Trung Quốc. Sau khi đã có kết quả chính thức, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã di lí Zhang Li ra Hà Nội và phối hợp các đơn vị làm các thủ tục để bàn giao cho Trung Quốc theo quy định.Đối với Tang Yiyun, do đương sự không có hộ chiếu, giấy tờ có giá trị pháp lý nên trước mắt Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã bàn giao cho Công an tỉnh Bình Dương trong thời gian Cục Quản lý xuất nhập cảnh phối hợp các đơn vị xử lý theo quy định.
Quá trình xác minh, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng rất gian xảo trong việc che dấu thân phận như khai báo nhiều địa chỉ tạm trú để đánh lạc hướng, hầu hết di chuyển, hoạt động trong đêm…, nhưng nhờ sự nhạy bén trong nghiệp vụ, tinh thần quyết tâm, trách nhiệm, lực lượng trinh sát Phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã xác minh và bắt giữ 2 đối tượng truy nã của nước ngoài.
Quyết liệt đấu tranh, nhân văn trong xử lý (Bài cuối)
Để chủ động trong công tác nắm tình hình, phát hiện, kiên quyết đấu tranh, xử lý triệt để hoạt động tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến xuất nhập cảnh của người nước ngoài (NNN), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành kế hoạch cao điểm tấn công tội phạm.
Mặc dù còn nhiều khó khăn song bước đầu cao điểm đã phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN phục vụ công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm và bảo đảm an ninh quốc gia.
Làm tốt công tác nắm tình hình
Đại tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng phòng Quản lý NNN cho biết, thời gian qua, sau khi chính sách về thị thực điện tử được triển khai, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng, đa dạng về mục đích, quốc tịch.
Số lượng NNN nhập cảnh 6 tháng đầu năm 2024 đạt 8,8 triệu lượt, tăng 58.4% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 4.1% so với cùng kỳ năm 2019.
Cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh tiến hành công tác kiểm tra hành chính.
Cùng với những tín hiệu tích cực trong phát triển du lịch, kinh tế khi NNN nhập cảnh tăng, số NNN có hoạt động phức tạp cũng gia tăng, như NNN sử dụng không gian mạng để hoạt động vi phạm pháp luật (lừa đảo, đánh bạc, xâm phạm thuần phong mỹ tục...) ngày càng phổ biến với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn đã được phát hiện tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh... NNN hoạt động đúng mục đích, chương trình đã đăng ký, chủ yếu tìm việc làm, cư trú, lao động trái phép và có hoạt động phức tạp, vi phạm pháp luật, gây mất ANTT - an toàn xã hội (ATXH) ở Việt Nam.
Sau khi triển khai cao điểm, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã thực hiện chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi trong công tác kiểm tra, xét duyệt nhân sự cho NNN nhập cảnh; phát hiện, kiên quyết từ chối những trường hợp khai không đúng sự thật; lợi dụng chính sách thị thực điện tử để nhập cảnh hoạt động vi phạm pháp luật; kiểm soát nhập cảnh chặt chẽ tại các cảng hàng không quốc tế. Đồng thời, đơn vị đã tích cực phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp người nước ngoài xuất nhập cảnh trái phép, vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh. Điều tra, làm rõ phương thức, thủ đoạn, đối tượng tổ chức đưa NNN nhập cảnh trái phép...
Phòng Quản lý NNN đã trao đổi với Công an các địa phương để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh. Bên cạnh đó, đã trao đổi với lực lượng Bộ đội Biên phòng để tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới, kịp thời phát hiện, xử lý người nhập cảnh trái phép. Chủ động phối hợp với tổ chức di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam để đề nghị hỗ trợ kinh phí trong xử lý các trường hợp NNN vi phạm không có khả năng tài chính để mua vé máy bay về nước.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Công an các địa phương mà nòng cốt là lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh đã triển khai đồng bộ các lực lượng, biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình; chủ động phòng ngừa các đối tượng NNN hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công an các địa phương đã tham mưu Đảng uỷ Công an tỉnh, thành phố, chỉ đạo, phối hợp các sở, ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn tăng cường công tác quản lý cư trú, hoạt động của NNN tại Việt Nam; cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm NNN. Đồng thời, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh; quản lý lao động NNN tại Việt Nam.
Tại đợt cao điểm này, Công an địa phương đã được giao nhiệm vụ phát huy vai trò của Công an cấp cơ sở, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện vụ việc; rà soát các địa bàn có dấu hiệu hình thành điểm nóng về ANTT liên quan đến NNN, số quá hạn tạm trú, số hoạt động phức tạp; chủ động tuyên truyền cho công dân bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt của nhân dân địa phương (khẩu hiệu, áp phích, tranh tuyên truyền, phát thanh, các bài viết trên báo, mạng xã hội...) về công tác phòng ngừa và phát hiện hoạt động tội phạm liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN tại địa bàn.
Cuộc đấu tranh mang "bản sắc Công an Việt Nam"
Trong thời gian ngắn, ngay sau khi triển khai thực hiện cao điểm, Công an các địa phương đã rà soát hàng chục NNN vi phạm pháp luật. Trong đó, đáng chú ý Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 60 NNN không khai báo tạm trú, 11 NNN quá hạn tạm trú; Công an tỉnh Bình Dương phát hiện 2 người Ghana quá hạn tạm trú; Công an tỉnh Bắc Ninh xử lý 2 người Siera Leon quá hạn tạm trú dài ngày; Công an TP Hà Nội phát hiện 8 người Nigieria không khai báo tạm trú và đã quá hạn tạm trú... 1 trường hợp người Camerun nghi vấn in tiền giả, một nhóm người Iran lợi dụng việc đổi ngoại tệ để lừa đảo xảy ra tại các tỉnh TP như: TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình...
Thời gian gần đây, Công an các địa phương đã phát hiện nhóm người Iran trong đó có 3 người lớn (2 nam, 1 nữ) cùng 2 trẻ em, có hành vi trộm cắp, cướp giật tiền ở một số địa phương như: Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình... Các đối tượng tập trung thành nhóm hoặc gia đình, thuê khách sạn cùng nhau. Hoạt động chủ yếu nhằm vào các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn đề nghị đổi tiền từ USD sang VND hoặc những tiền mệnh giá lớn và lợi dụng người bán hàng mất cảnh giác hay bị đối tượng trong nhóm tác động làm phân tâm, thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền. Việc xử lý đối với các đối tượng là hết sức khó khăn (vì hầu hết các vụ việc được phát hiện khi các đối tượng đã rời khỏi hiện trường, thiếu chứng cứ); đặc biệt các đối tượng mang theo trẻ em (để tạo sức ép cho các cơ quan chức năng).
Tuy hiệu quả bước đầu đã đạt được song lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh vẫn còn nhiều trăn trở. Trao đổi với tôi, Đại tá Đặng Tuấn Việt, Phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh chia sẻ: Công tác đấu tranh hoạt động tội phạm liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN còn gặp nhiều khó khăn do số lượng NNN nhập cảnh ngày càng tăng. Nhiều trường hợp NNN vi phạm pháp luật không hợp tác, thậm chí còn hướng dẫn nhau biện pháp đối phó khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý về hành vi sử dụng chứng nhận tạm trú quá thời hạn...
Đại tá Đặng Tuấn Việt chia sẻ câu chuyện, vì lý do nhân đạo, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã tạo điều kiện cho 2 vợ chồng người Nigieria được gia hạn tạm trú ở Việt Nam thêm 3 tháng do người vợ mới sinh con, không thể xuất cảnh ngay. Tuy nhiên, sau 5 tháng, 2 trường hợp này không hợp tác, không liên hệ Đại sứ quán Nigieria tại Hà Nội cấp Giấy thông hành cho cháu bé mới sinh để về nước. Cục Quản lý xuất nhập cảnh vừa thông qua Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao sử dụng biện pháp ngoại giao, vừa áp dụng biện pháp động viên, thuyết phục họ về nước để tránh phát sinh tiền lệ xấu.
Trong sự vất vả, khó khăn ấy luôn có những câu chuyện thấm đẫm tình người, nhân văn của các cán bộ làm công tác quản lý NNN. Mới đây, trường hợp của công dân Nigeria tên là Ifeanyi, ngày 17/4/2024, vào Việt Nam với mong muốn tìm được một công việc ổn định nhưng khi vào đây, người đàn ông ngoại quốc mới biết rằng đã bị lừa đảo. Ngay sau khi phát hiện bị lừa, anh ta đã ra sân bay để trở về nước. Khi đến nơi, người đàn ông mới biết rằng, vé khứ hồi của anh ta đã được hoàn trả cho đại lý... Vậy là người đàn ông bị mắc kẹt tại Việt Nam. Là một giáo viên bán thời gian và kỹ thuật viên máy tính ở Nigieria, trước khi sang Việt Nam, người đàn ông đã chuẩn bị bài giảng với háo hức cho một công việc giảng dạy ở Việt Nam nhưng rồi nỗ lực đã vô ích. Ngày 14/5, người đàn ông tìm đến Đại sứ quán Nigieria tại Việt Nam mong tìm kiếm sự hỗ trợ nhưng nhận được thông báo rằng họ không thể giúp được gì. Khi làm việc với người đàn ông này, các cán bộ Phòng Quản lý NNN đặc biệt cảm thông với hoàn cảnh của anh ta. Sau đó, đơn vị đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đàn ông được vào cơ sở lưu trú, chờ cơ hội đoàn tụ cùng với gia đình.
Trong thời gian tới, công việc và nhiệm vụ còn gian nan và không ít khó khăn, song dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, CBCS Phòng Quản lý NNN sẽ tiếp tục nỗ lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bắt vụ tổ chức cho người nước ngoài xuất cảnh chui Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia......